Tề (nước)

Xem Tề (định hướng) về các nghĩa khác của từ "Tề".
Tề
Tên bản ngữ
  • 齊國
1046 TCN–221 TCN
Bản đồ các nước cuối thời Xuân Thu
Bản đồ các nước cuối thời Xuân Thu
Vị thếCông quốc, Vương quốc
Thủ đôDoanh Khâu (臨淄; nay là phía bắc trấn Lâm Truy, quận Lâm Truy, tỉnh Sơn Đông)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Trung cổ đại
Tôn giáo chính
Tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên
Chính trị
Chính phủQuân chủ, phong kiến
Công rồi Vương 
Lịch sử 
• Nhà Chu phân phong
1046 TCN
• Bị nước Tần tiêu diệt
221 TCN
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền Trung Quốc
Tiền thân
Kế tục
Nhà Chu
Nhà Tần

Tề (Phồn thể: 齊國; Giản thể: 齐国) là một quốc gia chư hầu của nhà Chu từ thời kỳ Xuân Thu đến tận thời kì Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Lãnh thổ của quốc gia này hiện tương ứng với đại bộ phận tỉnh Sơn Đông.

Đất nước này khởi đầu từ Khương Tử Nha, khai quốc công thần giúp Chu Vũ vương lập nên nhà Chu, nước Tề là đất phong của Khương Tử Nha theo lệ phân phong của nhà Chu, truyền đi đời đời. Thời Xuân Thu, nước Tề trứ danh là một chư hầu mạnh dưới thời kỳ của Tề Hoàn công, một trong Ngũ bá. Trong thời kỳ Chiến Quốc, nước Tề đổi từ họ Khương sang họ Điền với vị quân chủ Thái công Điền Hòa, nước Tề cũng nổi lên như là một nhà nước hùng mạnh, được sử sách coi là một trong số 7 quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất thời kỳ đó, tức Chiến Quốc Thất hùng.

Năm 221 TCN, nước Tề bị nước Tần diệt, là quốc gia cuối cùng bị Tần Thủy Hoàng chinh phục.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 260 TCN
  Tề (Qi)

Vào khoảng thế kỷ 11 TCN, Tề được thành lập một thời gian ngắn sau khi nhà Chu ra đời, là phần thưởng của vua Chu Vũ Vương ban cho Khương Thái Công Lã Vọng. Ban đầu vùng đất phong cho Lã Vọng là Tề (nay thuộc tỉnh Hồ Nam) nên sử gọi nước này là Tề. Sau khi Chu Vũ Vương chết thì xảy ra Loạn tam Giám. Chu công Cơ Đán phải thân chinh sang phía đông dẹp loạn. Sau khi dẹp loạn song, nhằm mục đích trấn áp các thế lực địa phương, Chu công đã cho di dời Tề tới vùng bán đảo Sơn Đông.

Suốt thời Xuân ThuChiến Quốc, nước Tề là một nước chư hầu mạnh do khả năng đương đầu với những kẻ thù lớn bên cạnh như SởTần. Kinh đô nước này đóng tại Doanh Khâu (nay là trấn Lâm Truy của quận Lâm Truy, địa cấp thị Truy Bác, tỉnh Sơn Đông). Nước Tề thuộc quyền cai trị của họ Khương trong hơn 600 năm nên sử gọi giai đoạn này là Khương Tề.

Giản đồ các nước thời Chiến Quốc[1]

Sau đó Điền Hòa, hậu duệ của một quý tộc cũ nước TrầnĐiền Kính Trọng lưu vong sang Tề và được vua Tề phong làm lãnh chúa ở đất Điền), đã phế bỏ Tề Khang công năm 391 TCN. Đến năm 386 TCN, Điền Hòa tự lập làm quốc quân. Năm 385 TCN, Chu An Vương buộc phải ban cho Điền Hòa chức Tề hầu. Từ đây trở đi sử gọi là Điền Tề.

Năm 288 TCN, Tề Mẫn vương tuyên bố làm Đông đế (Hoàng đế phía Đông), còn vua Tần Chiêu Tương vương tự xưng Tây đế (Hoàng đế phía tây). Tuy nhiên vì e dè sự tấn công của các nước khác, vua Tề nhanh chóng trở lại xưng Vương, vua Tần cũng e ngại nên sau 3 tháng lại quay về hiệu Vương như cũ.

Năm 284 TCN, Yên Chiêu vương dùng Nhạc Nghị làm thượng tướng quân, hợp quân các nước Yên, Tần, Hàn, Triệu, Ngụy tấn công Tề, tiến vào Lâm Truy, liên tục hạ trên 70 thành trì của Tề. Tôn thất nước Tề chạy tới Cử và Tức Mặc. Tề Mẫn vương chạy tới Cử, bị Náo Xỉ giết chết. Vương tôn Cổ cùng người đất Cử giết Náo Xỉ, lập con của Mẫn vương là Pháp Chương làm Tề vương, tức Tề Tương vương. Yên dẫn quân sang phía đông bao vây Tức Mặc, quân sĩ trong thành cử Điền Đan làm tướng. Quân hai bên giằng co trong vòng 5 năm.

Năm 279 TCN, Điền Đan tổ chức phản công, sử dụng "hỏa ngưu trận" đánh bại quân Yên, thu phục lại các thành trì cùng đất đai trước đó của Tề. Nước Tề tuy được phục hồi, nhưng nguyên khí đã suy kiệt, từ đó trở đi không thể sánh cùng Tần.

Năm 221 TCN, nước Tề chính thức bị Tần diệt vong. Đây cũng là quốc gia cuối cùng trong Thất hùng bị Tần diệt, sự đầu hàng của nước Tề dẫn tới việc thống nhất hoàn toàn Trung Quốc dưới tay Tần Thủy Hoàng.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách quân chủ nước Tề

[sửa | sửa mã nguồn]

Khương Tề

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu Họ tên Thời gian trị vì Số năm
Tề Thái công Khương Thượng, tự Tử Nha ?-1000 TCN ?
Tề Đinh công Khương Cấp (hay Khương Cập) 999 TCN-? ?
Tề Ất công Khương Đắc ? —? ?
Tề Quý công Khương Từ Mẫu ? —? ?
Tề Ai công Khương Bất Thần (hay Khương Bất Thìn) ? —863 TCN ?
Tề Hồ công Khương Tĩnh 862 TCN860 TCN 3
Tề Hiến công Khương Sơn 859 TCN851 TCN 9
Tề Vũ công Khương Thọ 850 TCN825 TCN 26
Tề Lệ công Khương Vô Kị 824 TCN816 TCN 9
Tề Văn công Khương Xích 815 TCN804 TCN 12
Tề Thành công Khương Thoát (hay Khương Thuyết) 803 TCN795 TCN 9
Tề Trang công Khương Cấu 794 TCN731 TCN 64
Tề Hy công Khương Lộc Phủ 730 TCN698 TCN 33
Tề Tương công Khương Chư Nhi 697 TCN686 TCN 12
Tề Vô Tri Khương Vô Tri 686 TCN 2 tháng
Tề Hoàn công Khương Tiểu Bạch 685 TCN643 TCN 43
Tề Vô Khuy Khương Vô Quỷ 642 TCN 3 tháng
Tề Hiếu công Khương Chiêu 642 TCN633 TCN 10
Tề Chiêu công Khương Phan 632 TCN614 TCN 19
Tề Xá Khương Xá 614 TCN 5 tháng
Tề Ý công Khương Thương Nhân 613 TCN610 TCN 4
Tề Huệ công Khương Nguyên 609 TCN600 TCN 10
Tề Khoảnh công Khương Vô Dã 599 TCN582 TCN 17
Tề Linh công Khương Hoàn 581 TCN554 TCN 28
Tề Trang công Khương Quang 553 TCN548 TCN 6
Tề Cảnh công Khương Xử Cữu 547 TCN490 TCN 58
Tề An Nhũ Tử Khương Đồ 489 TCN 10 tháng
Tề Điệu công Khương Dương Sinh 488 TCN485 TCN 4
Tề Giản công Khương Nhâm 484 TCN481 TCN 4
Tề Bình công Khương Ngao 480 TCN456 TCN 25
Tề Tuyên công Khương Tích 455 TCN405 TCN 51
Tề Khang công Khương Thải 404 TCN378 TCN 26

Điền Tề

[sửa | sửa mã nguồn]


Thủ lĩnh họ Điền

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu Họ tên Số năm Thời gian Quan hệ
Điền Kính Trọng Trần Hoàn Con Trần Lệ công
Điền Mạnh Di Điền Trĩ Con Trần Hoàn
Điền Mạnh Trang Điền Mẫn Con Điền Trĩ
Điền Văn tử Điền Tu Vô ?─545 TCN Con Điền Mẫn
Điền Hoàn tử Điền Vô Vũ ?─532 TCN Con Điền Tu Vô
Điền Vũ tử Điền Khai ?─516 TCN Con Điền Vô Vũ
Điền Hi tử Điền Khất ?─484 TCN Con Điền Vô Vũ, em Điền Khai
Điền Thành tử Điền Hằng
Sử ký do kị húy Hán Văn Đế đổi thành Điền Thường
?─468 TCN Con Điền Khất
Điền Tương tử Điền Bàn
Từ Quảng cho rằng còn có tên là Điền Kí
《Thế bản》 gọi là Điền Ban
Con Điền Hằng
Điền Trang tử Điền Bạch
《Thế bản》 gọi là Điền Bá
?─411 TCN Con Điền Bàn
Điền Điệu tử? 6 410 TCN405 TCN Có thể là con Điền Bạch
Tề Thái công Điền Hòa 20 405 TCN386 TCN Con Điền Bạch

Vua Điền Tề

[sửa | sửa mã nguồn]
Thụy hiệu Họ tên Thời gian trị vì Số năm
Thái công
(太公)
Điền Hòa (田和) 385 TCN384 TCN 2
Phế Công
(廢公)
Điền Diệm (田剡) 384 TNC—375 TCN 9
Hiếu Vũ Hoàn Công
(孝武桓公)
Điền Ngọ (田午) 383 TCN378 TCN 6
Uy vương (威王) Điền Nhân Tề (田因齊) 377 TCN342 TCN 36
Tuyên Vương (宣王) Điền Cương (田疆) 342 TCN323 TCN 19
Mẫn vương (湣王) Điền Địa (田地) 323 TCN284 TCN 40
Tương vương (襄王) Điền Pháp Chương (田法章) 283 TCN265 TCN 19
Kính vương (敬王) Điền Kiến (田建) 264 TCN221 TCN 44

Thế phả quân chủ nước Tề

[sửa | sửa mã nguồn]


Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ ”MDBG”, Sökord: 战国策

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Dù không phải là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam nhưng khi nhắc đến Shopee, ai cũng hiểu ngay đó là nơi mua sắm trực tuyến đầy đủ mặt hàng và tiện lợi nhất.
Shadow Of Death: Premium Games
Shadow Of Death: Premium Games
Trong tựa game này người chơi sẽ vào vai một người chiến binh quả cảm trên chuyến hành trình chiến đấu và cố gắng dẹp tan bè lũ hắc ám ra khỏi vương quốc
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau