Tống Chiêu công (Xuân Thu)

Tống Chiêu công
宋昭公
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Tống
Trị vì619 TCN - 611 TCN
Tiền nhiệmTống Tử Ngữ
Kế nhiệmTống Văn công
Thông tin chung
Mất611 TCN
Đất Mạnh Chư (Trung Quốc ngày xưa)
Tên thật
Tử Xữ Cữu (子杵臼)
Thụy hiệu
Chiêu công (昭公)
Chính quyềnnước Tống
Thân phụTống Thành công

Tống Chiêu công (chữ Hán: 宋昭公; trị vì: 619 TCN-611 TCN)[1][2]), tên thật là Tử Xữ Cữu (子杵臼), là vị vua thứ 23 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Tử Xữ Cữu là con thứ của Tống Thành công, vị vua thứ 21 của nước Tống[1].

Lên ngôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 620 TCN, vua cha Tống Thành công qua đời, em Thành công là Tử Ngữ (tức chú của Xử Cữu) giết chết thế tử của Thành công và Tư mã Công tôn Cố rồi tự lập lên ngôi, tức Tống Tử Ngữ. Cùng năm đó, người nước Tống hợp sức giết Tử Ngữ và lập Xử Cữu làm vua, tức Tống Chiêu công.

Quan hệ với chư hầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 618 TCN, Sở Mục vương phát quân đánh Trịnh. Tống Chiêu công theo sự kêu gọi của nước Tấn, phát binh hội chư hầu các nước Lỗ, Vệ, Hứa đi cứu Trịnh. Trong khi quân các nước chưa tới thì quân Sở đã thắng, Trịnh Mục công phải xin giảng hòa. Sở Mục vương lui quân.

Theo Sử ký, năm 615 TCN, quân Tống đánh bại quân Duyên Tư (một nhánh của nước Địch) ở Trường Khâu[1].

Mất ngôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà nội Chiêu công là Vương cơ - vợ Tống Tương công – tham dự quyền chính và mâu thuẫn với ông. Năm 619 TCN, Vương cơ trọng dụng họ Đái, lệnh giết mấy người cháu nội mà mình không vừa ý, đồng thời là bề tôi thân cận của Chiêu công, gồm có Khổng Thúc, Công Tôn Chung Ly, công tử Ngang. Một người khác trong số đó là Đãng Ý Chư phải bỏ chạy sang nước Lỗ. Tống Chiêu công bèn sai người gọi Đãng Ý Chư về cho giữ chức vụ như cũ[3].

Tống Chiêu công có người em là Tử Bào đẹp trai, biết lễ nghĩa, kết giao với nhiều quý tộc và đại phu trong nước. Bà nội ông là Vương cơ thích Bào, muốn thông dâm, tuy không được toại nguyện nhưng vẫn vì yêu Bào mà bỏ tiền giúp Bào việc phát lương thực cho dân nghèo và giao hảo với các quan lại trong nước nhằm làm tăng uy tín cho Bào[4].

Trong khi đó, Tống Chiêu công lại thiếu uy tín với nhân dân vì mải chơi bời[1]. Năm 611 TCN, bà nội dụ ông đi săn để giết. Tống Chiêu công biết ý đồ của bà nội, bèn mang theo đồ quý đi săn. Bầy tôi Đãng Y Chư khuyên ông nên trốn sang nước khác, ông không đồng tình vì biết mình không được lòng mọi người và không muốn khuất thân ở dưới vua nước khác, nên cứ di săn.

Khi đi săn ở Mạnh Chữ, Tống Chiêu công mang đồ quý phát hết cho những người theo hầu và bảo họ hãy trốn. Bà nội Vương Cơ sai người chỉ huy cuộc săn giết chết ông và Đãng Y Chư.

Tống Chiêu công làm vua được 9 năm thì bị giết. Em ông là Bào được bà nội lập lên ngôi, tức là Tống Văn công.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Tống Vi tử thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 3, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Sử ký, Tống Vi tử thế gia
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn
  3. ^ Xuân Thu tam truyện, tập 3, tr 53
  4. ^ Xuân Thu tam truyện, tập 3, tr 107
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
Khi nào ta nên từ bỏ một mối quan hệ
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa
Data Analytics:
Data Analytics: "Miền đất hứa" cho sinh viên Kinh tế và những điều cần biết
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những khái niệm liên quan như IoT (Internet of Things), Big Data
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius