Tề Huệ công

Tề Huệ công
齊惠公
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Tề
Trị vì608 TCN599 TCN
Tiền nhiệmTề Ý công
Kế nhiệmTề Khoảnh công
Thông tin chung
Mất599 TCN
Trung Quốc
Hậu duệ
Tên thật
Khương Nguyên (姜元)
Thụy hiệu
Huệ công (惠公)
Chính quyềnnước Tề
Thân phụTề Hoàn công
Thân mẫuThiếu Vệ cơ

Tề Huệ công (chữ Hán: 齊惠公; cai trị: 608 TCN599 TCN[1]), tên thật là Khương Nguyên (姜元), là vị vua thứ 22 của nước Tề - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con trai thứ hai của Tề Hoàn công – vua thứ 16 nước Tề và là em của Khương Vô Khuy, anh của các vua Tề Hiếu công, Tề Chiêu côngTề Ý công. Mẹ ông là bà Thiếu Vệ cơ[2].

Năm 643 TCN, vua cha Tề Hoàn công mất. Khương Vô Khuy được Dịch Nha lập làm vua. Khương Nguyên cùng các em là Khương PhanKhương Thương Nhân cùng tranh chấp ngôi vua với Khương Vô Khuy. Nhưng sau đó Tống Tương công hỗ trợ thế tử Chiêu về giết Vô Khuy giành lại ngôi vua, tức là Tề Hiếu công. Khương Nguyên và các em đều quy phục.

Ngôi vua lần lượt truyền cho các em ông. Tháng 5 năm 609 TCN, Tề Ý công (Thương Nhân) bị Bính Xúc và Diêm Chức giết chết. Người nước Tề bèn lập Khương Nguyên lên làm vua, tức là Tề Huệ công. Ông trở thành vua Tề 35 năm sau khi vua cha Tề Hoàn công mất và là người con thứ năm của Hoàn công kế tục ngôi vua.

Để tăng cường quan hệ ngoại giao, Tề Huệ công chủ động đi lại với nước Lỗ - vốn có thù oán nhiều đời với Tề. Lỗ Tuyên công mang nhiều ruộng sang hiến cho nước Tề để lấy lòng. Sau đó khi Tề đi đánh nước Lai, Lỗ Tuyên công cũng mang quân giúp.

Sau này, Tề Huệ công thấy nước Lỗ quy phục nên lần lượt trả lại ruộng cho nước Lỗ ở đất Vân, Hoan và Quy Âm.

Cũng như các đời vua trước, trong thời gian ở ngôi, Tề Huệ công cũng phải đối phó với sự xâm lấn biên giới của người nước Địch ở phía bắc.

Mùa hè năm 599 TCN, Tề Huệ công qua đời. Ông ở ngôi tất cả 10 năm. Con ông là Khương Vô Giã lên nối ngôi, tức là Tề Khoảnh công.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Tề Thái công thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 3, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Tề Thái công thế gia; Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 24
  2. ^ Tề Hoàn công có hai người vợ đều là người nước Vệ. Bà trước sinh ra Vô Khuy gọi là Trưởng Vệ cơ
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Adara - Magenta Meteor Artery Gear: Fusion
Sở hữu năng lực xoá buff diện rộng kèm hiệu ứng Speed Reduction, đặc biệt là rush action cực khủng
Những đôi môi gây nghiện
Những đôi môi gây nghiện
Đắm chìm vào sự ngọt ngào của những đôi môi
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Vì sao vẫn cứ mãi là cẩu độc thân
Sống hơn 20 năm rồi, quả là càng sống càng hiểu, hãy thử tổng kết lại vài nguyên nhân nào.
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba