Thảo luận:Kawabata Yasunari

Họ Tên hay Tên Họ

[sửa mã nguồn]

Để trang chính ở Yasunari Kawabata thì có lẽ hợp lý hơn?--Á Lý Sa 08:09, 1 tháng 7 2005 (UTC)

Lúc đầu tôi làm vậy, nhưng cân nhắc lại, tôi nghĩ nên theo đúng thứ tự mà người Nhật dùng: họ trước tên, thay vì thứ tự phương tây. Sách báo trong nước hiện cũng không thống nhất, hình như ai đọc từ ngôn ngữ nào thì theo đó. Chẳng hạn như các bài của thầy Nhật Chiêu chuyên về văn học Nhật Bản thì viết theo kiểu Nhật. --Avia 08:28, 1 tháng 7 2005 (UTC)

Người Nhật viết tên của họ tuỳ theo loại chữ viết. Nếu viết bằng Hán tự (Kanji) thì thứ tự là Họ Tên. Nếu viết bằng chữ Latinh (Romaji) thì thứ tự là Tên Họ.--Á Lý Sa 08:41, 1 tháng 7 2005 (UTC)

Chữ Romaji dùng trong thương mại, làm biển hiệu, quảng cáo... cốt cho Tây đọc mà, hẳn là phải ghi tên trước họ (để Tây còn biết ai ký hợp đồng :-) ). --Avia 09:31, 1 tháng 7 2005 (UTC)
Yeah, nhưng một khi họ đã ghi romaji thì viết Tên Họ. Viết Họ Tên nhìn thấy funny lắm :D --Á Lý Sa 09:33, 1 tháng 7 2005 (UTC)
Có thể vì chưa quen đó thôi (quả thật cả tôi cũng chưa quen :-) ). Tôi đã search thử, thấy cách viết Tên Họ phổ biến hơn, nhưng cách kia cũng nhiều gần bằng mà. --Avia 09:56, 1 tháng 7 2005 (UTC)

Bên Wikipedia tiếng Anh cũng tranh luận về thứ tự này, xin tham khảo thêm. Vẫn chưa ngã ngũ, nhưng xem ra cách viết Họ Tên vẫn được nhiều phiếu hơn. Mà đó là để dùng trong phiên bản tiếng Anh, nơi người ta quen viết Tên Họ! -- Avia 4 tháng 7 2005 04:13 (UTC)

Khi publish paper lên các scientific journal (tiếng Anh), người Nhật tự viết Tên Họ; trong khi những người ở nước khác thì bàn xem người Nhật nên viết là Họ Tên hay Tên Họ. :D --Á Lý Sa 4 tháng 7 2005 11:59 (UTC)
Yup, người Nhật đi Tây thì nhập gia tuỳ tục cho người ta dễ hiểu mình; còn Tây lại muốn tôn trọng bản sắc riêng của khách. Vậy có lẽ chúng ta cũng nên giữ bản sắc Á Đông :-) -- Avia 5 tháng 7 2005 01:26 (UTC)

Cái này thì lung tung thiệt. Chúng ta phải viết theo nguyên gốc romanji khi phiên âm họ tên tiếng Nhật chứ. Còn có người hay nói mỗi "Kawabata" thì cũng như ở Việt Nam tôn trọng ai thường gọi bằng họ, kiểu như "Nguyễn tiên sinh" v.v. thôi mà. Trong bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 6/2006, tại chú thích trang 80, tôi viết: "Tên tác giả Nhật Bản (hay nói chung các nước đồng văn Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) tương tự tên người Việt, họ trước tên sau... Nhiều tác phẩm của Kawabata Yassunari được dịch Việt văn từ một bản dịch ở châu Âu, vẫn giữ nguyên tên tác giả đã đổi thành Yasunari Kawabata theo cách của phương Tây là không phù hợp với Việt Nam". Tôi cũng phản đối kịch liệt việc sử dụng tràn lan cách đổi tên như vậy trong những bài viết về Kawabata Yasunari do người Việt chấp bút. Cứ thử nghĩ xem, châu Âu thì được, nhưng chẳng hạn Trung Quốc hay Nhật Bản có một bài viết về ông "Hà Khương Việt" thì ai mà ngửi được.Khương Việt Hà 06:48, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

tên-họ, ho-tên, và họ với tên

[sửa mã nguồn]

Có lẽ nên có cái link ho-tên sang cách viết kiểu tên họ cho tất cả các tên kiểu này.

Còn nữa, thí dụ chữ Newton nên có luôn một link từ Issac Newton link sang ! Nghiã là tất cả các Tên cuả Nhân vật nổ tiếng không có họ đều phải được link tới tên đầy đủ (hay ngược lại). Bởi vì khi tôi tra cứu nhiều khi tôi chỉ biết "Newton" mà không biết tên đầy đủ. Trong khi đó, người khác lại muốn gõ nguyên tên đầy đủ để tìm

Chưa xong, trong tương lai có thể có hơn 1 nhân vật nổi tiếng có cùng tên (hay cùng họ) thì lúc đó nên có trang định hướng. Võ Quang Nhân 14:00, 1 tháng 7 2005 (UTC)

Đồng ý với anh Nhân. Nên có những mục từ Newton, Mozart để REDIRECT tới Isaac Newton, Wolgang Amadeus Mozart... Còn với những nhân vật trùng họ thì lập trang định hướng. --Avia 4 tháng 7 2005 02:12 (UTC)

Chú ý về thứ tự họ-tên

[sửa mã nguồn]

Bạn Apple đừng sửa [[Thể loại:Người Nhật|Kawabata Yasunari]] v.v... thành [[Thể loại:Người Nhật|Yasunari, Kawabata]] vì ông này luôn được index theo họ Kawabata, dù viết Kawabata Yasunari hay Yasunari Kawabata (xin xem các thảo luận về thứ tự họ tên người Nhật ở trên). Avia(thảo luận) 01:23, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đồng chí nào viết câu này buồn cười thật: "Bên cạnh việc viết lách, Kawabata còn làm phóng viên", hehe, thế phóng viên ko viết lách hay sao? Tôi đổi thành "bên cạnh viết văn"Khương Việt Hà

[sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
BBC The Sky at Night - The Flying Telescope (2018) - Kính viễn vọng di động
BBC The Sky at Night - The Flying Telescope (2018) - Kính viễn vọng di động
Bầu trời vào ban đêm đưa lên không trung trên đài quan sát trên không lớn nhất thế giới - một máy bay phản lực khổng lồ được sửa đổi đặc biệt, bay ra khỏi California
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “Sao Băng” Uraume
Là người thân cận nhất với Ryomen Sukuna đến từ một nghìn năm trước. Mặc dù vẫn có khoảng cách nhất định giữa chủ - tớ, ta có thể thấy trong nhiều cảnh truyện tương tác giữa hai người
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Red Loong lại đeo một đống lò lửa trên lưng - Black Myth: Wukong
Trong phần lore của Xích Nhiêm Long (Red Loong), có kể rất chi tiết về số phận vừa bi vừa hài và đầy tính châm biếm của chú Rồng này.
Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Speed L
Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Speed L
Speed L là một chuỗi cửa hàng tiện lợi của siêu thị Lotte Mart – Hàn Quốc đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lotte Mart cho ra mắt cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại tòa nhà Pico Cộng Hòa, với các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày