- Giáo dân dịch sang tiếng Anh là Catholic hay parishioner [1][2]
- Giáo dân: Người dân thường theo đạo Thiên chúa, không phải là giáo sĩ, tu sĩ. [3][4]. Nếu bạn viết đầu tiên đồng ý tôi sẽ viết thêm bài này, còn không thì tôi chỉ dám nhìn thôi.--xvη 13:59, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Có độc một cái định nghĩa này thôi thì Wiktionary đã có rồi, phần vừa thêm vào chỉ đề cập đến tôn giáo, cũng đã lại có mặt ở các bài về tôn giáo cụ thể, nếu không có thông tin gì khác thì bài này nên được xóa. RBD (thảo luận) 14:07, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Người khởi tạo không cho tôi viết thêm đó chứ, chứ tôi đâu muốn để nó như vậy, giờ tôi chỉ nhìn thôi chứ không viết đâu, bạn làm gì cứ làm thoải mái.--xvη 14:11, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Thế thì tôi đặt biển chờ xóa cho mục từ này. RBD (thảo luận) 14:16, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Theo tôi, do ở Việt Nam tôn giáo có nhiều tín đồ (ngoài Phật giáo) và có nhiều ảnh hưởng hơn cả là Kitô giáo nên thuật ngữ giáo dân là để chỉ những người theo một trong các nhánh của tôn giáo này. Hồi giáo ở Việt Nam có số lượng tín đồ khiêm tốn còn Do Thái giáo có lẽ là không có tín đồ nào nên không thấy ai gọi tín đồ Hồi giáo/Do Thái giáo là giáo dân cả. Giáo dân sinh sống trong các giáo xứ (parish) nên giáo dân = parishioner có lẽ hợp lý hơn cả. Tôi không rành lĩnh vực tôn giáo nên kiến giải có lẽ thô thiển, mong các cao nhân chỉ giáo thêm. Song song (thảo luận) 14:14, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Mọi người đều có quyền đóng góp ngang nhau. Không có khái niệm bài này là của một ai đó trong Wikipedia. Do vậy, Xvn có thể viết thoải mái, miễn là nội dung không sai lệch nhiều so với thực tế. Song song (thảo luận) 14:18, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
giáo dân là từ ngữ ban đầu do người theo đạo Công giáo sử dụng để chỉ những tín đồ sống trong một giáo xứ dưới quyền lãnh đạo của giáo sĩ, thường được gọi một cách trọng vọng là linh mục. Nếu có phải áp dụng cho những tôn giáo khác ngoài Công giáo thì nên dùng chữ tín đồ, tỉ dụ: tín đồ Do Thái giáo, tín đồ Hồi giáo. Còn Hội Thánh Tin Lành thì dùng từ con cái Chúa. (Trần Hạ Thảnh)
Thực chất, cũng có người Việt theo Do Thái giáo và Hồi giáo nhưng số lượng ít lắm vì vậy từ giáo dân chỉ đến tín đồ Hồi Giáo và Do Thái giáo là hơi kiên cưỡng. Để chờ thêm một chút coi người khởi tạo bài có nói gì không, nếu không tôi sẽ viết thêm.--xvη 14:37, ngày 7 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Chào bạn Xvn cảm ơn bạn rất nhiều vì đã qua tâm tới bài này ngay từ khi nó còn sơ khai , chính vì tôi đã tìm hiểu nên mới viết nó đó ,kể cả từ điển cũng cho nghĩa quá hẹp nữa, Chữ chúng ta đang dùng là chữ quốc ngữ do các cố Tây sang nước ta truyền đạo và dạy cho (Giáo quyền đi đôi với Chính quyền ) nên từ giáo dân lúc khởi nguyên là được dùng để chỉ ra những người theo đạo Công giáo ( vì các cố Tây rao giảng đạo Công giáo ) ,sau này các chi nhánh khác của đạo thờ phượng Đức Chúa Trời mới du nhập vào nước ta như Tin Lành, Chính Thống...mới du nhập vào nước ta nên từ giáo dân dần được mở rộng nghĩa để chỉ chung cho người thờ phượng Đức Chúa Trời cho nên nếu dùng từ điển nước ngoài để giải thích từ nguyên 'giáo dân' này thì rất sai lầm và cách hành văn nếu đòi hỏi sự chính xác thì ta luôn phải dùng danh từ kép như : giáo dân Công giáo , giáo dân Chính Thống , giáo Dân Tin Lành,giáo dân Do Thái (bạn có thể tìm thấy danh từ kép này trong Thánh Kinh ),giáo dân Hồi giáo (trong các bản dịch kinh Coran ) đạo Hồi...Nhân đây tôi cũng xin nói rỏ cho bạn biết tôi là một giáo dân Công Giáo nên tôi đã tự đặt vấn đề này cho bản thân cách nay gần 30 năm nên tôi mới dám viết đó bạn ngoài ra cách giải nghĩa từ trong Giáo xứ bị định hướng lại là Giáo phận cũng sai tuốt ,bạn nên trao đổi thêm với các linh mục trước khi sửa bài tôi nhé - Nhân đây tôi cũng cảm ơn bạn về bài viết Lê văn Khôi ,ông cụ Kỉnh tôi đã bị 'tru di tam tộc' chung với khởi nghĩa này đó ,tư liệu bạ đưa ra mới chỉ có 1 phía mà thôi.xv 07:48, ngày 8 tháng 7 năm 2008
Nhưng trong tiếng Việt, nếu bạn dùng từ giáo dân thì người khác sẽ nghĩ ngay đến tín đồ Công giáo, Tin Lành.... còn tín đồ Hồi giáo và Do thái sẽ là tín đồ chứ không phải giáo dân, tôi đang nói đến độ phổ biến chứ không phải nghĩa gốc chính xác, trong tiếng Việt có một số từ dùng lâu riết trở nên từ đúng như Chu Nhuận Phát lại bị đọc thành Châu Nhuận Phát, tàu Thần Chu lại thành Thần Châu vậy. Bài giáo xứ tại tôi thấy nội dung nó ít quá nên mới chuyển hướng cho rồi, nhưng tôi đã viết lại rồi đấy chứ. Nội dung bài hiện tại thì tôi không thể hiểu nổi bạn muốn viết/chứng minh gì khi đây là mục từ viết về định nghĩa giáo dân bạn lại viết lan sang tận các nội dung của bài Thiên Chúa giáo, cứ để ở tình trạng này tôi chắc chắn với bạn là bài này sẽ bị xóa vì thiếu nguồn gốc thôi.--xvη 09:18, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nội dung hiện nay mang tính từ điển, tôi e rằng không thích hợp với từ điển bách khoa toàn thư. Mong mọi người phát triển thêm về vấn đề giáo dân một cách tổng quát hơn: tên gọi, số lượng và tỉ lệ giáo dân ở các loại tôn giáo và ở các nước, các liên minh giáo dân v.v. Inter wiki chỉ chọn một liên kết hoặc không dùng nếu ý nghĩa từ giáo dân trong tiếng Việt không thể dịch sang một khái niệm ngoại ngữ tương ứng duy nhất, khi đó tên các giáo dân ở các tôn giáo khác nhau có thể giải thích bằng ngôn ngữ khác, ví dụ giáo dân Công giáo (tiếng Anh: Catholic). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 08:13, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Mục từ này chỉ nên để ở từ điển, các nội dung liên quan khác có thể viết được thì đều nằm ở tôn giáo nói chung hoặc từng tôn giáo cụ thể rồi. 203.160.1.59 (thảo luận) 09:13, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi có thể viết thêm cho nó thành một khái niệm bách khoa, nhưng cứ viết lại bị xóa đi, thật là chán bạn ạ.--xvη 09:20, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
- xv có thể viết, và kèm theo chú thích cụ thể cho mỗi đoạn, mỗi ý và không không suy diễn như đã làm chỗ này thì ai có thể xoá được nhỉ? Lưu Ly (thảo luận) 03:42, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bài này đang viết theo cảm tính và không có nguồn dẫn chứng. Hiện tại nó không đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng trên wikipedia. Nếu không có ai có ý kiến hoặc bổ sung nội dung, tôi sẽ dán {{Chất lượng kém}} sau một thời gian nữa. Lưu Ly (thảo luận) 03:42, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Sao interwiki tiếng Anh lại là Theism (Hữu thần luận)? Cần phải sửa lại hết thôi. Bài này có phải định nói về Laity không? green_knight_dv (thảo luận) 11:51, ngày 2 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Ngày nay, từ "giáo dân" nghĩa rộng để chỉ những người theo tôn giáo khởi nguyên từ Abraham (Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo) như định nghĩa hiện tại của mục từ. Có một số trường hợp cụ thể khác trong tiếng Anh cần phân biệt:
- Christian: Là "Kitô hữu", dùng chung cho cả những ai tin vào giáo lý của Chúa Giêsu Kitô, dù hành đạo theo một trong các nhánh Kitô giáo khác nhau như: Công giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo, Tin Lành...
- Catholic: Là "người Công giáo", được rửa tội theo nghi thức của Giáo hội Công giáo Rôma và vẫn hành đạo trong khuôn khổ của giáo hội này, nhằm phân biệt với các tín hữu thuộc Chính Thống giáo, Anh giáo, Tin Lành.
- Laity, đôi khi còn gọi là layperson: Là "tín hữu" hoặc "tín đồ", là những người theo một tôn giáo nào đó nhưng thường không nghiên cứu và có kiến thức chuyên sâu về tôn giáo của mình, hoặc không được tấn phong, truyền chức để có thẩm quyền giảng đạo và điều hành như giáo sĩ. Đối với Phật giáo, có thể tương đương là "Phật tử".--▐ Trình Thế Vânthảo luận 12:38, ngày 2 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
- Chào bác, em cũng theo đạo Công giáo. Ý em là đổi lại hết mấy cái interwiki tất cả đang nói tới thuyết hữu thần.greenknight (thảo luận) 14:53, ngày 2 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời