Tục thờ lửa

Một nghi lễ thờ lửa trong lễ hội Gromada Mir (Lễ hội đốt lửa) ở Ba Lan
Một nghi lễ dâng cúng thần lửa

Tục thờ lửa (Fire worship) là việc thờ cúng lửa hoặc thần thánh hóa ngọn lửa được biết đến trong nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Lửa đã là một phần quan trọng trong văn hóa loài người kể từ thời kỳ đồ đá cũ, những hình ảnh người cổ xưa nhảy múa xung quanh ngọn lửa như là một trong những hình thái tôn giáo sơ khai. Các quan niệm tôn giáo hoặc thuyết vật linh liên quan đến yếu tố lửa (hỏa) được cho là có nguồn gốc từ thời kỳ tiền nhân loại sơ khai như vậy. Về mặt khảo cổ học, bằng chứng về việc thờ cúng lửa và nghi thức hỏa táng của người Ấn-Iran được tìm thấy ở quá trình chuyển đổi từ văn hóa Sintashta sang văn hóa Andronovo vào khoảng năm 1500 TCN[1]. Thờ lửa phổ biến trong tôn giáo Vệ Đàtôn giáo Iran cổ đại, trong khi hỏa táng trở nên phổ biến trong Ấn Độ giáo, nó lại bị cấm trong Bái hỏa giáo (Zoroastrianism)[2]. Bằng chứng về việc thờ cúng lửa cũng đã được tìm thấy tại các địa điểm ở Thung lũng IndusKalibanganLothal[3]. Các tín ngưỡng thờ lửa có ba hình thức gồm lửa đốt lên, sấm sét, mặt trời. Lửa có nhiều biểu tượng thiêng liêng như làm cho trong sạch, giải thoát khỏi tội lỗi, soi sáng, tẩy uế, hủy diệt và tái sinh.[4]

Biểu hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong ngôn ngữ Ấn-Âu, có hai khái niệm liên quan đến lửa, thứ nhất là khái niệm về một loại sinh vật sống được gọi là Agni (hỏa) mà tiếng Anh gọi là Ignite từ tiếng Latin ignis, tiếng Ba Lanogieńtiếng NgaOgon và một loại vô tri mà tiếng Anh đọc là fire (lửa), tiếng Hy Lạppyr, tiếng PhạnPu[5][6], sự khác biệt tương tự cũng tồn tại đối với dạng nước[7]. Trong các câu chuyện kể của Kinh thánh tiếng Do Thái, Đức Chúa trời Gia Vệ (Yahweh) thường giao tiếp bằng lửa, chẳng hạn như qua bụi gai cháy trong truyện kể tại Sách Xuất hành và cột lửa dẫn đường cho dân Y-sơ-ra-ên[8]. Ngọn Lửa Thánh trong Nhà thờ Mộ ThánhJerusalem trong Cơ đốc giáo đã được ghi chép liên tục kể từ năm 1106 sau Công Nguyên[9]. Lửa thường được sử dụng làm biểu tượng hoặc dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Chúa trong Cơ Đốc giáo và vì nó được cho là một sự sáng tạo cùng với nước và các yếu tố khác. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu được tả lại là người mang lửa đến cho trái đất[10], Chúa Thánh Linh đôi khi được gọi là "cái lưỡi lửa"[11]. Trong Kitô giáo, việc thờ lửa được bảo tồn thông qua những ngọn nến thánh lễ[8].

Trong Hỏa giáo, ngọn lửa được coi là đại diện của sự thuần khiết và là biểu tượng của lẽ phảisự thật. Ngày nay tín điều này được giải thích là do lửa khi cháy ngày càng bốc cao và bản thân nó không thể bị vấy bẩn. SadehChaharshanbe Suri đều là những lễ hội liên quan đến lửa được tổ chức trên khắp Đại Ba Tư và bắt nguồn từ khi đạo Hỏa giáo (Zoroastrianism) vẫn còn là tôn giáo chiếm ưu thế trong khu vực. Tuy nhiên, Bái hỏa giáo đôi khi bị mô tả sai là một tôn giáo thờ lửa, trong khi đó là một đức tin độc thần với Ahura Mazda là nhân vật trung tâm và vũ trụ học nhị nguyên về thiện và ác. Ngọn lửa chỉ đơn giản là đại diện cho trí tuệ tâm linh và sự thuần khiết, nhưng không được tôn thờ. Trong Lịch sử tôn giáo Vệ Đà truyền thống của Ấn Độ giáo thì ngọn lửa là yếu tố trung tâm trong nghi lễ Yajna, với "lửa" Agni, đóng vai trò trung gian giữa người thờ phượng và các vị thần khác. Các khái niệm liên quan là nghi lễ Agnihotra, lời kêu gọi đặc tính chữa bệnh của lửa; nghi lễ Agnicayana, tức là dọn một bàn thờ lửa cho Agni; và Agnistoma là một trong bảy Somayajna. Trong Vaishnava truyền thống của Ấn Độ giáo, Agni được coi là ngôn ngữ của Vishnu, do đó coi tất cả các vật hiến tế dâng lên bất kỳ vị thần nào cuối cùng đều là vật hiến tế cho Vishnu[12].

Am thờ Hỏa Tinh Thánh mẫu trong Dinh Cô tại Vũng Tàu

Việt Nam, từ lâu, lửa đã được con người thần thánh hóa, thờ cúng, trong đời sống văn hóa các tộc người, lửa luôn là một thành tố quan trọng trong các nghi lễ của người thiểu số luôn được thực hiện bên đống lửa, việc thờ thần lửa thiên về ước vọng hạn chế sự hủy diệt của lửa, từ thời nhà Trần đã cho lập đền thờ Hỏa Thần tại Thăng Long, để người dân thờ cúng, xin Thần không tạo nên tai họa.[13] Quan niệm người xưa có bốn bốn họa trong cuộc sống là Thủyhỏađạotặc nên người dân đã dựng đền Hỏa Thần để thờ thần Lửa, mong được che chở, bình an.[14] Ngôi đền thờ thần Lửa được người dân kinh thành xây dựng vào thế kỷ XIX, đến nay, ngôi đền Hỏa Thần ở Hà Nội là ngôi đền thờ thần Lửa duy nhất tại Việt Nam. Theo tín ngưỡng dân gian có hai Thần lửa là Nam Phương Xích đếQuang Hoa Mã Nguyên Súy, vị Hỏa Thần được thờ trong đền là Quang Hoa Mã Nguyên Súy[15], trên tay đức Hỏa Thần cầm dụng cụ để đánh lửa. Lễ hội đền Hỏa Thần được tổ chức vào ngày 28 tháng Ba và 28 tháng Chín (âm lịch)-ngày sinh và ngày hóa của Hỏa Thần.[16] Tục cúng ông Táo là biểu hiện của tục thờ thần Lửa, có ý nghĩa tẩy uế (làm cho sạch nhà cửa, bếp núc trước Tết) và giải thoát những nỗi oan trái, tượng trưng cho sự huỷ diệt (hết năm cũ) và tái sinh (ông Táo khác về khai mở năm mới).[17]

Trong căn nhà của người Khơ Mú, thần lửa hiện diện ở mọi nơi, tục thờ lửa cũng gắn với tục thờ tổ tiên và những nghi lễ tâm linh của cộng đồng Khơ Mú, nơi cư ngụ của thần lửa chính là trong căn bếp ngôi nhà sàn của người Khơ Mú.[18]. Trong đời sống tâm linh của người Thái ở miền Tây Nghệ An, thần Sấm và ngọn lửa có vị trí quan trọng, họ vẫn giữ những nghi lễ đặc biệt dành cho lửa vốn có vị trí duy trì công việc nấu nướng, là vũ khí xua đuổi tà ma, thú dữ, chống chọi với những đêm đông khắc nghiệt của miền sơn cước nên họ có tục giữ lửa.[19] Đối với người Tày, bếp lửa có vai trò vừa là nơi thờ Thần bếp lửa nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, đầm ấm, no đủ, bếp lửa là không gian linh thiêng, là nơi trú ngụ của vị Thần bếp lửa trong nhà.[20] Theo phong tục truyền thống của người Tày, khi ngôi nhà sàn được làm xong, việc đầu tiên là rước thần lửa về nhà, lửa được sinh ra từ đá nên chọn hòn đá mang về đặt ngay bên cạnh bếp để cúng thần, hòn đá thiêng này chính là nơi trú ngụ của vị thần bếp lửa trong nhà.[21] Người Bru-Vân Kiều, Pa Kô có việc thờ cúng tổ tiêntục giữ lửa, họ quan niệm rằng, lửa sẽ mang đến những điều may mắn, ấm áp đồng thời xua tan đi những điều không tốt lành trong năm mới. Bếp lửa đỏ cũng đem đến sự no đủ, hạnh phúc cho bản làng.[22]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Tục thờ lửa
Tục thờ lửa

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Diakonoff, Igor M. (1995). “Two Recent Studies of Indo-Iranian Origins” (PDF). Journal of the American Oriental Society. 115 (3): 473–477. doi:10.2307/606224. ISSN 0003-0279. JSTOR 606224. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Kreyenbroek, Philip G. (11 tháng 1 năm 2013). Living Zoroastrianism: Urban Parsis Speak about their Religion (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN 978-1-136-11970-5. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Young, L. M. (1976). [Review of Lothal and the Indus Civilization, by S. R. Rao & M. Wheeler]. Asian Perspectives, 19(2), 308–309. http://www.jstor.org/stable/42927928
  4. ^ Tục thờ lửa và cúng Táo quân - Báo Sức khỏe và Đời sống
  5. ^ “Fire”. etymonline.com.
  6. ^ Mallory, J. P.; Adams, D. Q., (eds.). Encyclopedia of Indo-European culture. London, Chicago: Fitzroy Dearborn Publishers, 1997. p. 202.
  7. ^ Mallory, J. P.; Adams, D. Q., (eds.). Encyclopedia of Indo-European culture. London, Chicago: Fitzroy Dearborn Publishers, 1997. p. 636.
  8. ^ a b “Bible Gateway passage: Hebrews 12:29 - New International Version”. Bible Gateway (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “Holy Fire. Holy Fire in Jerusalem is yearly miracle in Church of Holy Sepulchre”.
  10. ^ “Bible Gateway passage: Luke 12:49-56 - New International Version”. Bible Gateway (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “Bible Gateway passage: Matthew 3:11 - New International Version”. Bible Gateway (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Madhulika Sharma (2002). Fire Worship in Ancient India. Jaipur Publication Scheme. ISBN 978-81-86782-57-6.
  13. ^ Tục thờ Thần Lửa - Báo Cần Thơ
  14. ^ Ngôi đền thờ thần lửa duy nhất ở Hà Nội - Báo Tổ quốc
  15. ^ Ngôi đền thờ thần lửa duy nhất ở Việt Nam - Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Quảng Ngãi
  16. ^ Ngôi đền cổ tại Hà Nội là di tích duy nhất ở Việt Nam thờ thần Lửa - Báo Dân Việt
  17. ^ Tục thờ lửa và cúng Táo quân - Báo Sức khỏe và Đời sống
  18. ^ Tục thờ lửa của người Khơ Mú - Báo Dân Trí
  19. ^ Tục thờ thần Sấm và giữ lửa của người Thái tại Nghệ An - Báo Dân Trí
  20. ^ Tục thờ thần Bếp lửa của người Tày
  21. ^ Tục lệ thờ “ma bếp lửa” của người Tày
  22. ^ Độc đáo phong tục thờ cúng tổ tiên, giữ lửa của người Bru - Vân Kiều - Báo Công lý

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Điểm qua và giải mã các khái niệm về giới thuật sư một cách đơn giản nhất để mọi người không còn cảm thấy gượng gạo khi tiếp cận bộ truyện
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.
Enkanomiya rơi xuống từ… trên trời
Enkanomiya rơi xuống từ… trên trời
Nhiều người nghĩ Enkanomiya rơi từ trên mặt biển Inazuma xuống khi Vị thứ nhất và Vị thứ hai hỗn chiến
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Khi thưởng thức một bộ Manga hay Anime hấp dẫn, hay khi tìm hiểu thông tin về chúng, có lẽ không ít lần bạn bắt gặp các thuật ngữ