Tổng tuyển cử Myanmar 2020

Tổng tuyển cử Myanmar 2020

← 2015 8 tháng 11 năm 2020 Tiếp theo →

315 trong số 440 ghế của Viện Nhân dân
221 ghế để chiếm đa số
161 trong số 224 ghế của Viện Dân tộc[1]
113 ghế để chiếm đa số
  Đảng thứ nhất Đảng thứ hai
 
Lãnh đạo Aung San Suu Kyi Than Htay
Đảng NLD Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang
Lãnh đạo từ 27 tháng 9 năm 1988 23 tháng 8 năm 2016
Ghế lãnh đạo Kawhmu Ran in Zeyathiri
Bầu cử trước 255 Viện Nhân dân / 135 Viện Dân tộc 30 Viện Nhân dân / 11 Viện Dân tộc
Số ghế giành được 258 Viện Nhân dân / 138 Viện Dân tộc 26 Viện Nhân dân / 7 Viện Dân tộc
Số ghế thay đổi Tăng 3 Viện Nhân dân / Tăng 3 Viện Dân tộc Giảm 4 Viện Nhân dân / Giảm 4 Viện Dân tộc

Kết quả bầu cử Viện Nhân dân, Viện Dân tộc và các nghị viện bang và vùng

Tổng thống trước bầu cử

Win Myint
NLD

Tổng thống sau bầu cử

Kết quả bầu cử bị hủy bỏ
Myint Swe (USDP) giữ
Quyền Tổng thống

Tổng tuyển cử được tổ chức tại Myanmar vào ngày 8 tháng 11 năm 2020 để bầu các nghị sĩ dân cử của Viện Dân tộcViện Nhân dân của Quốc hội Liên bang Myanmar cùng với nghị viện của các bang và vùng của Myanmar. Một số dân tộc thiểu số của một số bang và vùng cũng bầu các đại diện dân tộc vào nghị viện bang và vùng vào cùng ngày. Tổng cộng có 1.171 ghế ở cấp quốc gia, bang và vùng được tranh cử. Việc bỏ phiếu được tiến hành ở tất cả các thị trấn, bao gồm các khu tự trị và thậm chí những khu vực có xung đột.[2]

Ngày 1 tháng 2 năm 2021, Tatmadaw vô căn cứ[3] bác bỏ kết quả bầu cử và tiến hành đảo chính phế truất Cố vấn nhà nước Aung San Suu KyiTổng thống Win Myint. Phó Tổng thống Myint Swe, một người thân quân đội, giữ Quyền Tổng thống và chuyển giao quyền lực cho Tổng tư lệnh Dịch vụ Phòng vệ Min Aung Hlaing theo các điều khoản hiến pháp về tình trạng khẩn cấp.[4][5] Sau đó, quân đội hủy bỏ kết quả bầu cử[6] và cam kết sẽ tổ chức tổng tuyển cử mới vào năm 2023.[7] Tuy nhiên, quân đội đã kéo dài tình trạng khẩn cấp và trì hoãn cuộc tổng tuyển cử.[8][9]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phần lớn lịch sử độc lập, Myanmar chịu sự cai trị của một chế độ độc tài toàn trị hoặc một chính phủ quân quản. Cuộc tổng tuyển cử năm 1990 là cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Myanmar nhưng bị quân đội hủy bỏ. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Aung San Suu Kyi giành được 255 ghế trong Viện Nhân dân và 135 ghế trong Viện Dân tộc, đạt đủ hai phần ba số phiếu cần thiết trong đại cử tri đoàn để bầu ứng cử viên của mình làm tổng thống và phó tổng thống thứ hai. Mặc dù không được giữ chức vụ tổng thống theo quy định của hiến pháp, nhưng Aung San Suu Kyi được bổ nhiệm làm cố vấn nhà nước, một chức vụ tương đương thủ tướng.[10]

Cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong thời kỳ đại dịch COVID-19 trước bối cảnh chính phủ bị chỉ trích về xung đột Rohingya và cuộc đàn áp người Rohingya. Ngoài ra, chính phủ cũng bị chỉ trích vì hạn chế quyền tự do báo chí và không giải quyết được các vấn đề kinh tế, gây nghi ngờ về cam kết cải cách được đưa ra trong chiến dịch tranh cử.[11][12][13]

Xung đột Rohingya

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi thắng cử vào năm 2015, Aung San Suu KyiLiên minh Quốc gia vì Dân chủ đã bị truyền thông và các tổ chức quốc tế bao gồm Liên Hợp Quốc, Tòa án Hình sự Quốc tếÂn xá Quốc tế chỉ trích vì không ngăn chặn cuộc đàn áp người Rohingya, một dân tộc thiểu số chủ yếu theo Hồi giáoRakhine.[14][15][16][17][18][19][20][21][22][23][24] Quân đội được cho là chi phối khu vực[25][26] và đã bị cáo buộc là phạm tội ác chống lại loài ngườidiệt chủng.[27][28][29][30][31][32] Trong cuộc xung đột, hơn 25.000 người đã thiệt mạng, hàng chục nghìn người khác bị thương hoặc phải chịu bạo lực tình dục[33] và hơn 725.000 người đã phải rời khỏi Myanmar, chủ yếu là đến Bangladesh. Hoạt động truyền thông trong tỉnh bị chính quyền hạn chế, kiểm duyệt gắt gao. Hiện tại, chính phủ Myanmar từ chối cấp quốc tịch cho người Rohingya với lý do họ là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, mặc dù có bằng chứng cho thấy người Rohingya đã sinh sống ở khu vực này trong nhiều thế kỷ. Trong trường hợp hiếm hoi mà một người Rohingya có quốc tịch, chính phủ thường xuyên từ chối công nhận giấy tờ của họ.[34]

Vấn đề kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Quỹ Tiền tệ Quốc tế lưu ý những vấn đề sau đây về tình hình kinh tế của Myanmar:[35]

  • Xuất khẩu, kiều hối và lượng du khách giảm mạnh về do đại dịch COVID-19. Hoạt động kinh tế trong nước bị hạn chế do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, gần bốn trong số năm người lao động ở Myanmar làm việc trong khu vực phi chính thức, không được tiếp cận với mạng lưới an sinh xã hội để ứng phó với mọi hậu quả kinh tế.
  • Khí đốt tự nhiên chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu và 20% thu ngân sách nhà nước trong năm tài chính 2018/19. Do giá giảm vào năm 2020, tài khoản hiện tại và vị thế tài chính của Myanmar trở nên khó khăn hơn.
  • Đồng kyat tăng giá trái ngược với xu hướng trong khu vực do thâm hụt thương mại của Myanmar thu hẹp. Tuy nhiên, xu hướng này hiện bắt đầu giảm bớt và có thể tiếp tục khi nhập khẩu tăng và nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi. Đồng thời, dự trữ ngoại hối của Myanmar vẫn còn thấp mặc dù chính phủ đã can thiệp thị trường ngoại hối từ cuối năm ngoái.

Đại dịch COVID-19

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến đầu tháng 7 năm 2020, Myanmar chỉ ghi nhận 300 ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính phủ có khả năng, nguồn lực xét nghiệm hạn chế nên số ca nhiễm thực sự vẫn chưa được xác định. Chính phủ thực hiện các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt ngay từ đầu, bao gồm hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới đất liền và cấm tụ tập đông người.[36] Tháng 11 năm 2020, số ca nhiễm được ghi nhận đã tăng vọt lên hơn 50.000 người.

Sửa đổi hiến pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 2019, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đề xuất sửa đổi hiến pháp, nhưng thất bại vì sửa đổi hiến pháp phải được ít nhất ba phần tư số nghị sĩ Quốc hội Liên bang tán thành mà một phần tư số nghị sĩ là do quân đội bổ nhiệm, trong khi Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang, một đảng thân quân đội, cũng như những đảng nhỏ khác cũng không đồng ý ủng hộ sửa đổi hiến pháp.[37]

Hệ thống đầu phiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc bầu cử được tiến hành theo hệ thống đầu phiếu đa số tương đối, trong đó ứng cử viên nào nhận được nhiều phiếu bầu nhất ở thì trúng cử. Ứng cử viên phải là công dân Myanmar. Hiến pháp Myanmar năm 2008 quy định một phần tư số ghế ở cả hai viện Quốc hội Liên bang và một phần ba số ghế ở các nghị viện bang và vùng là do quân đội bổ nhiệm. Ngoài ra, các bộ trưởng nội vụ, biên phòng và quốc phòng cũng do quân đội bổ nhiệm. Các nghị sĩ khóa mới họp thành Đại cử tri đoàn tổng thống để bầu ra tổng thống và hai phó tổng thống. Đại cử tri đoàn gồm các nghị sĩ từ ba ủy ban: hai ủy ban gồm các nghị sĩ dân cử từ mỗi viện của Quốc hội Liên bang, một ủy ban gồm các nghị sĩ do quân đội bổ nhiệm. Mỗi ủy ban đề xuất một ứng cử viên tổng thống. Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bầu nhất thì trúng cử tổng thống, người nhận được nhiều phiếu bầu thứ hai thì trúng cử phó tổng thống thứ nhất và ứng cử viên còn lại thì trúng cử phó tổng thống thứ hai. Người nào kết hôn với người nước ngoài hoặc có con không có quốc tịch Myanmar thì không được giữ chức vụ tổng thống hoặc phó tổng thống. Các nghị sĩ khóa mới dự kiến nhậm chức vào tháng 3 năm 2021.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 2020, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố một báo cáo chỉ trích cuộc tổng tuyển cử là "có thiếu sót cơ bản" vì quân đội được dành riêng một phần tư số ghế.[38] Báo cáo ghi nhận việc Liên minh Quốc gia vì Dân chủ được dùng phương tiện truyền thông nhà nước để vận động tranh cử, trong khi các đảng đối lập được dành ít thời gian hơn trên truyền thông nhà nước.[38] Một số tài liệu vận động tranh cử của phe đối lập được phát trên phương tiện truyền thông nhà nước bị ủy ban bầu cử do Liên minh Quốc gia vì Dân chủ kiểm soát kiểm duyệt.[38] Những người không có giấy tờ quốc tịch không được bỏ phiếu, đặc biệt ảnh hưởng đến cộng đồng người Rohingya, người gốc Ấn Độ và người gốc Hoa.[38] Các thị trấn ở khu vực xung đột không truy cập được Internet trong nhiều tháng trước cuộc tổng tuyển cử.[38]

Cuộc tổng tuyển cử năm 2020 có sự theo dõi của các quan sát viên bầu cử trong nước và quốc tế. Ủy ban bầu cử liên bang công nhận tổng cộng 7.232 quan sát viên của 13 tổ chức trong nước ở cấp liên bang và 985 quan sát viên của 23 tổ chức ở cấp bang và vùng.[39] Tổng cộng có 61 quan sát viên quốc tế, 182 quan sát viên ngoại giao từ Mạng lưới bầu cử tự do châu Á, Trung tâm Carter, Liên minh châu Âu và chính phủ Nhật Bản và 53 nhân viên từ Quỹ hệ thống đầu phiếu quốc tế và Viện nghiên cứu dân chủ và hỗ trợ bầu cử quốc tế.[39]

Một liên minh gồm 12 tổ chức quan sát viên bầu cử trong nước công nhận kết quả bầu cử là đáng tin cậy, phản ánh nguyện vọng của cử tri nhưng cũng lưu ý những điểm yếu trong khuôn khổ pháp lý bầu cử, bao gồm Hiến pháp Myanmar năm 2008, và chỉ ra một số bất cập trong việc tổ chức bầu cử trước bối cảnh đại dịch COVID-19.[40]

Trung tâm Carter cử 43 quan sát viên đến 234 điểm bỏ phiếu tại 10 trong số 14 bang và vùng của Myanmar[41] và không phát hiện sai phạm lớn trong việc tổ chức bầu cử.[42] Trung tâm Carter ghi nhận nỗ lực của Ủy ban bầu cử liên bang nhằm cập nhật danh sách cử tri, đào tạo cán bộ bầu cử và điều chỉnh thủ tục bỏ phiếu cho cử tri cao tuổi trong đại dịch COVID-19.[42] Tuy nhiên, Trung tâm Carter cũng lưu ý rằng Ủy ban bầu cử liên bang không kịp thời cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu bầu cử và việc hoãn, hủy bỏ bầu cử tại một số địa điểm khiến 1,4 triệu cử tri không được bỏ phiếu, làm cho 24 ghế bị bỏ trống.[42]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Dân tộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Phiếu bầu cử 2020
ĐảngGhế+/–
Liên minh Quốc gia vì Dân chủ138+3
Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang7–4
Đảng Dân tộc Arakan4–6
Đảng Đoàn kết Mon3+3
Đảng Dân chủ Bang Kayah3+3
Liên minh Dân chủ Dân tộc Shan2–1
Đảng Dân tộc Ta'ang20
Tổ chức Dân tộc Pa-O10
Đảng Dân chủ Mới1+1
Đảng Đoàn kết Dân tộc0–1
Zomi Congress for Democracy0–2
Không đảng phái0–2
Không được tổ chức vì xung đột7
Quân nhân do quân đội bổ nhiệm560
Tổng cộng2240
Nguồn: The Irrawaddy,[43] Ủy ban bầu cử liên bang[44]
Bang/Vùng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Khác Tổng cộng
Bang
Chin 12 12
Kachin 10 1 1 12
Kayah 7 2 3 12
Kayin 11 1 12
Mon 9 3 12
Rakhine 1 4 5
Shan 4 3 5 12
Vùng
Ayeyarwady 12 12
Bago 12 12
Magway 12 12
Mandalay 12 12
Sagaing 12 12
Taninthayi 12 12
Yangon 12 12
Tổng cộng 138 7 16 161

Viện Nhân dân

[sửa | sửa mã nguồn]
ĐảngGhế+/–
Liên minh Quốc gia vì Dân chủ258+3
Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang26–4
Liên minh Dân chủ Dân tộc Shan13+1
Đảng Dân tộc Arakan4–8
Đảng Dân tộc Ta'ang30
Tổ chức Dân tộc Pa-O30
Đảng Đoàn kết Mon2+2
Đảng Dân chủ Bang Kayah2+2
Đảng Nhân dân Bang Kachin10
Đảng Mặt trận Arakan1+1
Đảng Dân tộc Wa10
Zomi Congress for Democracy1–1
Đảng Dân chủ và Đoàn kết Kokang0–1
Đảng Phát triển Dân tộc Lisu0–2
Đảng Dân chủ Wa0–1
Không đảng phái0–1
Không được tổ chức vì xung đột15
Quân nhân do quân đội bổ nhiệm1100
Tổng cộng4400
Nguồn: Ủy ban bầu cử liên bang[45][43][44]
Bang/Vùng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Khác Tổng cộng
Bang
Chin 8 1 9
Kachin 13 4 1 18
Kayah 4 1 2 7
Kayin 6 1 7
Mon 8 2 10
Rakhine 2 1 5 8
Shan 18 16 15 49
Vùng
Ayeyarwady 26 26
Bago 28 28
Magway 25 25
Mandalay 35 1 36
Sagaing 36 1 37
Taninthayi 10 10
Yangon 44 1 45
Tổng cộng 258 26 31 315

Nghị viện bang và vùng

[sửa | sửa mã nguồn]
ĐảngGhế+/–
Liên minh Quốc gia vì Dân chủ501+25
Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang38–35
Liên minh Dân chủ Dân tộc Shan27+2
Đảng Dân tộc Arakan7–15
Đảng Dân tộc Ta'ang70
Tổ chức Dân tộc Pa-O7+1
Đảng Đoàn kết Mon6+6
Đảng Dân chủ Bang Kayah3+3
Đảng Nhân dân Bang Kachin30
Đảng Mặt trận Arakan2+2
Đảng Đoàn kết Dân tộc Wa2+1
Liên minh Dân chủ Dân tộc Chin1+1
Đảng Dân chủ Kachin1+1
Đảng Phát triển Dân tộc Lahu10
Đảng Phát triển Dân tộc Lisu1–1
Đảng Nhân dân Kayin10
Đảng Dân chủ Dân tộc Shan10
Zomi Congress for Democracy1–1
Đảng Dân chủ0–1
Đảng Dân chủ và Đoàn kết Kokang0–1
Đảng Phát triển Dân tộc Tai-Leng0–1
Không đảng phái2+1
Không được tổ chức vì xung đột48
Quân nhân do quân đội bổ nhiệm2200
Tổng cộng8800
Nguồn: Ủy ban bầu cử liên bang[44]
Bang/Vùng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Khác Tổng cộng
Bang
Chin 16 2 18
Kachin 28 4 8 40
Kayah 9 3 3 15
Kayin 13 2 2 17
Mon 17 6 23
Rakhine 5 1 9 15
Shan 33 24 48 105
Vùng
Ayeyarwady 54 54
Bago 57 57
Magway 51 51
Mandalay 57 57
Sagaing 74 2 76
Taninthayi 21 21
Yangon 89 2 1 92
Tổng cộng 501 38 73 612

Đại diện dân tộc

[sửa | sửa mã nguồn]
ĐảngGhế+/–
Liên minh Quốc gia vì Dân chủ23+2
Đảng Đoàn kết Mon1+1
Đảng Dân tộc Kayan1+1
Đảng Phát triển Dân tộc Lahu10
Đảng Phát triển Dân tộc Lisu10
Không đảng phái2+1
Tổng cộng290
Nguồn: Ủy ban bầu cử liên bang[44]

Kết cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi (trái) bị Tatmadaw phế truất, và lãnh đạo phe đảo chính, Đại tướng Min Aung Hlaing (phải)

Cuộc đảo chính Myanmar năm 2021 bắt đầu vào rạng sáng ngày 1 tháng 2 năm 2021, khi các thành viên đảng cầm quyền được bầu lên một cách dân chủ (do dân cử), tức đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), bị Tatmadaw—Quân đội Myanmar—phế truất và trao lại quyền lực cho chính quyền quân phiệt (chính quyền có quân đội cai trị). Quyền Tổng thống Myint Swe ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm và tuyên bố quyền lãnh đạo đất nước thuộc về Tổng tư lệnh Dịch vụ Phòng vệ Min Aung Hlaing. Chính quyền mới tuyên bố kết quả của tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020 là không hợp lệ và tuyên bố ý định tổ chức một cuộc bầu cử mới khi tình trạng khẩn cấp kết thúc.[46][47] Cuộc đảo chính xảy ra một ngày trước khi Nghị viện Myanmar sẽ tuyên thệ các chính khách được bầu lên trong cuộc bầu cử 2020, khiến cho quá trình này không thể diễn ra.[48][49][50] Tổng thống Win Myint, Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyicác thành viên nội các, các nhân viên cấp cấp dưới của họ và các thành viên nghị viện đã bị bắt giữ.[51][52]

Vào ngày 3 tháng Hai năm 2021, Win Myint bị buộc tội vi phạm các quy định chiến dịch bầu cử và các quy định về đại dịch COVID-19 theo mục 25 của Định luật Quản lý Thiên tai. Aung San Suu Kyi bị buộc tội vi phạm luật khẩn cấp COVID-19 và nhập khẩu, sử dụng trái phép các thiết bị radio và liên lạc, cụ thể là sáu thiết bị ICOM từ đội an ninh của bà và một bộ đàm; những thiết bị này bị hạn chế ở Myanmar và cần được các cơ quan liên quan đến quân đội cho phép trước khi tàng trữ.[53] Cả hai đều bị giam giữ trong hai tuần.[54][55][56] Aung San Suu Kyi nhận thêm một cáo buộc hình sự vì vi phạm Đạo luật Thảm họa Quốc gia vào ngày 16 tháng Hai,[57] thêm hai cáo buộc bổ sung vì vi phạm luật truyền thông và ý định kích động náo động trong dân chúng vào ngày 1 tháng Ba, và một cáo buộc khác vì vi phạm Đạo luật Bí mật Chính thức (đạo luật bảo vệ bí mật quốc gia) vào ngày 1 tháng Tư[58][59]

Tính đến ngày 29 tháng 3 năm 2022, ít nhất 1.719 dân thường, bao gồm trẻ em, đã bị sát hại bởi lực lượng của chính quyền và 9.984 người bị bắt giữ.[60] Ba thành viên đáng chú ý của NLD cũng đã chết khi bị cảnh sát giam giữ trong tháng 3 năm 2021.[61][62]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Naing, Shoon; Aung, Thu Thu (9 tháng 11 năm 2020). “Aung San Suu Kyi's ruling party claims resounding election win in Myanmar”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ “Myanmar sets November 8 date for general election”. Al Jazeera. 2 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ Goodman, Jack (5 tháng 2 năm 2021). “Myanmar coup: Does the army have evidence of voter fraud?”. BBC News. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ “Myanmar coup: Aung San Suu Kyi detained as military seizes control”. BBC News (bằng tiếng Anh). 1 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ Kurtenbach, Elaine; Milko, Victoria (1 tháng 2 năm 2021). “A decade after junta's end, Myanmar military back in control”. Associated Press. Bangkok, Thailand. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Myanmar's Military Leader Declares Himself Prime Minister And Promises Elections”. Associated Press. NPR. 2 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ “Myanmar junta promises elections by 2023”. Deutsche Welle. 1 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ “Myanmar military rulers extend state of emergency by six months”. Al Jazeera. 1 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ “Myanmar junta extends state of emergency, effectively delaying polls”. Agence France-Presse. Yangon: France24. 1 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ “Suu Kyi's National League for Democracy Wins Majority in Myanmar”. BBC News. 13 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2015.
  11. ^ “Is the world getting Myanmar wrong?”. The Economist. 26 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2017.(cần đăng ký mua)
  12. ^ “Press freedom is waning in Myanmar”. The Economist. 8 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2018.(cần đăng ký mua)
  13. ^ Nebehay, Stephanie; Naing, Shoon; Collett-White, Mike. “Myanmar army, government aim to silence independent journalism: U.N.”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2018.
  14. ^ Taub, Amanda; Fisher, Max (31 tháng 10 năm 2017). “Did the World Get Aung San Suu Kyi Wrong?”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2017.
  15. ^ Beech, Hannah (25 tháng 9 năm 2017). “What Happened to Myanmar's Human-Rights Icon?”. The New Yorker. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2017.
  16. ^ “Dispatches – On Demand – All 4”. Channel 4. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2018.
  17. ^ Cook, Jesselyn (24 tháng 4 năm 2018). “Suu Kyi's Silence: Why Myanmar's Leader Is Ignoring The Rohingya Genocide”. HuffPost. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ Ratcliffe, Rebecca (12 tháng 11 năm 2018). “Aung San Suu Kyi stripped of Amnesty's highest honour over 'shameful betrayal'. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  19. ^ “AP finds mass graves, latest evidence of Rohingya genocide in Myanmar”. CBS News. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  20. ^ “U.N. genocide advisor: Myanmar waged 'scorched-earth campaign' against the Rohingya”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  21. ^ “UN official convinced of Myanmar Rohingya 'genocide'. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  22. ^ “UN Security Council: End disgraceful inaction on Myanmar's Rohingya crisis”. Amnesty International. 11 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  23. ^ “Tillerson: Myanmar clearly 'ethnic cleansing' the Rohingya”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  24. ^ 'Hallmarks of genocide': ICC prosecutor seeks justice for Rohingya”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2018.
  25. ^ Tarabay, Jamie (6 tháng 12 năm 2017). “Myanmar's military: The power Aung San Suu Kyi can't control”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  26. ^ Wade, Francis (2 tháng 10 năm 2017). “How Myanmar's Military Wields Power From the Shadows” (Phỏng vấn). Phỏng vấn viên Eleanor Albert. Council on Foreign Relations. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  27. ^ “Permanent Peoples Tribunal finds Myanmar guilty of genocide”. New Straits Times. Bernama. 22 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2018.
  28. ^ “Myanmar found guilty of genocide”. The Daily Star. 23 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  29. ^ Nebehay, Stephanie (27 tháng 8 năm 2018). “U.N. calls for Myanmar generals to be tried for genocide, blames Facebook for incitement”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2018.
  30. ^ "Myanmar Rohingya: UN says military leaders must face genocide charges," Lưu trữ 6 tháng 9 năm 2018 tại Wayback Machine 27 August 2018, BBC News.
  31. ^ "Investigators call for genocide prosecutions over slaughter of Rohingyas," Lưu trữ 29 tháng 8 năm 2018 tại Wayback Machine 27 August 2018, CBS News.
  32. ^ Beech, Hannah (25 tháng 8 năm 2018). “Year After Rohingya Massacres, Top Generals Unrepentant and Unpunished”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2018.
  33. ^ Khan, Ahmed. “Prevalence of violence against children: Evidence from 2017 Rohingya Refugee crises”. ResearchGate. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  34. ^ Naing, Shoon (25 tháng 8 năm 2020). “Rohingya politicians excluded from Myanmar election”. Reuters (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
  35. ^ De, Jayendu; Nadeem, Sanaa (7 tháng 7 năm 2020). “Six Charts on Myanmar's Economy in the Time of COVID-19”. International Monetary Fund (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  36. ^ De, Jayendu; Nadeem, Sanaa (7 tháng 7 năm 2020). “Six Charts on Myanmar's Economy in the Time of COVID-19”. International Monetary Fund (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  37. ^ Sainsbury, Michael (26 tháng 2 năm 2019). “The gloom about Myanmar's economy”. The Lowy Institute (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2020.
  38. ^ a b c d e “Myanmar: Election Fundamentally Flawed”. Human Rights Watch (bằng tiếng Anh). 5 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
  39. ^ a b “ANFREL IEOM to the 2020 Myanmar General Elections Interim Report”. ANFREL (bằng tiếng Anh). 10 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  40. ^ “Joint Statement: Domestic election observer groups say 2020 Myanmar polls results credible, call support for peaceful power transition”. Asian Network for Free Elections (bằng tiếng Anh). 29 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  41. ^ “Carter Center Preliminary Statement on the 2020 Myanmar General Elections”. Carter Center. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  42. ^ a b c “Election 2020 | No Major Irregularities in Myanmar Election: Carter Center”. The Irrawaddy (bằng tiếng Anh). 11 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  43. ^ a b “Myanmar's 2020 General Election Results in Numbers”. The Irrawaddy. 11 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
  44. ^ a b c d “၂၀၂၀ ပြည့်နှစ် ပါတီစုံဒီမိုကရေစီအထွေထွေရွေးကောက်ပွဲ ရလဒ်များ ထုတ်ပြန်ပြီးစီးကြောင်း အသိပေးကြေညာခြင်း”. Union Election Commission (bằng tiếng Miến Điện). 15 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2020.
  45. ^ “ပြည်ထောင်စုရွေးကောက်ပွဲ ကော်မရှင်”. Union Election Commission (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  46. ^ Chappell, Bill; Diaz, Jaclyn (1 tháng 2 năm 2021). “Myanmar Coup: With Aung San Suu Kyi Detained, Military Takes Over Government”. NPR. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  47. ^ Strangio, Sebastian (8 tháng 2 năm 2021). “Protests, Anger Spreading Rapidly in the Wake of Myanmar Coup”. The Diplomat. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  48. ^ Reuters (ngày 1 tháng 2 năm 2021). “Myanmar military seizes power, detains elected leader Aung San Suu Kyi”. news.trust.org. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  49. ^ huaxia biên tập (ngày 1 tháng 2 năm 2021). “Myanmar gov't declares 1-year state of emergency: President's Office”. xinhuanet.
  50. ^ “Myanmar Leader Aung San Suu Kyi, Others Detained by Military”. voanews.com. VOA (Voice of America). ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  51. ^ Beech, Hannah (ngày 31 tháng 1 năm 2021). “Myanmar's Leader, Daw Aung San Suu Kyi, Is Detained Amid Coup”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  52. ^ Mahtani, Shibani; Lynn, Kyaw Ye (ngày 1 tháng 2 năm 2021). “Myanmar military seizes power in coup after detaining Aung San Suu Kyi”. The Washington Post. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  53. ^ Myat Thura; Min Wathan (3 tháng 2 năm 2021). “Myanmar State Counsellor and President charged, detained for 2 more weeks”. Myanmar Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  54. ^ Withnall, Adam; Aggarwal, Mayank (3 tháng 2 năm 2021). “Myanmar military reveals charges against Aung San Suu Kyi”. The Independent (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2022.
  55. ^ Quint, The (4 tháng 2 năm 2021). “Days After Coup, Aung San Suu Kyi Charged for Breaching Import Law”. The Quint (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  56. ^ Solomon, Feliz (3 tháng 2 năm 2021). “After Myanmar Coup, Aung San Suu Kyi Accused of Illegally Importing Walkie Talkies”. Eminetra (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  57. ^ “Myanmar coup: Aung San Suu Kyi faces new charge amid protests”. BBC News. 16 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2020.
  58. ^ Regan, Helen; Harileta, Sarita (2 tháng 4 năm 2021). “Myanmar's Aung San Suu Kyi charged with violating state secrets as wireless internet shutdown begins”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  59. ^ “Aung San Suu Kyi hit with two new criminal charges”. Frontier Myanmar (bằng tiếng Anh). 1 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
  60. ^ “Assistance Association for Political Prisoners”. Assistance Association for Political Prisoners. Truy cập 29 tháng 4 năm 2024.
  61. ^ “Myanmar coup: Party official dies in custody after security raids”. BBC News. 7 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
  62. ^ “Second Myanmar official dies after arrest, junta steps up media crackdown”. Reuters. 9 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
Review Doctor John - “Vì là con người, nên nỗi đau là có thật”
“Doctor John” là bộ phim xoay quanh nỗi đau, mất mát và cái chết. Một bác sĩ mắc chứng CIPA và không thể cảm nhận được đau đớn nhưng lại là người làm công việc giảm đau cho người khác
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Vài trò của Hajime Kashimo sau Tử diệt hồi du
Hajime Kashimo là một chú thuật sư từ 400 năm trước, với sức mạnh phi thường của mình, ông cảm thấy nhàm chán
Evil Does Not Exist: ở nơi đâu cái ác không tồn tại?
Evil Does Not Exist: ở nơi đâu cái ác không tồn tại?
Lòng tốt có tồn tại, tình yêu có tồn tại, lòng vị tha có tồn tại, nhưng cái ác lại không tồn tại.
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng