Ở La Mã cổ đại, tỉnh (tiếng Latin: provincia, số nhiều provinciae) là một đơn vị hành chính và lãnh thổ lớn nhất bên ngoài Italia của đế quốc cho đến thời Tetrarchy (khoảng 296). Từ province (tỉnh) trong tiếng Anh bắt nguồn từ từ provincia của người La Mã.
Các tỉnh này thường được cai trị bởi những thành viên cao cấp của viện nguyên lão, thường là các cựu chấp chính quan hoặc pháp quan. Có một ngoại lệ là tỉnh Ai Cập, được Augustus sáp nhập vào La Mã sau cái chết của Cleopatra: tỉnh này do một người thuộc giai cấp kỵ sĩ La Mã cai trị, có thể là nhằm ngăn cản tham vọng của viện nguyên lão. Tuy là hy hữu nhưng ngoại lệ này cũng không đi ngược lại luật La Mã vì Ai Cập được xem là tài sản cá nhân của Augustus, tiếp nối truyền thống của các vị vua Hy Lạp trước đó.
Vùng đất Gallia Cisalpina (nằm ở miền Bắc nước Italia) bị Cộng hòa La Mã chiếm đóng vào khoảng năm 220 TCN, trở thành một phần de facto của tỉnh Italia về mặt địa lý, tuy nhiên trên danh nghĩa và về mặt chính trị thì lại là một tỉnh riêng biệt. Tỉnh này được tam hùng Augustus sáp nhập cách hợp pháp vào tỉnh Italia vào năm 42 TCN, thông qua sự kiện phê chuẩn các đạo luật chưa được ông bố của Caesar (Acta Caesaris).