Thảo luận:Khắc gỗ

Từ này là tôi tra từ điển, họ dịch từ Falzbeinbúa là không biết có đúng không. Trong Wikipedia tiếng Đức họ giải thích "Falzbein" là:

Một dụng cụ cổ điển của ngành giấy thủ công, là một miếng xương bò dài khoảng 15 cm, dẹt, có một đầu nhọn được làm tròn, được dùng để chà phẳng các đường gẫy trong lúc gấp giấy, ngày nay được sản xuất từ gỗ, chất dẻo hay thép.

Hình dáng như vậy đâu có giống một cây búa? Phan Ba 4 tháng 7 2005 11:18 (UTC)

Theo tôi biết trong "họ búa" có một loại gọi là búa tỏi có đầu tròn như anh mô tả và cũng dùng để gò cho phẳng các đường gãy nhăn của các mặt cứng (thường là các miếng kim loại mỏng) -- về chức năng là hoàn toàn tương tự. Như vậy, cách hình tượng nhất bạn nên dùng chữ "búa tỏi Falzbein" hay dùng nguyên tên "búa Falzbein" nếu không muốn gây ngộ nhận. Tuy vậy, tôi không biết nghề giấy Việt Nam có loại búa ương tự có tên khác không. Cái khác nhau ở đây "búa tỏi" làm bằng kim loại (đầu búa có nhiều cở từ nhỏ xíu bán kính 1 cm cho đến bự nhất là khoảng 4cm) và thường dùng trong nghề "gò" kim loại

Làng Đậu

Cám ơn Làng Đậu góp ý. Nếu có loại "búa tỏi" như vậy thì "búa là" cũng là dịch ý chính xác. Tôi sẽ mở ngoặc ghi thêm từ tiếng Đức vào trong bài. Phan Ba 5 tháng 7 2005 06:01 (UTC)

Katsushika Hokusai hay Hokusai Katsushika ?

[sửa mã nguồn]

Trong Wikipedia tiếng Anh và Đức họ gọi là Katsushika Hokusai. Tôi có đọc thảo luận về Kawabata Yasunari nên viết ngược lại là Hokusai Katsushika. Nếu không đúng xin sửa lại. Phan Ba 4 tháng 7 2005 11:23 (UTC)

Thảo luận nói trên thực ra nhằm vào các nhân vật hiện đại. Đối với các nhân vật lịch sử trước thời Minh Trị (en:Meiji), trong tiếng Anh thường để họ trước tên sau. Trường hợp này hoạ sĩ có tên thông dụng là Hokusai (sinh 1760), tên đầy đủ Katsushika Hokusai, Katsushika là họ.
Các mục từ về người Nhật trong Wikipedia tiếng Anh và Đức thường mở đầu bằng cách viết thông dụng trong tiếng của họ, nhưng trong ngoặc đơn, theo sau chữ tượng hình là cách viết theo trật tự gốc của Nhật. Ví dụ mục từ Hokusai: Katsushika Hokusai (jap. 葛飾北斎 Katsushika Hokusai...); mục từ Kawabata: Yasunari Kawabata (jap. 川端 康成 Kawabata Yasunari...).
Điều này quả thực là bất tiện. Trường hợp nào không chắc chắn xin xem Wikipedia Quốc tế ngữ, ở đó viết hoa tất cả chữ cái của họ. Avia 5 tháng 7 2005 09:47 (UTC)

Những phần đã viết đã cố định ?

[sửa mã nguồn]

Các bạn ơi, Bài viết đã tạm dừng lại ở đây chưa? ThienHuong thấy có một số điều nên chỉnh sửa nhưng chưa biết nó đã được viết xong chưa (cố định những phần đã viết ấy)

ThienHuong 19:15, tháng 7 16, 2005 (UTC)

Phần tôi thì tôi dịch nguyên bài từ tiếng Đức qua đã xong rồi, ThienHuong có muốn sửa chửa nhỏ xin cứ tuỳ tiện. Còn thí dụ có ý đối lập hay muốn sửa chửa lớn vì cảm thấy nó sai, thì nên viết vào phần thảo luận vì mọi người trong cái Wikipedia này thường "cãi nhau" cho đã đời, chán mỏi miệng rồi mới sửa, phải quen mới chịu được;-) Phan Ba 21:22, 16 tháng 7 2005 (UTC)

Khắc? chạm?

[sửa mã nguồn]

Wood carving, wood engraving thì tiếng Việt gọi là gì nhỉ? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 08:39, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên của bài này không đúng, có lẽ vì dịch sát nghĩa theo tiếng Anh mà không đạt được cái ý. Bài nay tốt nhất nên chuyển thành In mộc bản hay Mộc bản. Duyệt-phố (thảo luận) 01:44, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với bạn là tên bài "khắc gỗ" gây hiểu nhầm, và một số từ điển đã chuyển ngữ "wood-engraving" thành "khắc gỗ", theo đúng nghĩa hẹp của từ wood (gỗ) và engraving (chạm khắc). Do thành quả của wood-engraving là một bản gỗ có bề mặt phẳng với những đường khắc tạo hình sâu đồng đều (mộc bản), có thể dùng làm bản in bằng cách tẩm mực lên và áp lên mặt giấy (in mộc bản). Tuy nhiên vì khái niệm "khắc gỗ" trong tiếng Việt mang nghĩa rất rộng, bao gồm hầu hết mọi loại hình điêu khắc với nguyên liệu từ gỗ, nên tôi gợi ý nên đổi tên bài là "Khắc Mộc Bản" – NPAnh (thảo luận) 22:59, ngày 26 tháng 6 năm 2023 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Vị trí của 10 thanh kiếm sấm sét - Genshin Impact
Đủ 10 thanh thì được thành tựu "Muôn Hoa Đua Nở Nơi Mục Rữa"
Data Analytics:
Data Analytics: "Miền đất hứa" cho sinh viên Kinh tế và những điều cần biết
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những khái niệm liên quan như IoT (Internet of Things), Big Data