Thảo luận Thành viên:Ti2008

Lê Túc Tông

[sửa mã nguồn]

Việc đặt miếu hiệu thể hiện ý chí người truy tôn. Rất có thể ban đầu, khi mới lên ngôi, Lê Tuấn chưa có ấn tượng gì xấu với ai, nên đặt cho vua trước có phần khách quan và còn "đầy đặn" nữa. Sau này, việc đã xong không chỉnh lại. Vả lại nếu chỉnh phải có lý do nào đó, mà người sống cần đối phó đáng bận tâm hơn là người đã chết, nên Lê Tuấn không thay đổi nữa.Trungda (thảo luận) 16:54, ngày 20 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

À ra vậy. Trong hoàn cảnh này có thể hiểu rằng Tuấn tuy ghét Thuần vì chuyện tranh lập, nhưng vì Thuần mất cũng nhanh, và trong thời gian làm vua cũng không làm gì truy sát, đố kỵ Tuấn, nên Tuấn có thể giận nhưng chưa tới mức thù. Vì thế "anh hai Tuấn" vẫn tỏ ra độ lượng với chữ "Túc" dành cho em trong những ngày đầu có ngôi. Sau này, tính ác của Tuấn mới càng bộc lộ khi truy cứu nguyên nhân chuyện cũ, và cái cách Tuấn làm có vẻ "đúng chỗ đúng người", vì những người Tuấn trút giận mới thực sự có vai trò chi phối khi Hiến Tông nằm xuống - không có mấy người đó dìu dắt thì có thể "chú ba Thuần" cũng chưa chắc ngồi được vào chỗ...Trungda (thảo luận) 17:27, ngày 27 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời
Theo từ điển Hán Nôm, chữ 肅 mang nghĩa cung kính, nghiêm túc.Trungda (thảo luận) 18:38, ngày 27 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xanthippe

[sửa mã nguồn]

Hi! Excuse me for writing in English, but I'm from Italy. I've seen you improved Perikles article, so I thought that you have some interest in ancient Greece. I've just noticed through Wikidata the creation of Xanthippe, the wife of Sokrates: it should be a translation of en:Xanthippe, but in fact I see images that are certainly not related with the historical person. Could you have a look, when you have time, or report this problem where it is correct? Thank you very much, --Epìdosis (thảo luận) 20:21, ngày 29 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thụy hiệu và miếu hiệu

[sửa mã nguồn]

Kể ra cũng khó hiểu. Anh không thạo chữ Hán, nhưng tra cứu từ điển Hán Nôm có thể "chẻ chữ nghĩa dịch thuật" của từ điển để tự làm sáng tỏ đôi chút, không rõ có chính xác không.

  1. Khả năng 1 là nghĩa chữ "Chiêu" đẹp thuần túy: Sáng sủa, rõ rệt. Nhưng việc đặt thụy hiệu và miếu hiệu thực ra chỉ thể hiện ý chí, thái độ của người đặt cho người chết, mà đôi khi thái độ của người đặt là giả tạo: quyền thần giả vờ tôn kính vua, không hề chèn bức gì ngài khi ngài còn sống...
  2. Khả năng 2: Phải hiểu rộng ra một chút (cái này suy luận không rõ có chuẩn không). Ta nhớ là những ông vua được coi là sáng suốt đã có chữ Minh rồi (Ngụy Minh Đế, Trần Minh Tông...). Cái nghĩa "sáng sủa, rõ rệt" của chữ "Chiêu" phải chăng không muốn nói cái sự sáng suốt của vị vua được đặt, mà mang nghĩa là "nhân nào quả ấy, ứng rõ rệt lắm" - để mô tả một đời hành sự của vị vua mà hành sự của người đó hay hoặc dở thì có ứng nghiệm, kết quả ngay trong đời ông ta (chứ không bắt con cháu chịu hậu quả thay hành vi ác của cha ông, hoặc để con cháu hưởng phúc thay cho thành quả của cha ông, kiểu như Chu Văn Vương hay Tào Tháo...). Chính vì ý mô tả "ứng nghiệm hay dở rõ nét nay trong đời người đó", nên Hán Chiêu Liệt một đời lăn lộn vất vả đã có ngày xưng vương rồi xưng đế; Tiền Tần Tuyên Chiêu Đế (Phù Kiên) tự tay đập vỡ công nghiệp vẻ vang do mình gây dựng, Lỗ Chiêu công lười nhác phải chết lưu vong, Lê Chiêu Tông sai lầm kế sai lầm phải mất ngôi... Đây là kiểu suy ngược từ kết cục của các vị này, không rõ có chính xác không.

Riêng Lê Chiêu Tông: có vẻ ông vua nhỏ này không có được tố chất như ông cố Lê Nguyên Long và thời thế cũng đã khác nhiều, nên nghe lời cận thần giết tướng tài. Thực ra, lịch sử và cuộc đời đều rất khó nói, khi nhìn lại các sự kiện, có thể suy ngược theo hướng khác. Ngày nay khi Trần Chân chết rồi, có thể nói là ông bị oan; nhưng biết đâu nếu Chiêu Tông không ra tay, có thể ông này mấy năm nữa còn gớm hơn cả Mạc Đăng Dung. Xem cách các thuộc hạ của ông này hoành hành báo thù cho chủ thì thấy phe cánh của ông rất mạnh, không chỉ Chiêu Tông phải gờm và Đăng Dung, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoằng Dụ cũng phải e ngại. Cái chết của Trần Chân chính là mốc khiến họ Lê "hết thiêng" sau khi vua quỷ và vua lợn đã làm nghiêng ngả cái đỉnh. Đặt một giả thiết khác, nếu Trần Chân còn sống mà chong mặt tranh chấp với "quần hùng" các họ Trịnh, Mạc, Nguyễn thì độ hấp dẫn của "tấn tuồng" khó mà nói hếtTrungda (thảo luận) 19:37, ngày 2 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nhân vật Duy Sản này khá đặc sắc, có thể nói là "văn võ kiêm toàn", tiếc rằng cả văn và võ đều chưa đạt đến mức "yêu cầu của nhiệm vụ được giao" để cứu vãn nhà Lê (nếu có lòng như Chu Công) hoặc để làm như Mạc Đăng Dung (nếu có lòng như Vương Mãng). Anh cũng nghĩ như Ti2008 ở điểm này: Dường như Sản cảm nhận được nguy hiểm tiềm tàng từ phía Chiêu Tông, nên cố đánh cho thắng "nghịch Cảo" để ra oai với triều đình, khuếch trương uy thế và khiến vua nhỏ còn phải dựa vào cái sự hữu dụng của mình. Nóng lòng thắng trận và lại thiếu Trần Chân "trên hàng tiền đạo" nên Sản trả giá đắt. Đúng là dù Trần Chân có làm tốt cái việc kế tục và báo thù cho Sản thì trong mắt Chiêu Tông, "gã con nuôi của Sản" này cũng là "Sản phẩy" hay "Sản version 2.0", thậm chí nguy hiểm hơn vì Chân tài hơn.
Chẳng ngờ, giết Chân rồi lại có "Sản version 3.0" mang họ Mạc. Thực ra, hành động bỏ kinh ra ngoài, phát hịch cần vương của Chiêu Tông đã thể hiện cá tính, chí khí và nỗ lực cứu vãn nhà Lê của một ông vua không cam tâm làm Hán Hiến Đế. Anh cho rằng hành động này là duy nhất đúng trong bối cảnh đó của Chiêu Tông, vì rất có thể Chiêu Tông thấy rằng Mạc Đăng Dung đã ngồi trên lưng hổ và rất cảnh giác sau tấm gương của Trần Chân nên không thể lừa mà hạ thủ. Khi đó Mạc Đăng Dung đã làm cái việc đúng như sau này Trịnh Tùng làm khi Lê Anh Tông trốn đi: lập một vua khác làm đối trọng để hợp thức hóa quyền hành của mình, nên lợi thế chính trị của Chiêu Tông không còn phát huy nhiều tác dụng. Thế là, tài năng và thực lực về quân sự trở thành thước đo trong cuộc tranh chấp. Chiêu Tông và những người ủng hộ ông đều không phải đối thủ của họ Mạc nên dù có vẻ lép vế lúc đầu, Đăng Dung đã lấy lại ưu thế về sau, "được lòng người hướng về".
Trong hoàn cảnh đó, chỉ khi Chiêu Tông có tài vượt Đăng Dung thì nhà Lê được cứu. Nếu ông lại phải dựa vào một viên tướng nào đó, người này lại có thể trở thành "Sản version 4.0" sau khi dẹp được Đăng Dung và kết cục của ông và hoàng đệ Xuân ngoan ngoãn vẫn không khác trong thực tế...Trungda (thảo luận) 18:39, ngày 7 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

2 vua Lê

[sửa mã nguồn]

Chiêu Thống chỉ là niên hiệu thôi. Niên hiệu thì tự đặt, không do người sau phán xét.

Bối cảnh của Chiêu Tông và Chiêu Thống có khác. Chiêu Tông sống giữa bầy sói, còn Chiêu Thống sống bên mấy con cáo bệnh và vài con hổ. Đám tướng tá Bắc Hà khi đó, suy cho cùng cũng chỉ có thể "đánh trống múa rối" chứ không có khả năng làm Mạc Đăng Dung hoặc Trịnh Tùng chi phối thời cuộc, vì "No. 1" Cống Chỉnh cũng không đương nổi 1 đạo quân Tây Sơn. Lúc Cống Chỉnh thua, Chiêu Thống có 3 lựa chọn:

  1. Lưu vong hoặc ẩn tích như kiểu Trịnh Bồng
  2. Dày mặt như Hán Hiến Đế, "làm hòa" với tướng Tây Sơn một lần nữa, chấp nhận một quyền thần mới (chắc chắn mạnh hơn) và một lần nữa (hứa hẹn suốt đời) làm bù nhìn
  3. Đi cầu ngoại viện như thực tế đã làm

Với tính tình cũng cứng cỏi, không cam tâm mất quyền, Duy Kỳ không chọn phương án 1. Phương án 2 có thể chỉ kéo dài hơn thời gian bị phế. Với phương án 3, Duy Kỳ có thể đã hy vọng nếu không lấy lại được Bắc Hà, có thể nhờ Hoàng Lịch can thiệp để có vài mảnh đất cát cứ chờ thời kiểu như Mạc Kính Cung, Mạc Kính Vũ, khi Tây Sơn chọn phương án "xử lý mềm" như Mạc Đăng Dung để ưu tiên chữa "bệnh tim gan ở Gia Định".

Nhưng bản chất của việc "nhờ người nhà" và "nhờ người ngoài" quá khác nhau, nên Duy Kỳ bị phỉ nhổ không thương tiếc. Rất có thể Kỳ không thể ngờ đến việc nếu diệt được 2 anh em Tây Sơn, Hoàng Lịch chắc gì đã trả Bắc Hà cho Kỳ? Thậm chí, "bệnh tim gan Gia Định" của Tây Sơn cũng được Tôn Lưỡng Quảng tiện tay trừ nốt, và cái hậu quả "dân ta phải khổ, không tội gì nặng bằng" như Mạc Ngọc Liễn nói, là điều dường như Kỳ chưa từng nghĩ tới.

Nếu Chiêu Tông có thể "sống lâu" bên Sản, quần hùng bị diệt hết dưới tay Sản, không có gì đảm bảo cho kết cục của Chiêu Tông không giống như khi ở cạnh Mạc Đăng Dung, vì Sản từng "chơi games phế lập". Kẻ vì 1 trận đòn đã có thể giết vua (Lê Oanh) thì sao lại cam tâm mất ngôi "thái sư", "thừa tướng"? Chiêu Tông và Sản sẽ ở vào thế "một mất một còn", chẳng qua là sớm hay muộn.

Nếu Chiêu Tông lại (bất ngờ) có thể tự mình diệt Sản (và quần hùng), hẳn tự ông ta phải có cái tài cầm quân như Lý Thế Dân hay Nguyễn Huệ để trở thành một Lê Tư Thành version 2.0 xốc lại nhà Lê nghiêng ngả và quả thực khi đó, ông ta làm gì cũng được. Điểm khác biệt giữa Chiêu Tông và Thánh Tông là Thánh Tông gặp thời bình và trung thần còn Chiêu Tông thì không. Xí, Liệt đều là trung thần giữ trọn đạo, thời 1460s cũng là thời bình không phải thời loạn.Trungda (thảo luận) 20:13, ngày 9 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

chào

[sửa mã nguồn]

Tưởng Ti giải nghệ rồi chứ :))λεδινηtηανγ (thảo luận) 12:22, ngày 12 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

cám ơn lời chúc của bạn nhé, mong rằng bạn vẫn sẽ đóng góp lâu dài hơn cho wiki, mình năm vừa rồi cũng k tham gia nhiềuλεδινηtηανγ (thảo luận) 12:32, ngày 12 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
Vụ Việt Nam đánh Lào hồi Lê Thánh Tông, mấy ông Lào cũng chém gió ác thật :)), đúng là sử nước nào nước ấy chém gió tưng bừng, --λεδινηtηανγ (thảo luận) 09:48, ngày 15 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
về Lê Thánh Tông, đúng là sử sách Việt nam đa phần là ca ngợi hết mực, không có mấy ai chỉ ra điều gì k đạt như bạn đã chỉ ra trong bài vậy, cái vụ bí ẩn hoàng đế chết vì bệnh giang mai :)) giống như kiểu Hoàng tử Albert cháu của nữ hoàng Victoria vậy. Hoàng đế cũng là con người cũng có những đức tính xấu chẳng kém ai :)), nhưng dù sao dưới thời ông Đại việt đã đạt đến đỉnh cao sức mạnh của nó đó là một điều mà không phải triều đại nào còn làm được cho nên đó trở thành hình mẫu, vẫn được nhiều người ca ngợi. Còn vụ Lê Tương Dực, mình nghĩ mầm móng của sự sụp đổ của ông ta đã bắt đầu từ triều đại của các vị vua trước rồi, không tự dưng các đại thần mà cứ giết vua như không, :)), đại thần không can ngăn vua, không chọn vua giỏi mà chỉ chăm chăm làm loạn, cho nên nhà Lê mới sụp đổ nhanh vậy. chẳng nhẽ lại mù mờ k biết các vị vua như uy mục tương dực trước khi lên ngôi là người thế nào :))--λεδινηtηανγ (thảo luận) 15:28, ngày 17 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
công nhận sau khi đọc xong mấy ông lào mình mới thấy nước nào cũng có nghệ thuật chém bão :))λεδινηtηανγ (thảo luận) 15:35, ngày 17 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
Hồi khởi nghĩa chống quân Minh, những chiến thắng vang dội của quân ta cũng k thấy ghi rõ tổn thất bao nhiêu cả, đa phần đều thấy là chém cho quân địch máu chảy thành sông, hay như đánh các quân xâm lược khác sử ta cũng k ghi lại bất cứ điều gì đến việc tổn thất của quân ta cả, còn về thời Hậu Lê, từ thời các đại thần khai quốc đã quyền hành rất lớn rồi chứ chưa kể tới sau này các vị vua sau, các ông như Lê Sát cũng đã tác oai tác quái trong triều rồi, tạo thành tiền lệ xấu cho con cháu đời sau, như họ trịnh cũng đâu có khác gì :))λεδινηtηανγ (thảo luận) 06:40, ngày 18 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Ramesses VI

[sửa mã nguồn]

ông này hôn ám nhu nhược ngay cả một vùng đất thebes mà cũng k quản nổi lại có cái tật thích khoe trương trong bối cảnh đất nước suy tàn, các vua nhà Ramesses sau thời ramses II và III đều bất tài, cảm giác như không khác gì nhà Hậu Lê của Việt Nam vậy, các vị vua chỉ lo xây cất đền đài, ngoại tộc xâm nhập chiếm đoạt dần dần đất nước dẫn đến các triều đại Lybia, Nubia về sau--λεδινηtηανγ (thảo luận) 09:53, ngày 22 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Lê Hiến Tông

[sửa mã nguồn]

Ông này vẫn được ca ngợi là tiết kiệm. Dường như việc dự định xây cất lăng miếu và nhà giải vũ (cầu mưa?) được thời đó xem là "thiết yếu, chính đáng" và chỉ nằm trong dự định nên không bị coi là điểm trừ.Trungda (thảo luận) 10:16, ngày 22 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Kiểu chết thì đúng là "con nhà tông không giống lông cũng...".Trungda (thảo luận) 19:41, ngày 23 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
Đúng như vậy. Anh đã chỉnh lại cái "thập niên 1510", không hiểu ai làm rối tung lên như vậy.Trungda (thảo luận) 03:16, ngày 25 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
Về Túc Tông anh nghĩ không giống Minh Quang Tông. Ông này có vẻ như thể chất có vấn đề, ốm yếu từ hàng tháng trước. Ngày 8/11 ÂL phát bệnh, tới đúng 1 tháng sau khi mất. Hiến Tông ưu tiên chọn người có tư chất, nhưng đáng tiếc, đó là bất hạnh của nhà Lê. Cũng như cái bất hạnh của nhà Lý từ thời sau Nhân Tông, khủng hoảng nhân sự vì không có vua trưởng thành, đủ chín chắn dẫn tới bi kịch liên tiếp. Giá Hiến Tông chịu khó "điều độ" để thọ bằng cha thôi có thể tình hình sẽ khác.Trungda (thảo luận) 03:14, ngày 26 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
Theo đúng "lịch trình", Thuần mất sớm; chỉ có thể hy vọng trong 10 năm đó trong nhà Hiến Tông lộ ra 1 hoàng tử đủ tư chất khác trong những hoàng từ còn lại.Trungda (thảo luận) 10:01, ngày 28 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Lê sơ

[sửa mã nguồn]

Mẫn Lệ công và Linh Ẩn vương là những người có lỗi trực tiếp. Những triều mà năng lực vua đã suy nhưng vẫn lay lắt sống được, là do còn có trung thần. Nhà Lê thì chúng ta đã thấy sự khắc bạc từ thời "vua hoàng kim" khiến các trọng thần trong bộ máy quan liêu vừa làm vừa sợ. Thời bình họ đều lo giữ "nồi cơm", lòng không còn tận trung. Họ Lê có lẽ không nhận ra rằng ngôi báu còn vì bên ngoài (dân) còn yên. KHi những thế hệ sau để dân oán, vỡ khúc dưới thì khúc giữa là tầng quan liêu nhân cơ hội trở cờ, đứt gãy đột ngột không lường được. Người vội vã thể hiện nhất có lẽ là Lê Quảng Độ. Những người có năng lực trở cờ sau, phần lớn dần dần "rút kinh nghiệm". Mạc Đăng Dung làm Lưu Dụ, Tiêu Đạo Thành - trung thành tới khi... cơ bản đánh dẹp xong loạn lạc. Đến Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng quái hơn nữa, vẫn dựa hơi Lê để kiếm chác làm ăn lớn. Phần lớn những ai có năng lực đều - "thức thời" - nối nhau chạy theo mấy người Mạc, Trịnh, Nguyễn đó, không ai thực lòng vì Lê nữa.Trungda (thảo luận) 16:16, ngày 3 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Dường như khác biệt giữa Minh và Lê là ở chỗ Minh từ đầu đã duy trì Xưởng vệ với lực lượng hàng vạn người để răn đe quan lại do nỗi sợ uy tín của công thần. Nên sau khi vài người chức cao như Hồ Duy Dung bị xử tử, rất ít người trong bộ máy còn "2 lòng". Sự gãy đổ của nhà Minh, vì thế, rốt cuộc đến từ sự phẫn nộ của dân và ngoại bang. Còn Lê, đơn giản là không có xưởng vệ làm răn đe, lúc triều đình nghiêng ngả vì dân thì các tướng tha hồ ý tưởng làm Đổng Trác, Tào Tháo nếu có cơ hội, nên con hươu nhà Lê chạy sang nhà đại thần.Trungda (thảo luận) 09:07, ngày 4 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
Hội Nguyễn Kính có vẻ hung hãn hơn nhưng về chính trị lại tham vọng ít hơn Quách Bốc. Mấy người này có lòng dạ kiểu Trương Phi, Lý Quỳ, mạnh tợn một lòng vì chủ. Mạc Đăng Dung nắm được đặc điểm này nên mang cái rộng lượng của thủ lĩnh ra thu phục lấy họ. Thu được bộ khúc của Trần Chân về tay, Đăng Dung đã chiếm hẳn ưu thế về nhân sự. Quách Bốc lập Thẩm thực ra đã đi đúng "bài" mà Đăng Dung sau này lập Xuân, nhưng vì năng lực quân sự không bằng họ Trần nên thất bại. Nếu Quách Bốc thắng, khả năng làm Tào Tháo, Vương Mãng rất cao - mà việc ông ta làm cũng sẽ được tô vẽ phần chính nghĩa khi đã thắng, vì hất bỏ 1 vị vua hôn ám nghe gian thần như Cao Tông.Trungda (thảo luận) 03:51, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
Họ không thể tự đứng ra mà cần 1 thủ lĩnh chỉ huy họ. Vì Trịnh Tuy cùng họ Duy Sản là cha nuôi Trần Chân nên họ chạy theo về khi "bơ vơ" không còn mục tiêu là 3 cận thần đã bị Chiêu Tông mang làm "vật tế Trần Chân". Nếu có chút bản lĩnh chính trị hơn, họ sẽ nhảy vào làm Lý Thôi, Quách Dĩ thay Đổng Trác. Nhưng như những gì sử mô tả thì họ thiếu một Giả Hủ ở bên cạnh chỉ đường vẽ lối. Họ chỉ có tố chất làm tướng và khi ở dưới 1 người có khả năng "cầm tướng" thì họ hữu ích.
Không rõ Nguyễn Ánh và Hoàng Duy Nhạc thế nào, riêng Nguyễn Kính đã tự thay đổi rất nhiều khi theo họ Mạc. Cả quá trình đứng trong triều dường như ông ta được nâng lên rất nhiều về văn hóa và đạo lý, như Lã Mông của Đông Ngô (vốn ít học rồi qua quá trình gắng học hành đã đa mưu túc trí tới mức kinh ngạc để thắng Quan Vũ): tận trung trước bao biến động của nhà Mạc, trước sau phò tá chính thống chuyển nguy thành an; đến con ông Ngọc Liễn đã trở thành mẫu mực trong tư duy của kẻ chiến bại.Trungda (thảo luận) 07:01, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời
Có. 1 trong những sự khác biệt giữa Đăng Dung và những viên tướng khác là ở điểm này.Trungda (thảo luận) 11:08, ngày 6 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp

[sửa mã nguồn]

Xin chào anh @Ti2008:, em muốn hỏi anh có biết phim tài liệu lịch sử nào về Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc không? em tìm giùm một người bạn từ en.wiki. Anh chỉ cần chỉ đường link website thôi. Cảm ơn anh !  Đ Ô N G - M I N H  04:12, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Lê Ý

[sửa mã nguồn]

Không rõ chân tướng ra sao. Thông thường, những người muốn khơi dậy trong xã hội nỗi nhớ về triều cũ thường lấy niên hiệu gần nhất của triều đại đó. Như Lưu Bị thấy Tào Phi cướp ngôi, tưởng Hiến Đế chết vẫn lấy niên hiệu "Kiến An thứ 26" trong giấy tờ. Dân dâng hoàng bào có thể vì ngưỡng mộ và hy vọng Lê Ý có thể khôi phục nhà Lê. Nếu quả thực người này đủ năng lực đánh bại nhà Mạc thì rất có thể sẽ được suy tôn.Trungda (thảo luận) 10:01, ngày 8 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bàn luận

[sửa mã nguồn]

Mình nghĩ đề xuất như của mình căn cứ vào việc phân chia theo empire bên en để chọn lựa cách gọi cho queen là phù hợp, với hệ thống như vậy thì ta có thể xác định ông nào bà nào là được gọi là nữ hoàng hay nữ vương, ngay cả từ điển của chúng ta khi dịch hai từ này queen và empress cũng same nghĩa , bạn có thể tra và thấy chúng đều ra nghĩa như nhauλεδινηtηανγ (thảo luận) 14:19, ngày 11 tháng 3 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bùi Sĩ Lâm

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn ý kiến của bạn. Thực sự mình cũng rất lười trong nguyên bản chữ Hán, nhiều khi chỉ chép theo trong các sách dịch chứ không khảo cứu kĩ. Thông tin này mình vừa tra lại trong Toàn thư, bản của Viện Khoa học Xã hội 85-92 (có file pdf trên google). Trong quyển 18, niên hiệu Hoằng Định thứ 4 (1603) lần đầu tiên nhắc tới nhân vật này là Nội giám Nhạc quận công Bùi Sĩ Lâm. Theo như hiểu biết của mình thì việc hoạn quan có chức tước ở triều đình Việt Nam không có gì là hiếm, như Lý Thường Kiệt, Hoàng Ngũ Phúc, Lê Văn Duyệt, nhất là trong thời Lê - Trịnh dường như là thời kỳ mà hoạn quan hoạt động mạnh nhất...--TT 1234 (thảo luận) 05:07, ngày 29 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

Đúng là trận đó không có liên quan đến họ Nguyễn (Hoàng). Đó là sự nhầm lẫn của mình. Cảm ơn về góp ý của bạn--TT 1234 (thảo luận) 03:28, ngày 1 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mao Trạch Đông

[sửa mã nguồn]

Suy nghĩ của mình là mình nhận ra, mình chưa hiểu tới nơi tới chốn về Mao Trạch Đông, sự thật là như thế. Cho nên câu này trong thời điểm hiện tại mình chưa trả lời đựợc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:43, ngày 7 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Re

[sửa mã nguồn]

Sau vụ đọc cái trúc thư kỉ niên mình không tin lắm vào mấy cái lịch sử của bên trung quốc :)), liệu các vị vua nghiên thuấn có thực sự sạch đẹp đến thế, không có ai mà k phải nhuốm chàm cả :)), ngay cả mấy lão La Mã cũng có khác gì đâu, chẳng qua nếu được lòng viện nguyên lão thì sẽ được cả ngợi tung hô thôi :)), xã hội La Mã là chế độ nô lệ, người dân thực sự nghĩ gì chắc các ông này k quan tâm :))λεδινηtηανγ (thảo luận) 05:05, ngày 6 tháng 8 năm 2019 (UTC)Trả lời

Hai vị vua này có vẻ được lòng dân nhưng k được lòng viện nguyên lão thì phải, một kiểu bôi nhọ sau khi người nào đó chết bằng cách dùng quyền lực để bưng bít là điều vốn thường thấy trong lịch sử từ xưa tới nay, có vẻ họ định xây dựng một chế độ quân chủ chuyên chế độc đoán trong khi tầng lớp nguyên lão cũ vẫn muốn nắm quyền lực bảo vệ cho tầng lớp địa chủ λεδινηtηανγ (thảo luận) 01:39, ngày 7 tháng 8 năm 2019 (UTC)Trả lời
Vừa đọc lại thảo luận đầu tiên với Ti thấy mình hồi đó trẻ trâu thật=))λεδινηtηανγ (thảo luận) 12:57, ngày 15 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Community Insights Survey

[sửa mã nguồn]

RMaung (WMF) 16:12, ngày 9 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Reminder: Community Insights Survey

[sửa mã nguồn]

RMaung (WMF) 19:40, ngày 20 tháng 9 năm 2019 (UTC)Trả lời

Reminder: Community Insights Survey

[sửa mã nguồn]

RMaung (WMF) 17:35, ngày 4 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn!

[sửa mã nguồn]
Ngôi sao Cống hiến không ngừng
Chào bạn.

Với tư cách của một người thường xuyên đọc bài trên wikipedia, tôi gửi tặng bạn Ngôi sao Cống hiến không ngừng cho những nỗ lực của bạn. Trân trọng.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 03:17, ngày 15 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Xin ý kiến

[sửa mã nguồn]

Mời bạn Ti2008, bạn có thể xem xét bài viết Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Thư viện Alexandria này và cho mình ý kiến bài mình đang thi được ko ạ - Good articles (thảo luận) 02:16, ngày 11 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Cuộc chạy đua King of DYK năm 2020

[sửa mã nguồn]
Cuộc chạy đua King of DYK năm 2020 !!!

Xin chào bạn ! Năm cũ đã qua, năm mới đã đến, wikipedia bắt đầu khởi động cuộc chạy đua mới giành danh hiệu King of Did You Know (Vua chuyên mục Bạn có biết?)

Hãy cùng tham gia bằng việc viết nhiều bài viết cho chuyên mục Bạn có biết? với những nội dung bạn cảm thấy thú vị và đề cử ở đây: Wikipedia:Bạn có biết trong phần Đề cử, góc trên bên phải.

Xem thêm thông tin tại đây Wikipedia:King of DYK, Wikipedia:King of DYK 2019

[ W T L ] thảo luận 04:50, ngày 4 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc

[sửa mã nguồn]
Mời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết bài viết chọn lọc của bài "Trận Caen (1346)" tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết bài viết chọn lọc khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.

Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng, "Bài viết chọn lọc" là dành cho tất cả mọi người! Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái!

  14 14:09, ngày 6 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:22, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:04, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:43, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia một số biểu quyết ở Wikipedia tiếng Việt

[sửa mã nguồn]
Mốc 1.25 triệu bài của Wikipdia tiếng Việt

Năm 2020, nhân dịp mọi người có thời gian rảnh rỗi hơn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, xin phép mời bạn tham gia một số biểu quyết. Dẫu biết rằng có thể bạn không thích tham gia biểu quyết, tuy nhiên hiện nay dự án chúng ta có nhiều biến chuyển, tôi hi vọng lắng nghe được ý kiến của bạn để giúp dự án ngày càng phát triển hơn. Một số biểu quyết bạn có thể tham gia:

  1. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Buiquangtu
  2. Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết
  3. Wikipedia:Biểu quyết/Phương án đối với quản trị viên có hai ba sửa đổi mỗi năm
  4. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Nothing I Can't

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 00:53, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết tháng 10/2020

[sửa mã nguồn]
Mốc 1.25 triệu bài của Wikipdia tiếng Việt

Chào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 10/2020:

  1. Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
  3. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
  4. Wikipedia:Biểu quyết (đang diễn ra)

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 20:43, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

BVT

[sửa mã nguồn]

B nhắn gửi 00:03, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết tháng 1 năm 2021

[sửa mã nguồn]

Chào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 1 năm 2021:

  1. Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation 2
  2. Wikipedia:Biểu quyết/Viết hoa hay không viết hoa chữ Nhà khi gọi tên triều đại

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 09:32, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cố vấn

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:29, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 11:38, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Mời bạn chọn biểu tượng mới cho hạng mục chất lượng

[sửa mã nguồn]

Mời bạn chọn biểu tượng mới cho hạng mục chất lượng !

Chào bạn, bạn nhận được thông báo này vì tôi nhận thấy bạn là một trong những người quan tâm đến mảng BVT/BVCL/DSCL của Wikipedia tiếng Việt nhưng lại chưa tham gia vào thảo luận chọn ra giao diện mới cho biểu tượng bài viết/danh sách chất lượng. Thân mời bạn vào đề mục này tại trang thảo luận chung của cộng đồng để đóng góp ý kiến. Sự đóng góp của bạn sẽ khiến dự án chúng ta phát triển. Cảm ơn và xin chúc bạn một ngày mới tốt lành! —  Băng Tỏa  14:53, ngày 8 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 08:57, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận

[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 09:59, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Giải thích về cái kết của Tensura (phiên bản WEB NOVEL)
Thấy có rất nhiều bạn chưa kiểu được cái kết của WN, thế nên hôm nay mình sẽ giải thích kĩ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Vạn Hoa Đồng Tả Luân Nhãn là dạng thức cấp cao của Sharingan, chỉ có thể được thức tỉnh và sử dụng bởi rất ít tộc nhân gia tộc Uchiha