Sách báo tiếng Việt đều gọi nghệ sỹ 黃奕 này là Huỳnh Dịch, trong toàn bài cũng gọi cô này là Huỳnh Dịch, vậy nên chăng đổi tên bài thành Huỳnh Dịch (diễn viên) ? Kẹo Dừa (thảo luận) 20:17, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Bạn Thành viên:Thái Nhi trước đó đã đổi hướng bài này về Huỳnh Dịch, nhưng đã bị bạn @Diepphi đổi hướng về lại như cũ là Hoàng Dịch, mời bạn vào cho ý kiến. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:36, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Khi đổi hướng tôi đã nêu lý do rồi mà!--Diepphi (thảo luận) 05:20, ngày 8 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi đã đọc lý do khi bạn đổi hướng, nhưng tôi cần một chút thảo luận đã. Trước đây, tôi và một số thành viên khác cũng đã trải qua những tranh luận khá gay gắt về việc phiên tên nhân vật TQ mà chữ Hán có nhiều âm khác nhau, cụ thể là với nhân vật Võ Tắc Thiên và Võ Tòng. Trước khi trao đổi trực tiếp với bạn về diễn viên này, mời bạn xem qua các thảo luận cũ của chúng tôi tại Trang thảo luận bài Võ Tắc Thiên, Tin nhắn cho bảo quản viên về việc lùi sửa liên tục tại bài Võ Tắc Thiên, Thảo luận về việc phiên âm chữ 武 trong tên nhân vật Võ Tắc Thiên và các thân vương liên quan tới nhân vật này. Cảm ơn bạn Diepphi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:53, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Nếu bạn Diepphi không có ý kiến gì thì vài ngày nữa tôi đổi hướng lại bài này nhé. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:02, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
- 2 trường hợp khác nhau nhé. Vũ hay Võ không được phân biệt quá rạch ròi, ngay cả phiên thiết cũng không cần quá xem trọng. Ở đây tôi đã nêu rõ lý do: chỉ có người Việt Nam mới có họ Huỳnh vì lý do lịch sử. Chữ Hoàng trong họ của người Trung Quốc được phiên thiết là Hồ + Quang, làm sao đọc là Huỳnh cho được!? Xin bạn dẫn chứng 1 người TQ có họ là Huỳnh xem thử!?--Diepphi (thảo luận) 12:44, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Cảm ơn bạn Diepphi đã có phản hồi. Nếu nhắc tới Phiên thiết Hán-Việt, tôi xin dẫn chứng về phiên thiết của 2 chữ Vũ/Võ 武 và Hoàng/Huỳnh 黃:
- Chữ Vũ/Võ 武 được Khang Hi tự điển] phiên thành Văn Phủ thiết 文甫切 => Vũ là âm chính tắc.
- Chữ Hoàng/Huỳnh 黃 được Khang Hi tự điển phiên thành Hồ Quang thiết 胡光切 => Hoàng là âm chính tắc
- Trong bài Phiên thiết Hán-Việt có phần Những điểm cần lưu ý khi phiên thiết do thành viên Thành viên:Baodo thêm vào tại [1]. Phần thêm vào có nhắc tới 2 ý:
- (1) Phiên thiết của những người Trung Hoa dùng cho người Trung Hoa chứ không phải dùng cho người đọc ra âm Hán-Việt.
- (2) Trong cách đọc Hán-Việt, có những chữ không đọc theo phiên thiết mà đọc theo thói quen của người trước.
- Nguyên phần này không để lại nguồn, nhưng nếu tôi nhớ không lầm thì đây là ý của học giả An Chi. Tính từ thời điểm nó được thêm vào là 12-11-2005 tới nay là đã 12 năm mà vẫn chưa có thay đổi đáng kể nhiều. Mặc dù không ghi nguồn ra, nhưng những ý trong đó với những ví dụ cụ thể và rõ ràng thì vẫn không thể phủ nhận tính đúng đắn của nó.
- Các vị dụ trong bài đưa ra như:
- Chữ Nhân 因 đáng lẻ phải được phiên thành Ân khi phiên thiết của nó là Ư Chân thiết 於真切, Y Chân thiết 伊真切 và Y Cân thiết 衣巾切
- Chữ Nhất 一 đáng lẻ phải được phiên thành Ất khi phiên thiết của nó là Ư Tất thiết 於悉切, Ích Tất thiết 益悉切 và Y Tất thiết 衣悉切
- Quay về lý giải của bạn, bạn có đặt câu hỏi Xin bạn dẫn chứng 1 người TQ có họ là Huỳnh xem thử!? Xin thưa rằng, không một người TQ nào có cái họ đọc lên ra âm Hoàng hoặc Huỳnh cả. Họ mà người Trung Quốc mang được viết là 黃 thì người ở Bắc Kinh đọc theo bính âm là huáng, người ở Hong Kong đọc theo Việt bính là wong4, người Khách Gia đọc là vòng.
- Hoàng hay Huỳnh trong tên người TQ là cách người Việt phiên âm chữ 黃 theo quy tắc của người Việt chứ không phải tại chữ 黃 người TQ đọc là Hoàng hay Huỳnh. Ở điểm (1) trong những điểm cần lưu ý, chữ 黃 theo phiên thiết của nó là 胡光切, người TQ nói tiếng Bắc Kinh sẽ đọc là hú guāng qiē và cho ra huáng, người Hong Kong đọc wu4 gwong1 cit3 và cho ra wong4, tương tự vậy, người Việt đọc Hồ Quang thiết và cho ra Hoàng. Xin lưu ý rằng người Việt đọc chữ 黃 ra Hoàng là bởi đó là cách đọc phiên thiết của người Việt chứ không phải tại người TQ đọc một âm tương tự như thế mà người Việt phải chọn một âm thật gần giống âm TQ để theo.
- Với lưu ý thứ (2), quy tắc này có vẻ giống với quy ước tên bài trên Wikipedia, rằng ưu tiên sự phổ biến chứ không ưu tiên sự chính tắc. Rằng đối với 黃, người ta có 2 âm Hán Việt đồng thời là Hoàng và Huỳnh thì ta không thể nói bởi Hoàng chính tắc mà phủ nhận Huỳnh, và thậm chí với 2 trường hợp tôi lấy ví dụ trong bài Phiên thiết Hán-Việt là Nhân 因 và Nhất 一, âm thông dụng mới là âm đúng, chứ không phải là âm chính tắc.
- Tại Trang thảo luận bài Võ Tắc Thiên, bạn Thành viên:Kiendee có nói "Ngữ âm của mọi ngôn ngữ đều biến đổi theo thời gian, một chữ tại một thời điểm nào đó có được theo phiên thiết thì cũng chưa chắc là sau này âm đọc của nó sẽ vẫn như thế, vẫn khớp với phiên thiết. Phiên thiết không phải là con đường duy nhất tạo nên âm Hán Việt. Thường thì người ta chỉ tra tìm phiên thiết của những chữ mình không biết, không chắc chắn về âm đọc mà không thể hỏi hay không muốn người khác xem phải đọc thế nào. Muốn đọc theo phiên thiết thì phải biết trước âm đọc của một số chữ nhất định, không thể đọc được phiên thiết khi hoàn toàn không biết âm đọc của bất cứ chữ nào. Thời xưa với những chữ thường dùng người ta thường chỉ đơn giản là đọc theo âm đọc được người khác nói cho mình thôi."
- Mong bạn dành tí thời gian thừa đọc vài dòng thảo luận lê thê này và có chút cân nhắc. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:00, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Cảm ơn vì lập luận rất hay. Tôi không phản đối bạn đổi tên bài, có lẽ chấm dứt vấn đề ở đây được rồi.--Diepphi (thảo luận) 15:18, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
- Cảm ơn bạn đã chấp nhận quan điểm của tôi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:37, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời