Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: Thành phố Vĩnh Yên lúc hoàng hôn, Lâu đài Tam Đảo ở thị trấn Tam Đảo, đài phun nước Bưu điện Vĩnh Phúc ở Vĩnh Yên, toàn cảnh dãy núi Tam Đảo
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất miền Bắc.
Năm 2022, Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 37 về số dân, xếp thứ 13 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 09 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 31 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.304.300 người dân[6], GRDP đạt 152.178 tỉ Đồng (tương ứng với 6,62 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng (tương ứng với 5.494 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06%.[7]
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 55 km, cách thành phố Việt Trì khoảng 30 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 25 km, có vị trí địa lý:
Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,8 °C. Riêng vùng núi Tam Đảo, ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển có nhiệt độ trung bình năm là 18,4 °C. Tam Đảo có nhiệt độ trung bình ngày thấp hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ là 5 °C.
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 mm đến 1.600 mm. Trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8 mm. Vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 đến 1.800 giờ, trong đó, tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm ít nhất là tháng 3.
Chế độ gió: Trong năm có hai loại gió chính: Gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9; gió đông bắc: thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung độ ẩm không có sự chênh lệch nhiều qua các tháng trong năm giữa vùng núi với vùng trung du và vùng đồng bằng. Lấy hai trạm đo quan trắc khí tượng đặc trưng theo địa hình: trạm Vĩnh Yên (vùng đồng bằng) và trạm Tam Đảo (trung du và miền núi).
Lượng bốc hơi: Bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm, lượng bốc hơi bình quân trong 1 tháng từ tháng 4 đến tháng 9 là 107,58 mm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.
Tỉnh Vĩnh Phúc có 48% dân số sống ở đô thị và 52% dân số sống ở nông thôn.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 4 tôn giáo khác nhau đạt 41.099 người, nhiều nhất là Công giáo có 35.270 người, tiếp theo là Phật giáo có 5.782 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 45 người và Hồi giáo có hai người.[8]
Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 121 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 18 thị trấn và 88 xã.[9]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Bảo Đại đứng đầu mà đại diện là Thủ hiến Bắc Việt cũng hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành một tỉnh mới nhưng lại lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Tên gọi này chỉ tồn tại đến giữa năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết và đất nước tạm thời bị chia đôi, theo đó chính quyền Quốc gia Việt Nam chuyển vào miền Nam.
Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957, lại trở về với tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 7 tháng 6 năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì (nay là thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ).
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng, Nguyên Khê, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn), xã Kim Chung của huyện Yên Lãng, thôn Đoài xã Phù Lỗ (phía nam sông Cà Lồ) của huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.[10]
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Sóc Sơn; thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên của huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội quản lý.[12]
Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch và sáp nhập phần còn lại của huyện Mê Linh (sau khi chuyển thị trấn Phúc Yên và 18 xã về Hà Nội quản lý) vào các huyện Tam Đảo và Vĩnh Lạc.[13]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển lại huyện Mê Linh đã lấy của thành phố Hà Nội năm 1978 về tỉnh Vĩnh Phú quản lý.[14]
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997[16]. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Lập Thạch, Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập thị xã Phúc Yên (tách ra từ huyện Mê Linh) và huyện Tam Đảo mới (tách 3 xã của huyện Lập Thạch, 4 xã của huyện Tam Dương, 1 xã của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên).[18]
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô.[20]
Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Năm 1997 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng.
Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp 49,7%; dịch vụ 26,2%; nông nghiệp 24,1%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6%.
Năm 2006, Vĩnh Phúc đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn.
Năm 2011 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - xây dựng 54,8%, dịch vụ 29,6%; nông, lâm nghiệp, thủy sản là 15,6%. Thu ngân sách 16.484 tỷ; thu nội địa là 11.638 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 2200 USD, tăng 15 lần so với năm 1997. Thu hút được 681 dự án, trong đó có 127 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.420,9 triệu USD và 554 dự án DDI, với tổng vốn đăng ký 32.829,8 tỷ.
Đến năm 2012, bối cảnh kinh tế thế giới,trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt được các thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%. Vĩnh Phúc thu hút được thêm 33 dự án, trong đó: 25 dự án DDI, với số vốn đầu tư đăng ký là 1.200 tỷ đồng giảm 37,5% về số dự án, giảm 29,5% về vốn đầu tư; 8 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 180 triệu USD, tăng 33,3% về số dự án và tăng 88,2% số vốn so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế năm 2012 công nghiệp - xây dưng 53,4%,Dich vụ 33,1%,nông, lâm, thủy sản 13,5%. GDP bình quân đầu người theo năm 51,16 triệu đồng/người (khoảng 2520 USD),tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5% theo chuẩn mới (năm 2013). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 49.306,6 tỷ đồng, đứng thứ 7 của cả nước, đứng thứ 3 ở miền bắc sau Hà Nội, Hải Phòng về giá trị sản xuất công nghiệp.
Năm 2013, tuy kinh tế khủng hoảng chạm đáy nhưng kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt được những kết quả khá ấn tượng, tốc độ tăng trưởng đạt 7,89%, đứng thứ 3 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau Hà Nội (10.2%) và Bắc Ninh (8,25%). Kết quả năm 2013 số dự án thu hút (FDI, DDI) tăng cao so với năm 2012 và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể đã thu hút 42 dự án, trong đó gồm 21 dự án FDI, với tổng vồn đăng ký 314,8 triệu USD tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 157% kế hoạch; và 21 dự án DDI với 6.247 tỷ đồng vốn đăng ký, bằng 95% về số dự án và tăng 3,34 lần về vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 416% kế hoạch đề ra. Lũy kế đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 675 dự án còn hiệu lực, gồm 137 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD và 538 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 31.727 tỷ đồng.Lĩnh vực thu ngân sách nhà nước tăng cao so với cùng kỳ đạt 19.275 tỷ đồng tăng 45% so với năm 2012, thu nội địa đạt 15.700 tỷ đồng tăng 60%, với kết quả thu nội địa này Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và đứng thứ 5 cả nước. Cơ cấu kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60,39%, Dịch vụ 28,92%, Nông -lâm - ngư nghiệp giảm còn 10,09%. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 56,8 triệu đồng/người, tương đương 2.569 USD/người, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu người của cả nước.
Năm 2014 tăng trưởng kinh tế 6,11% Cơ cấu kinh tế năm 2014 của tỉnh Vĩnh Phúc là: Khu vực I: 9,76%; khu vực II: 62,54%; khu vực III: 27,7% (năm 2013 tương ứng là: 10,09%; 63,55% và 26,36%). Năm 2014 (tính từ 21/12/2013 đến 20/12/2014) cấp mới 45 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 354,65 triệu USD và 12 dự án điều chỉnh, tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 74,8 triệu USD. Tổng cả cấp mới và điều chỉnh năm 2014 là 429,45 triệu USD. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 183 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 3.091,3 triệu USD, dự kiến sử dụng lao động 51.700 người. Năm 2014 (tính từ 21/12/2013 đến 20/12/2014) cấp mới 39 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.789,67 tỷ đồng và 07 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 1.577,6 tỷ đồng. Tổng số cấp mới và điều chỉnh là: 4.297,3 tỷ đồng. Lũy kế đến nay (20/12/2014): Toàn tỉnh có 575 dự án DDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 39.574 tỷ VND. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 dự kiến đạt 1.413 triệu USD, tăng 36,18% so năm trước. Trong đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.293 triệu USD, tăng 39,70 %; kinh tế trong nước 119,8 triệu USD, tăng 7,07%. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014 đạt 1.955,3 triệu USD, tăng 8,95% so với năm trước. Trong đó, kinh tế trong nước đạt 114,5 triệu USD, giảm 35,44%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.840,8 triệu USD, tăng13,82% so năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị hàng nhập khẩu. Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2014 xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, vượt dự toán đề ra, tăng 6,42% so với năm 2013. Chi ngân sách địa phương đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi của tỉnh, dự kiến cả năm đạt 17.212,2 tỷ đồng vượt dự toán và tăng 14% so với năm 2013.
Năm 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,06%, quy mô nền kinh tế đạt 118.400 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế:Nông - lâm - thủy sản chỉ chiếm 5,45%. Trong năm 2019 toàn tỉnh thu hút được 870 triệu USD vốn FDI và 13.55 nghìn tỷ đồng vốn DDI. Lũy kể có.....
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp. Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
KCN Kim Hoa
KCN Bình xuyên I
KCN Bình Xuyên II
KCN Bá Thiện I
KCN Bá Thiện II
KCN Sơn Lôi
KCN Khai Quang
KCN Chấn Hưng
KCN Phúc Yên
KCN Nam Bình Xuyên
KCN Vĩnh Tường (dự kiến xd trong 2015-2020)
KCN Vĩnh Thịnh (dự kiến xd trong 2015-2020)
KCN Tam Dương 1
KCN Tam Dương 2 (dự kiến xd trước 2015)
KCN Lập Thạch 1
KCN Lập Thạch 2(dự kiến xd trước 2015)
Các KCN Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa (dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2015-2020)
KCN Sông Lô 1 (dự kiến xd trong 2015-2020)
KCN Sông Lô 2 (dự kiến xd trong 2015-2020)
Cụm công nghiệp Hương Canh
Cụm công nghiệp Thanh Lãng
Cụm công nghiệp Lý Nhân
Cụm công nghiệp Vĩnh Sơn
Cụm công nghiệp Tân Tiến
Cụm công nghiệp Đồng Văn
Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc
Cụm công nghiệp Yên Đồng
Cụm công nghiệp Tề Lỗ
Và nhiều các cụm công nghiệp khác.
Hiện nay trên địa bàn đã có chủ đầu tư các khu công nghiệp:
Cùng với hệ thống chợ truyền thống thì hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Vĩnh Phúc khá sôi động và đầy đủ các thương hiệu lớn, phục vụ nhu cầu mua sắm và góp phần nâng cao phong cách tiêu dùng mua sắm người dân trong tỉnh, bao gồm:
Chợ - Trung tâm thương mại Vĩnh Yên
Chợ - Trung tâm thương mại Yên Lạc
Chợ - Trung tâm thương mại Vĩnh Tường
Chợ - Trung tâm thương mại Tam Dương
Chợ - Trung tâm thương mại Hương Canh - Bình Xuyên
Năm 1997 Vĩnh Phúc có 4,6 bác sĩ/10 nghìn dân; 8,1% trạm y tế có Bác sĩ.
Đến năm 2012, Vĩnh phúc đã đạt tỷ lệ 7,5 bác sĩ/10nghìn dân; 87,6% trạm y tế có Bác sĩ,bình quân đạt 24 giường bệnh/10nghìn dân.
Sau 15 năm tái lập tỉnh: sự nghiệp chăm sóc,bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tỉnh có nhiều tiến bộ vượt bực, các chương trình y tế quốc gia triển khai có hiểu quả. Đến nay, Vĩnh Phúc đã có 132/137 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và 100% trạm y tế được đầu tư kiên cố.
Hiện nay trên toàn tỉnh có 17 bệnh viện với quy mô 3.090 giường bệnh; 37 phòng khám đa khoa khu vực và 139 trạm y tế xã/phường. Một doanh nghiệp của Singapore đang đầu tư Bệnh viện chăm sóc sức khỏe khá lớn và hiện đại. Tỉnh đang đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện sản nhi tỉnh tầm cỡ khu vực...
Vĩnh Phúc có 1 bệnh viện tuyến TW, 6 bệnh viện trực thuộc tỉnh, 9 bệnh viện cấp huyện và nhiều phòng khám, trung tâm y tế. Các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh và trung ương (không kể bệnh viên tư, cấp huyện, phòng khám, trung tâm y tế):
Danh sách các bệnh viện tuyến TƯ, tỉnh.
Bệnh viện 74 Trung ương (trực thuộc TW).
Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc
Bệnh viện Đa Khoa KV Phúc Yên.
Bệnh viện quân y 109.
Bệnh viện giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc (BV ngành)
Trong những năm qua ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước tiến vượt bậc là một trong những tỉnh,thành có chất lượng giáo dục cao nhất cả nước, 3 năm liền (2022, 2023 và 2024) Vĩnh Phúc đứng đầu cả nước về điểm trung bình thi đại học. Năm 2023, học sinh Vĩnh Phúc đạt 1 huy chương bạc Olympic Toán, 1 huy chương đồng Olympic sinh học quốc tế, 49 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Năm 2024 học sinh Vĩnh Phúc đứng thứ 6 cả nước về số giải trong kỳ thi học sinh giỏi 2024 với 67 giải, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 toàn quốc về điểm trung bình 3 môn thi đại học.
Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Phúc nằm bên quốc lộ số 2, ngay ngã ba đường vào thành phố Vĩnh Yên là nơi tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa- xã hội của tỉnh. Đây cũng là nơi tổ chức các sự kiện thể thao mang tầm quốc gia, quốc tế như: diễn ra môn đá cầu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003, VTV Cup, Salonpas cup, giải bóng chuyền Nữ thế giới, giải Eximbank cúp và giải bóng chuyền Nam Asian cup, gần đây nhất là Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021.
Sân Golf Tam Đảo Golf Resort là sân golf 27 hố, là một trong sân golf quốc tế xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Đây là nơi tổ chức các giải đấu trong nước, quốc tế như: Giải vô địch Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo - Vòng loại MercedesTrophy(2011), Giải vô địch thường niên Câu lạc bộ sân golf Tam Đảo, Giải Tập đoàn VC Group, Giải thường niên Câu lạc bộ Hà Nội, Giải golf vô địch JBAV Kogyo Bukai lần 3 Golf Competition(2011), Giải golf mùa Xuân Câu lạc bộ golf Nữ Hà Nôi(2011), Giải golf Johnnie Walker Blue Label Trophy...
Ngoài ra, Vĩnh phúc còn có Sân Golf Đầm Vạc Golf Club và các trung tâm thể dục thể thao khác tại các huyện, thành phố để phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao của người dân trong tỉnh.
Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú như khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (là một trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam cùng với Yên Tử và Đà Lạt), khu nghỉ mát Tam Đảo, tháp Bình Sơn, đền Gia Loan - chùa Biện Sơn,... là nơi để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát,... Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hoá với 170 di tích được xếp hạng, trong đó 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm hồ ở những địa thế đẹp có thể phát triển thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn.
Lễ hội Đả cầu cướp phết diễn ra chiều ngày 7 tháng giêng hàng năm tại đền Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch.
Lễ hội đình Tích Sơn diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng Giêng âm lịch tại đình Tích Sơn thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên. Đình thờ 7 anh em Lỗ Bình Sơn (7 anh em nhà họ Lỗ, đời nhà Trần).
Lễ hội Sơn Đồng thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch từ ngày 4 đến 6 tháng Giêng. Hội có lễ tế ông Bách (lạc tướng vua Hùng) và ông Điền (trông coi nghề cầy cấy).
Ở huyện Lập Thạch: đền thờ Lưỡng Quốc Tiến Sĩ Triệu Thái
Ở huyện Vĩnh Tường:
Chùa Tùng Vân, Đình Thổ Tang, Đình Bích Chu, Đình Thủ Độ, Đình Cam Giá, Đền Phú Đa, Đình Hòa Loan, Cụm di tích thờ Lê Ngọc Chinh (đền Ngòi, đình Đông, đình Nam), Đền Đuông, Chùa Thượng Trưng, Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Hoa Dương, Đình - chùa Vĩnh Sơn, Đình Sông Kênh, Đình Tuân Lộ.
Ở huyện Yên Lạc:
Đền Thính, Đền Tranh, Đền Đồng Lạc, Đình Yên Lạc, Đình Hùng Vĩ, Chùa Tiền Môn, Chùa Đại An, Đình Tri Chỉ, Đình Yên Nội, Chùa Biện Sơn, Di tích khảo cổ học Đồng Đậu.
Ở Thành phố Phúc Yên:
Chiến khu Ngọc Thanh, Chùa Bảo Sơn, Đình Khả Do, Đình Cao Quang, Đền Ngô Miễn, Đình Đạm Xuyên, Đình Sen Hồ, Đền Trần Nguyên Hãn, Đền Đỗ Khắc Chung, Chùa Vĩnh Phúc, Đình Tây Hạ, Chùa Đông Lai, Đền Triệu Thái, Đình Ngõa, Đình Đình Chu, Đình Thạch Trục, Đình Tiên Lữ.
VP01 [Bồ Sao – Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza] (Giá vé: 10000 đồng/lượt, tần suất 10- 20 phút/chuyến): Bồ Sao (Vĩnh Tường) – Ngã ba Vĩnh Tường – Hợp Thịnh (Điểm giao tuyến 04) – Vĩnh Yên – Siêu Thị Sài Gòn Co.opMart - KCN Khai Quang – BX Vĩnh Yên mới(Điểm giao tuyến 03, 04, 05, 06, 07) BigC Vĩnh Phúc – Hương Canh (Đầm Cả) (Điểm giao tuyến 08,09) - QL2– Phúc Yên - Sóc Sơn – Võ Văn Kiệt - Mê Linh Plaza (Điểm giao Tuyến 07, 56A, 58, 64, 93, 95, 109 Hà Nội).
VP03 [Vĩnh Yên- Sông Lô (TT. Tam Sơn)] (Giá vé: 10000 đồng/lượt, tần suất 30- 60 phút/chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): Bến xe Vĩnh Yên – Đ.Nguyễn Tất Thành – Đ.Triệu Thái- Đ.Phạm Công Bình - Đ.Nguyễn Tông Lỗi - Đ.Hàm Nghi - Đ.Phùng Hưng - Đ.Lạc Long Quân-Đ.Nguyễn Tất Thành (cả tuyến)– Ngã tư T50 – Ngã ba Tam Dương – Ngã tư Quán Tiên - ĐT305 – Chợ Vàng – Đồng Ích – Tiên Lữ - Xuân Lôi - TT Lập Thạch – ĐT307 - Tân Lập – ĐT307B - Nhạo Sơn – TT.Tam Sơn – Bến xe Sông Lô.
VP04 [Vĩnh Yên - Cao Đại (Vĩnh Tường)] (Giá vé: 10000 đồng/ lượt, tần suất 20 - 50 phút/chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): Bến xe Vĩnh Yên (mới) – Đ. Nguyễn Tất Thành – Đ. Tôn Đức Thắng – Siêu thị Coopmark – Đ. Mê Linh – Đ. Kim Ngọc – Ngã ba Tam Dương – Ngã tư Quán Tiên – Hợp Thịnh – Bệnh viện Sản Nhi – Đồng Văn – Tề Lỗ - QL. 2C – Ngã Tư Văn Xuân – TT. Vĩnh Tường – Thượng Trưng – Cao Đại.
VP05 [Vĩnh Yên – Yên Lạc – Vĩnh Thịnh] (Giá vé: 10000 đồng/ lượt, tần suất 40-50 phút/chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): BX Vĩnh Yên (mới) - KCN Khai Quang – Siêu thị Sài Gòn Co.opMart – Bưu điện Tỉnh – Ngã tư Quán Tiên – Đồng Cương – Minh Tân – TT Yên Lạc – Dốc Lũng Hạ - Trường THPT Yên Lạc 2 – Liên Châu – Đại Tự - Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) – TT Tứ Trưng (Vĩnh Tường) – TT Vĩnh Tường – Trường THPT Đội Cấn (THPT Hồ Xuân Hương) – Bến phà Vĩnh Thịnh.
VP06 [Vĩnh Yên – Lập Thạch (Quang Sơn)] (Giá vé: 10000 đồng/ lượt, tần suất 20-50 phút/chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): Bến xe Vĩnh Yên – Đ.Nguyễn Tất Thành – Đ.Triệu Thái-Đ.Phạm Công Bình-Đ.Nguyễn Tông Lỗi - Đ.Hàm Nghi - Đ.Phùng Hưng - Đ.Lạc Long Quân-Đ.Nguyễn Tất Thành(cả tuyến)– Ngã tư T50 – Ngã ba Tam Dương – Đạo Tú - QL2C- TT.Hợp Hòa – Thái Hòa – Bắc Bình – Hợp Lý – Quang Sơn.
VP07 [Vĩnh Yên – Bồ Lý (Tam Đảo)] (Giá vé: 7000 đồng/ lượt, tần suất 10- 20- 30-40 phút/ chuyến): BX Vĩnh Yên (mới) - KCN Khai Quang - Tôn Đức Thắng - Mê Linh - Trần Phú - Chùa Hà Tiên - QL 2B – Kim Long (giao điểm xe VP09) - Hợp Châu – Hồ Sơn - Tam Quan – Đại Đình – Đạo Trù – Bồ Lý.
VP08 [Phúc Yên - Vĩnh Tường (BX TT Vĩnh Tường)] (Giá vé: 10000 đồng/ lượt, tần suất 30-50 phút/chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): Điểm đầu QL.23 - Ngã tư Phúc Yên - Đường nội thị Phúc Yên - ĐT.301- Xuân Hòa - Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Nhà 4 máy xe đạp Xuân Hòa-ĐT.310 - Khu CN Bá Thiện II - ĐT.310 - ĐT.310B - KCN Bá Thiện - KCN Bình Xuyên - QL.2 - Đầm Cả - ĐT.303 - Nguyệt Đức - Thị trấn Yên Lạc - Tam Hồng - ĐT.304 - Yên Đồng - Tứ Trưng - Bến xe Trung tâm Thị trấn Vĩnh Tường
VP09 [Vĩnh Tường – Phúc Yên 2] (Giá vé: 8000 đồng/ lượt, tần suất 30- 40 phút/ chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): Kim Xá - Hoàng Đan - An Hòa - Ngã tư Me (giao với tuyến VP06) - Hợp Hòa - ĐT309 - Hướng Đạo - Kim Long - QL2B (giao với tuyến VP07 đi Tam Đảo, Tây Thiên, Thiền viện hoặc ra Vĩnh Yên) - Gia Khánh (giao với tuyến VP10) - Hương Sơn - Tam Hợp - Hương Canh (giao với tuyến VP01) - QL2 - QL23 - Thanh Tước (Phúc Yên, giao với các tuyến xe buýt đi Hà Nội (58,63,35B))
VP10 [Bến xe thị trấn Lập Thạch – Bến xe Phúc Yên] (Giá vé: 10000 đồng/ lượt, tần suất 20-40 phút/chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): BX Lập Thạch – đường 307 – thị trấn Hoa Sơn – QL 2C – cầu Liễn Sơn – đường Hợp Châu – Đồng Tĩnh – giao Hợp Châu Đồng Tĩnh với QL 2B - đường tỉnh 310 – KCN Bá Thiện 2 – ĐT 310B – KCN Thăng Long – KCN Bình Xuyên – ngã 5 giao Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Tất Thành (qua Bình Xuyên – Phúc Yên) – BX Phúc Yên (Nam Viêm).
(Ngoài ra có thể xem định hướng quy hoạch mạng lưới các tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 tại đây)
58 [Long Biên- Thạch Đà] (Giá vé: 20000 đồng/ lượt, tần suất 10- 15 phút/ chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): Long Biên (Yên Phụ - đoạn từ Hàng Than đến Hoè Nhai) - Quay đầu đối diện Hàng Than - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên (tuyến đường 3) - Trần Nhật Duật (Quay đầu tại phố Hàng Khoai) - Yên Phụ - Nghi Tàm – Âu Cơ – An Dương Vương – đường gầm cầu Thăng Long – Cầu Thăng Long - Cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài – Trạm thu phí Thăng Long - Ngã tư Quốc lộ 2 Cao tốc Thăng Long Nội Bài- Quốc Lộ 2 - Trạm thu phí số 1 QL2- Hai Bà Trưng (Phúc Yên- Vĩnh Phúc)- Nguyễn Trãi (Phúc Yên- Vĩnh Phúc) - Cây đa Thanh Tước- QL 23B – Tam Đồng - Thạch Đà (Mê Linh) (Trước cổng Bệnh viện Đa khoa Mê Linh). Qua các phường Phúc Thắng, Hùng Vương (TP Phúc Yên)
63 [KCN Bắc Thăng Long- Tiến Thịnh (Mê Linh) ] (Giá vé: 12000 đồng/ lượt, tần suất 15-20 phút/ chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): KCN Bắc Thăng Long - Đại Mạch - Yên Nhân - Quốc lộ 23B - Nguyễn Trãi (Phúc Yên) - Hai Bà Trưng (Phúc Yên) - Quốc lộ 2 - Tiền Châu - Bạch Trữ - Rẽ phải theo tổ chức giao thông - Cầu Soi - quay đầu tại điểm mở - Cầu Soi - Bạch Trữ - Tự Lập - Liên Mạc - Tiến Thịnh (Mê Linh). Qua các phường Hùng Vương, Tiền Châu (TP Phúc Yên)
95 [BX Nam Thăng Long- Xuân Hòa (ĐHSPHN2)] (Giá vé: 12000 đồng/ lượt, tần suất 20- 25 phút/ chuyến; xem bản đồ của tuyến tại đây): Nam Thăng Long (bãi đỗ xe buýt Nam Thăng Long) - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 2 - đường nối quốc lộ 2, Xuân Hoà (qua các xã Thanh Xuân, xã Tân Dân, xã Minh Trí) - Cầu Tre - Trường Chinh (Phúc Yên) - Nguyễn Văn Linh (Phúc Yên) - Xuân Hòa (khu giảng đường E, trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hòa, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) qua phường Xuân Hòa (TP Phúc Yên)
Vũ Hồng Khanh, nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, một trong các thủ lĩnh của Việt Nam Quốc dân đảng
Lê Xoay, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, Bí thư đầu tiên của Ban cán sự liên tỉnh Vĩnh Yên - Phúc Yên, tiền thân của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc.
Kim Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là "khoán mười", "cha đẻ của Đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam.
Banana Fish (バナナフィッシュ) là một bộ truyện tranh đình đám tại Nhật Bản của tác giả Akimi Yoshida được đăng trên tạp chí Bessatsu Shoujo Comic từ năm 1985 - 1994