Thảo luận:Danh sách Thiên hoàng

Dự án Nhật Bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhật Bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhật Bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ cột "Phiên thiết Hán Việt" trong bảng không phải là phiên thiết, mà chỉ là "Âm Hán Việt". Avia (thảo luận) 09:46, ngày 17 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã sửa theo ý kiến của Avia Kenshin top (thảo luận) 15:48, ngày 20 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhật hoàng truyền thuyết

[sửa mã nguồn]

Theo như bản tương ứng bên tiếng Nhật (về vấn đề của Nhật thì tôi tin tưởng bản tiếng Nhật hơn bản tiếng Anh) thì các vị từ đời thứ nhất (Jimmu) đến đời thứ 9 (Kaika) thì khả năng nhiều là không có thật. Trong đó, 8 vị kế sau Jimmu được giới sử học Nhật gọi là "Tám đời không thấy sử ghi". Các vị từ đời thứ 10 đến thứ 14 thì chưa thể khẳng định là có thật hay không (đang có 2 phe bảo "có" và "không" tranh cãi nhau). Wikipedia tiếng Việt cũng nên thận trọng khi đưa các vị từ đời thứ 10 đến 14 vào danh sách "truyền thuyết". --Ashitagaarusa (thảo luận) 16:50, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vậy bản ja. có tài liệu tham khảo đầy đủ (và cả chú thích) ko?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 07:39, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chú thích của danh sách thì không. Chú thích trong bài riêng về từng vị thì có. --Ashitagaarusa (thảo luận) 08:05, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xem ra bài này (dịch từ bản en.) có chú thích và tài liệu tham khảo rất đầy đủ. Mà các tài liệu phần lớn do người phương Tây viết, có cần thêm nguồn Nhật để đối chiếu?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:08, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về vấn đề của Nhật thì Nhật đương nhiên nghiên cứu kỹ hơn Tây. Với lại chú ý là cái nhóm các vị mà chưa biết có đúng là truyền thuyết hay không ấy. Có thể đúng, có thể không. Thế nên không thể xếp vào nhóm đúng được như mấy ông Tây được. --Ashitagaarusa (thảo luận) 08:41, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vậy thì cần thêm tài liệu của Nhật. Cái này thì bạn có thể đeo kính đi xem mấy bài viết về Thiên hoàng bên bản ja., kiếm tài liệu đem qua đây. Có thể tham khảo bài Vua Việt Nam, theo đó thời Hồng Bàng có một ghi chú "mang tính truyền thuyết" ở phía trên 9ko có nguồn của mấy "ông Tây"). Quay lại vấn đề, chừng nào bạn tìm được nguồn từ bản ja. qua đây thì có lẽ nên sửa lại nội dung phần đầu danh sách này, theo kiểu Vua Việt NamDanh sách quân chủ Pháp cũng được.--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 08:47, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cho rằng bảng này đã có chú thích rõ ràng vị nào là huyền sử, vị nào ngày tháng không chính xác rồi mà. Đối với 14 Thiên hoàng đầu tiên cũng có ghi rõ ràng ngay từ đầu là Nhật hoàng truyền thuyết Kenshin top (thảo luận) 09:51, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trời! Tôi nói kỹ thế ở trên mà vẫn ko hiểu sao. Đúng là 14 vị đầu tiên có nhiều tư liệu bảo là huyền sử. Nhưng các vị từ số 10 đến 14 thì đồng thời có cả tư liệu bảo là có thật. Nghĩa là đối với số 10 đến số 14, thì còn đang tranh cãi vì bằng chứng mà giới nghiên cứu Nhật đưa ra là mixed. Kenshin top xem Nhật hoàng Sujin (vị thứ 10 trong danh sách) do chính bạn dịch từ tiếng Anh về, có phải cũng có nói rằng gần đây người ta bắt đầu tin là ông này có thật, đúng không? Đối với bốn ông kế tiếp Sujin cũng vậy (xem bên Ja. để thấy dẫn chứng). --Ashitagaarusa (thảo luận) 13:26, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
À, em hiểu ý anh Ashita rồi, đúng là trong phần chú thích của ja.wiki ko có chữ Khiếm sử bát đại đối với các ông từ 10 đến 14 thật. Em không biết tiếng Nhật nên cũng không đọc được bản ja.wiki, nhưng em nghĩ thế này, Khiếm sử bát đại chỉ là tám ông không thấy có bất kỳ sự tích gì được lưu truyền lại, kiểu như Hùng Vương thứ 2,3,4,5 vậy. Điều đó không có nghĩa là Hùng Vương thứ 6 là nhân vật có thật. Anh có tài liệu gì của giới nghiên cứu Nhật share em với nhé, có gì bổ sung thêm vào phần chú thích. Kenshin top (thảo luận) 16:59, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mình mới dịch Vương quyền Yamato dài quá, nên để mình nghỉ cho đỡ "ngấy" rồi mình copy cái tài liệu về cho. --Ashitagaarusa (thảo luận) 17:09, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mà này, bài Vương quyền Yamato đâu thấy bị ghi "Dài quá" khi sửa đổi bài đâu? :D :D--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 11:32, ngày 28 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không phải dài quá với máy tính đâu, mà là dài quá đối với Ashitagaarusa. Nói chung là tớ thích bài vừa phải thôi, không ngắn để thấy thiếu, không dài để mất kiên nhẫn đọc hết. --Ashitagaarusa (thảo luận) 11:51, ngày 28 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Sora - No Game No Life
Nhân vật Sora - No Game No Life
Sora (空, Sora) là main nam của No Game No Life. Cậu là một NEET, hikikomori vô cùng thông minh, đã cùng với em gái mình Shiro tạo nên huyền thoại game thủ bất bại Kuuhaku.
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Góc nhìn khác về nhân vật Bố của Nobita
Ông Nobi Nobisuke hay còn được gọi là Bố của Nobita được tác giả Fujiko F. Fujio mô tả qua những câu truyện là một người đàn ông trung niên với công việc công sở bận rộn
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Zanac được mô tả là một người bất tài trong mắt nhiều quý tộc và dân thường, nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là một mưu mẹo được tạo ra để đánh lừa đối thủ của anh ta