Thông diễn học

Thông diễn học, thuyên thích học hay thuyên thích luận là lý thuyết và phương pháp giải thích,[1][2] đặc biệt là giải thích các bản văn Thánh kinh, Ngụ ngôn, và văn bản triết học.[3][4] Nó bắt đầu như là một lý thuyết giải thích văn bản, nhưng sau đó đã được mở rộng cho những câu hỏi về việc giải thích nói chung.[5]

Thông diễn học ban đầu được áp dụng cho việc giải thích, hoặc chú giải Thánh Kinh. Các thuật ngữ "thông diễn" ("hermeneutics") và "chú giải" ("exegesis") đôi khi được dùng thay thế cho nhau. Thông diễn học là một môn học rộng hơn trong đó bao gồm văn bản, lời nói, và phi ngôn ngữ [6][7] truyền thông. Chú giải tập trung chủ yếu vào văn bản.

Thông diễn học hiện đại bao gồm cả giao tiếp bằng lời và không lời [6][7] cũng như ký hiệu học, giả định, và sự tiền hiểu biết. Thông diễn học đã được áp dụng rộng rãi trong các bộ môn khoa học nhân văn, đặc biệt là trong luật pháp, lịch sửthần học.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ American Heritage Dictionary
  2. ^ Merriam-Webster Dictionary
  3. ^ Audi, Robert (1999). The Cambridge Dictionary of Philosophy (ấn bản thứ 2). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 377. ISBN 0521637228.
  4. ^ Reese, William L. (1980). Dictionary of Philosophy and Religion. Sussex: Harvester Press. tr. 221. ISBN 0855271477.
  5. ^ Grondin, Jean (1994). Introduction to Philosophical Hermeneutics. Yale University Press. ISBN 0-300-05969-8. p. 2
  6. ^ a b The Routledge Companion to Philosophy in Organization Studies, Routledge, 2015, p. 113.
  7. ^ a b Joann McNamara, From Dance to Text and Back to Dance: A Hermeneutics of Dance Interpretive Discourse, PhD thesis, Texas Woman's University, 1994.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan