Tantek Çelik

Tantek Çelik
Tantek Çelik năm 2019
SinhMỹ
Quốc tịch
  • Mỹ
  • Thổ Nhĩ Kỳ
Trường lớpĐại học Stanford[1]
Nổi tiếng vì
Websitewww.tantek.com
Sự nghiệp khoa học
NgànhKhoa học máy tính
Nơi công tác
Cố vấn nghiên cứuTerry Winograd (cố vấn trưởng)[cần dẫn nguồn]

Tantek Çelik là một nhà khoa học máy tính người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, hiện là trưởng nhóm tiêu chuẩn Web tại Tập đoàn Mozilla.[5] Çelik từng là kỹ thuật viên trưởng của Technorati.[6] Ông có công trong việc tạo ra vi định dạng[7] và là một trong những biên tập viên chính làm một vài thông số kỹ thuật của các Tập tin Định kiểu Theo tầng (CSS).[8][9] Ông chính là tác giả của cuốn sách nhan đề HTML5 Now: A Step-by-Step Video Tutorial for Getting Started Today (Voices That Matter) (ISBN 978-0-321-71991-1).

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Çelik tốt nghiệp bằng cử nhân và thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford.[3][1][6] Ông làm việc tại Microsoft từ năm 1997 đến năm 2004, đạt được thành tựu nhờ giúp dẫn dắt việc phát triển phiên bản Macintosh của Internet Explorer.[6] Từ năm 1998 đến năm 2003, ông quản lý một nhóm các nhà phát triển phần mềm đã thiết kế và triển khai bộ công cụ kết xuất Tasman dành cho Internet Explorer trên Mac 5.[10] Trong thời gian làm việc tại Microsoft, ông cũng từng là đại diện thay thế của họ (1998–2000) và sau đó là đại diện chính thức (2001–2004) cho một số nhóm làm việc tại World Wide Web Consortium (W3C);[6] ông được ghi nhận về một số khuyến nghị liên quan đến XHTMLCSS là do công việc này.[11][12] Trong khi làm việc cho Microsoft, ông cũng đã phát triển ra phương thức "box model hack" được các nhà thiết kế web sử dụng để khắc phục lỗi box model của Internet Explorer.[10]

Trước khi vào làm việc tại Microsoft, ông từng có thời gian làm qua nhiều cương vị kỹ sư phần mềm tại các hãng Sun Microsystems, Oracle CorporationApple Computer.[cần dẫn nguồn] Trong suốt bốn năm làm việc tại Apple Computer (1992–1996), ông đã dành phần lớn thời gian cho dự án OpenDoc, đầu tiên với tư cách là nhà phát triển phần mềm cấp cao và sau đó là trưởng nhóm kỹ thuật.[cần dẫn nguồn] Năm 1996, ông rời Apple để thành lập công ty tư vấn và phát triển phần mềm chuyên về việc phát triển OpenDoc, mang tên 6prime, với một trưởng nhóm kỹ thuật OpenDoc khác là Eric Soldan, tuy nhiên vào năm 1997, Aladdin Systems đã mua sản phẩm chính REV của 6prime phát hành sản dưới dạng Flashback.[13]

Tại Technorati, ông đã dẫn đầu việc áp dụng hỗ trợ các tiêu chuẩn tốt hơn (bao gồm cả vi định dạng) trong toàn công ty, bao gồm cả diện mạo trang trước website của họ.[14][15] Çelik cũng tham gia vào phần khởi tạo bài viết về cuộc Bầu cử năm 2004 đặc biệt trên trang web, bao gồm cả việc viết nên phiên bản đầu tiên.[cần dẫn nguồn] Ông đóng vai trò là người sáng lập ra nhóm Global Multimedia Protocols Group.[16]

Kể từ tháng 12 năm 2010, Çelik bắt đầu hoạt động[17]IndieWebCamp, một nỗ lực phối hợp cả cộng đồng gồm toàn các chuyên gia công nghệ nhằm xây dựng các công cụ bổ sung và cuối cùng cung cấp một giải pháp thay thế cho các dịch vụ mạng xã hội như TwitterFacebook.[18] Bên cạnh đó, Çelik hiện là chủ sở hữu của tài khoản @T trên Twitter.[19]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Stanford Computer Science Masters Alumni”. Stanford University. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2008.
  2. ^ Çelik, T.; Meyer, E. A.; Mullenweg, M. (2005). XHTML meta data profiles: Special interest tracks and posters of the 14th international conference on World Wide Web - WWW '05. tr. 994. CiteSeerX 10.1.1.59.6222. doi:10.1145/1062745.1062835. ISBN 978-1-59593-051-4.
  3. ^ a b “Tantek Celik - Chief Technologist, Technorati”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Khare, R.; Çelik, T. (2006). Microformats: Proceedings of the 15th international conference on World Wide Web - WWW '06. tr. 865. doi:10.1145/1135777.1135917. ISBN 978-1-59593-323-2.
  5. ^ “Mozilla hires open-standards guru Celik”.
  6. ^ a b c d “Tantek Çelik, WaSP Emeritus”. Web Standards Project. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ “Is Privacy Protection 'More Awesome Than Money'?”.
  8. ^ Bos, Bert; Tantek Çelik; Ian Hickson; Håkon Wium Lie (ngày 19 tháng 7 năm 2007). “Cascading Style Sheets Level 2 Revision 1 (CSS 2.1) Specification”. W3C Technical Reports and Publications. World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2008.
  9. ^ “W3C Technical Reports and Publications - view by editor”. W3C Technical Reports and Publications. World Wide Web Consortium. ngày 13 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ a b “Tantek Çelik on Mozilla & Microformats”. The Big Web Show. ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  11. ^ HTML Working Group. “XHTML 1.0 The Extensible HyperText Markup Language (Second Edition)”. W3C. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2007.
  12. ^ Hakon Wium Lie; Bert Bos. “Cascading Style Sheets, level 1”. W3C. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2007.
  13. ^ “6prime corporation website. Aladdin Systems acquires REV from 6prime corporation”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2019.
  14. ^ “Tantek Çelik and Rohit Khare: The Progress and the Promise of Microformats - Knowledge@Wharton”. Knowledge@Wharton (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  15. ^ Çelik, Tantek. “Tantek's Thoughts”. tantek.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  16. ^ “Tantek Çelik, A List Apart Speaker”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
  17. ^ “IndieWeb Timeline”. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  18. ^ Finley, Klint (ngày 14 tháng 8 năm 2014). “Meet the Hackers Who Want to Jailbreak the Internet”. Wired.
  19. ^ “Twitter from @A to @Z”. Theatlantic.com. ngày 19 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Cái chết bí ẩn của thảo thần tiền nhiệm và sự kiện tại Sumeru
Như chúng ta đều biết, mỗi đất nước mà chúng ta đi qua đều sẽ diễn ra một sự kiện mà nòng cốt xoay quanh các vị thần
Giới thiệu VinFast VF e34 (VinFast e34)
Giới thiệu VinFast VF e34 (VinFast e34)
VinFast VF e34 có giá bán 690 triệu đồng, thuộc phân khúc xe điện hạng C. Tại Việt Nam chưa có mẫu xe điện nào thuộc phân khúc này, cũng như chưa có mẫu xe điện phổ thông nào.
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
[Genshin Impact] Bi kịch nhà Ragnvindr
Trước hết cần làm rõ rằng Kaeya Aberich là em trai nuôi của Diluc Ragnvindr, tuy nhiên anh cũng là một gián điệp của Khaenri'ah
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune