Thái Quỳnh Mai Dung

Thái Quỳnh Mai Dung
Chức vụ
Nhiệm kỳ21 tháng 7 năm 2021 – nay
3 năm, 172 ngày
Chủ nhiệmVũ Hải Hà
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 2021 – nay
3 năm, 173 ngày
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Đại diệnVĩnh Phúc
Tỉ lệ82,81%
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh15 tháng 5, 1977 (47 tuổi)
Lâm Trung Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân tiếng Anh
Thạc sĩ Chính sách công
Tiến sĩ Kinh tế
Cao cấp lý luận chính trị
Alma materĐại học Brunei Darussalam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Thái Quỳnh Mai Dung (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1977) là nữ chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Vĩnh Phúc. Bà từng là Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Đối ngoại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Thái Quỳnh Mai Dung là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân tiếng Anh, Thạc sĩ Chính sách công, Tiến sĩ Kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị. Bà có sự nghiệp từng công tác ở nhiều tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế rồi tham gia hoạt động của Quốc hội.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Quỳnh Mai Dung sinh ngày 15 tháng 5 năm 1977 tại xã Đức Lâm, nay là xã Lâm Trung Thủy của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Bà lớn lên và tốt nghiệp phổ thông 12/12 ở Đức Thọ, theo học đại học ở Hà Nội và tốt nghiệp Cử nhân tiếng Anh, sau đó tiếp tục học cao học từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 9 năm 2003 theo học chương trình đào tạo của Đại học Brunei Darussalam, Brunei và nhận bằng Thạc sĩ Chính sách công. Bà là nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam",[1] và trở thành Tiến sĩ Kinh tế vào năm 2020. Bà được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 1999, sau khi tốt nghiệp đại học, Thái Quỳnh Mai Dung được tuyển dụng vào Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) – cơ quan hoạt động quốc tế của Chính phủ Úc – làm Phiên dịch viên. Sau đó gần 1 năm, tháng 6 năm 2000, bà chuyển việc làm sang Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tiếp tục là Phiên dịch viên và Trợ lý Dự án của Ngân hàng này. Tháng 5 năm 2002, bà được nhận vào Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), là Phiên dịch viên và Thư ký, học ở Brunei cho đến tháng 10 năm 2003 thì bắt đầu là Phiên dịch viên, Thư ký của Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch, rồi đến tháng 11 năm 2004 thì là Phiên dịch viên, Trợ lý hành chính của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.[3]

Tháng 7 năm 2005, Thái Quỳnh Mai Dung được tuyển dụng công chức vào Văn phòng Quốc hội, được bổ nhiệm làm Chuyên viên Vụ Kinh tế và Ngân sách, sau đó 2 năm thì chuyển sang làm Chuyên viên Vụ Kinh tế từ tháng 8 năm 2007. Tháng 7 năm 2011, bà được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, giữ chức vụ này 8 năm cho đến tháng 6 năm 2019 thì được điều tới Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, là Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Đối ngoại,[4] đồng thời là Bí thư Chi bộ Ban Đối ngoại, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Năm 2021, bà được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,[5] Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu quốc hội từ Vĩnh Phúc,[6] bầu cử ở đơn vị bầu cử số 2 gồm huyện Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên,[7] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 82,81%.[8][9] Ngày 21 tháng 7 năm 2021, bà được phê chuẩn làm Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nghiên cứu sinh Thái Quỳnh Mai Dung bảo vệ luận án tiến sĩ”. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. ngày 30 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ “Hồ sơ Thái Quỳnh Mai Dung”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ “Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ Việt Lâm (ngày 6 tháng 8 năm 2021). “Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN công bố quyết định về công tác cán bộ”. Lao động (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ Hà Anh (ngày 11 tháng 6 năm 2021). “12 cán bộ Công đoàn trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV”. Công đoàn Hàng hải Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ HA.NV (ngày 25 tháng 5 năm 2021). “Vĩnh Phúc: Ngày hội non sông trên địa bàn tỉnh đã kết thúc tốt đẹp”. Đảng Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ Trịnh Thu (ngày 26 tháng 6 năm 2021). “Vĩnh Phúc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026”. Vĩnh Lộc. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ Lê Sơn (ngày 7 tháng 6 năm 2021). “Vĩnh Phúc: Tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND tại phường Hội Hợp”. Tuổi trẻ Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ Thanh Nga; Thùy Linh (ngày 18 tháng 6 năm 2021). “Vĩnh Phúc tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp”. Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Luân Dũng (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn nhân sự Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên thường trực các Uỷ ban”. Tiền phong (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ xã hội
Tiền vị:
Trống
Trưởng ban Đối ngoại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
2019–2021
Kế vị:
Nguyễn Đức Thịnh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
tựa như hồn, tinh ngân tựa như cốt. Nhưng người ngoại bang có thể lay chuyển nó, Imunlau...
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
[Review phim] Hương mật tựa khói sương
Nói phim này là phim chuyển thể ngôn tình hay nhất, thực sự không ngoa tí nào.
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động