Thảo luận:Quan hệ giữa khả năng và hiện thực

Đề nghị bạn PhươngHuy không tháo bảng cảnh báo cho bài này và những bài khác trong loạta ài Duy vậbt iện chứng của bạn. Thứ nhất, tầm nhìn hẹp là vì Khả năng và hiện thực không phải chỉ là những cụm từ chỉ dùng trong duy vật biện chứng, thứ hai bài viết cần thêm chú thích trong hàng vì có rất nhiều thông tin không có chú thích. --37.201.4.36 (thảo luận) 02:15, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Khả năng và hiện thực, nếu tách riêng từng cụm từ (khả năng) (hiện thực) thì nó không phải là chủ đề riêng của duy vật biện chứng; tuy nhiên nguyên cả cụm từ Nội dung và hình thức thì đây là một phạm trù của duy vật biện chứng như vậy bài đã đúng trọng tâm, còn chú thích thì cần chổ nào thì chú chỗ đó, trong các bài này cũng đã có nhiều chú thích. Tôi sẽ lùi lại--Phương Huy (thảo luận) 02:39, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bạn cho cái nguồn nào cho biết Khả năng và hiện thực là chủ đề riêng của duy vật biện chứng ??? Bạn đừng cho là biện chứng pháp (phép tranh luận) chỉ có biện chứng duy vật chứ. Trong khi còn tranh chấp, mong bạn không tháo bảng cảnh báo, nếu không bạn sẽ bị 3RR và điều đó rất đáng tiếc với 1 thành viên có nhiều đóng góp nhất tại WP Tiếng Việt như bạn. Và bạn hãy bỗ xung cho bài viết bằng những chú thích trong hàng.--37.201.4.36 (thảo luận) 02:47, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Mời xem [1]--Phương Huy (thảo luận) 02:49, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC). Trong số này [2]Trả lời
Nguồn tự tạo không đáng tin cậy và không thỏa tiêu chí về nguồn của Wiki, và cũng không nói rõ là cái chung và cái riêng chỉ dùng trong Duy vật biện chứng, và néu có nói thì cũng là tầm nhìn hẹp. Nên nhớ là thuật hùng biện và tranh luận đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Những cặp phạm trù đối chọi như thế này tôi tin là đã được đề cập dến từ lâu trong thuật hùng biện và biện chứng. Một là bạn có thể sửa đổi bài, đưa duy vật biện chứng chỉ là 1 phần của bài (chứ ko phải là tất cả), hai là bạn đổi tên bài thành Khả năng và hiện thực (biện chứng duy vật). Nhưng nói chung bài đang dạng chất lượng rất kém thì thiếu nguồn, tôi chưa muốn xếp bài vào dạng nghiên cứu chưa công bố hay là chất lượng kém để bị xóa sau 7 ngày đấy, tuy là tình trạng bài hiện nay là hoàn toàn có thể xếp vào loại đó.--37.201.4.36 (thảo luận) 03:04, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Những nội dung này có rất nhiều ở các giáo trình triết học, được đưa vào giảng giạy bắt buộc tư lâu đời rồi.--Phương Huy (thảo luận) 03:10, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Có thể đó là tại VN, bắt buộc thế và tạo ảo giác là những cặp phạm trù này chỉ dùng trong DVBC hay là do DVBC sáng tạo riêng, để đề cao tính ưu việt của triết lý Mác. Thật ra những khái niệm như bản chất & hiện tượng, riêng & chung, .... là là những khái niệm rất căn bản và đối chọi trong mọi nền triết học, chẳng thể nào là độc quyền của DVBC được. Cả bài bạn chỉ nói đến trong tương quan với DVBC thì là bài tầm nhìn hẹp rồi.--37.201.4.36 (thảo luận) 03:23, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Dù cho bạn có đưa nguồn uy tín vào cũng không nên vội tháo bảng. Những nguồn bạn mới đưa vào cũng chỉ nói là Duy vật biện chứng có dùng những cặp phạm trù này trong lý luận, nhưng không nguồn nào dám khẳng định là những cặp phạm trù ('thật ra là những khái niệm rất căn bản và đối chọi trong mọi nền triết học') này là độc quyền của DVBC cả. Nếu bạn dùng nguồn này để khẳng định " chỉ dùng riêng trong Duy vật biện chứng" là đã "vặn nguồn" rồi. Bạn nên đổi tên bài (hay là tốt nhất thì viết thêm để DVBC chỉ là 1 phần của bài), và bổ sung thêm nguồn.--37.201.4.36 (thảo luận) 03:23, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Còn 1 điều nữa nói thêm với bạn là theo WP tiếng Anh, chỉ có khái niệm Kinh tế chính trị Mác (hay là Kinh tế trường phái Marx, Marxistisk økonomi) vì Marx và Engels mới là nhà triết học và kinh tế, còn Lê nin là nhà chính trị, áp dụng và biến đổi lý thuyết Mác theo mục đích riêng, nhưng những sửa đổi nhỏ đó chưa thể lặp nên trường phái kinh tế Lê-nin được, nhưng tại VN lại thường ghép Kinh tế chính trị Mác Lênin, chắc là chỉ có tại VN?
Tham khảo thêm tại giáo trình này: Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị-hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2014. Tài liệu đó có trình bày đầy đủ cả.--Phương Huy (thảo luận) 03:25, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đã thảo luận ở trên. Như đã nói, DVBC dùng những cặp phâm trù và khái niệm căn bản này để làm cơ bản lý luận của DVBC, nhưng những khái niệm và cặp phạm trù này không phải là hàng độc quyền của DVBC.--37.201.4.36 (thảo luận) 03:28, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đó là quan điểm riêng của IP, còn các tài liệu đều nói đó là những cặp phạm trù của CN Mác lê nin, phải theo sách vở chứ không theo suy luận--Phương Huy (thảo luận) 03:30, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Và cũng đề nghị IP đưa ra các tài liệu khẳng định nó không phải là của DVBC--Phương Huy (thảo luận) 03:31, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Khái niệm này có trong phép biện chứng, nhưng ngoài duy vật biện chứng của Marx thì còn có duy tâm biện chứng của Hegel. Có bạn nào đọc Hegel làm ơn cho ý kiến. Thân. Tuanminh01 (thảo luận) 03:31, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vấn đề là các phép biện chứng khác đặt tách rời từng cái chứ không đặt trong quan hệ cặp đôi kiểu này. Ví dụ Khả năng là gì; hiện thực là gì; chứ không nói rõ khả năng và hiện thực là gì--Phương Huy (thảo luận) 03:33, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trong tác phẩm Logic học, ở phần tồn tại, Hegel cũng đã diễn đạt các phạm trù chất, lượng, độ và tư tưởng biện chứng về sự chuyển hóa lượng – chất. Ở phần bản chất, Hegel diễn đật các phạm trù bản chất, hiện tượng, quy luật, khả năng và hiện thực, nguyên nhân và kết quả, trình bày học thuyết mâu thuẫn nguồn gốc của sự phá triển. Ở phần khái niệm, Hegel đã diễn đạt các phạm trù cái chung và cái riêng, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, đã diễn đạt các nguyên lý sự hoạt động có mục đích của con người, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tổng hợp lại quan niệm phát triển với tư cách là phủ định của phủ định. - https://kieuanhvu.wordpress.com/2014/11/12/tu-tuong-triet-hoc-co-ban-cua-hegel/ Cái này Marx kế thừa của Hegel đấy chứ. Tuanminh01 (thảo luận) 03:37, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phương Huy liên tục hồi sửa. Rất nhiều thuật hùng biện từ thời Hy Lạp cổ đại, và biện chứng pháp dùng những khái niệm rất căn bản đã có từ nghìn xưa này, thế cho nên những cặp phạm trù tự thân nó đã đối chọi nhau ko thể là của riêng DVBC được, tôi ko tin là những nhà hùng biện xưa kia của Hy Lạp cổ đại mà ko gặp những trường hợp tranh luận này. Như đất và nước là khái niệm căn bản của quốc gia, nhưng ko phải là độc quyền chỉ quốc gia VN mới có đất và nước. Cách đơn giản nhất là Phương Huy đổi tên bài thành Khả năng và hiện thực (Duy vật biện chứng) (và 6 bài tương tự) nếu lười viết thêm, nhưng như vậy thì hạn hẹp từ ngữ quá.--37.201.4.36 (thảo luận) 03:39, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Thế thì Khả năng và hiện thực là nói về cái gì?--Phương Huy (thảo luận) 03:40, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Cách đơn giản nhất là Phương Huy đổi tên bài thành Khả năng và hiện thực (Duy vật biện chứng) (và 6 bài tương tự) nếu lười viết thêm, nhưng như vậy thì hạn hẹp từ ngữ quá, đáng tiếc cho bài. Sau nữa là nên xét về dnb, sao WP tiếng Anhko có bài viết tương tự, và bài có nhiều đoạn dài hoàn toàn ko có nguồn. --37.201.4.36 (thảo luận) 03:39, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đây là những nội dung đã được đưa vào giảng dạy, không bàn đến dnb, còn nguồn, thiếu chổ nào thì chú vào chổ đó, tài liệu có nhiều--Phương Huy (thảo luận) 03:44, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Hình như PhuongHuy ko đọc thảo luận của ngừoi khác à? dù tôi rất quý trọng những đóng góp bền bỉ của bạn. Cách giáo dục của VN, nhất là trong triết học và chính trị học, tạo những định kiến định hướng và ảo giác đáng ngờ vực. Tôi đưa ra giải pháp dễ nhất là đổi tên bài mà bạn cũng ko muốn.--37.201.4.36 (thảo luận) 03:47, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn nào đọc nốt cuốn Logic học của Hegel để viết nốt bài Khả năng và hiện thực (duy tâm biện chứng) thì tốt quá, nhưng có lẽ những cặp phạm trù trên không đủ đnb cho enwiki nên mới không có bài. Tuanminh01 (thảo luận) 03:51, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn dò trên Wiki tiếng Đức xem, nhiều khả năng là phiên bản tiếng Đức sẽ có bài--Phương Huy (thảo luận) 03:56, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời
Thế mà PhuongHuy vẫn nói là chỉ có DVBC có, người ta dạy sao bạn tin hết vậy à. Đổi tên bài là Khả năng và hiện thực (Chủ nghĩa Marx-Lenin) thì rộng quá, nên đổi thành Khả năng và hiện thực (Biện chứng duy vật) thôi. Mà nói chung là tôi treo thêm bảng dnb, yêu cầu PhuongHuy không tháo bảng, nếu Huy tháo bảng nhờ DPV hay là BQV khóa bài. Tôi ko muốn treo bảng facts vào tất cả những đoạn ko nguồn nên đề nghị bạn Huy thêm nguồn vào những đoạn dài chưa có nguồn, nhưng đừng vặn nguồn nhé. Thú thật với TuanMinh là tôi rất muốn ai đó viết thêm cho bài là của chung của biện chứng pháp (không riêng của DVBC) còn cá nhân tôi ko đủ khả năng và thời gian.--37.201.4.36 (thảo luận) 03:58, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Giáo trình triết học và lý luận cao cấp tại VN không nói rõ Marx đã kế thừa của Descartes, HegelFeuerbach ra sao trong quá trình xây dựng học thuyết duy vật biện chứng, mà chỉ mô tả Marx là người duy nhất phát triển học thuyết/khái niệm/phạm trù liên quan. Để hiểu được toàn bộ thì phải có người hiểu tiếng Pháp và Đức để đọc nguyên bản các tác phẩm của các tác giả ở trên. Chắc là chả có ai đủ khả năng tư duy trừu tượng để làm việc đó. Về việc dò tìm bài thì cảm ơn bạn, tiếc là tôi không biết tiếng Đức. Thân. Tuanminh01 (thảo luận) 04:01, ngày 8 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson
Pokémon Sword/Shield – Golden Oldies, những bản nhạc của quá khứ
Pokémon Sword/Shield – Golden Oldies, những bản nhạc của quá khứ
Game chính quy tiếp theo của thương hiệu Pokémon nổi tiếng, và là game đầu tiên giới thiệu Thế Hệ Pokémon Thứ Tám
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Làm việc tại cơ quan ngoại giao thì thế nào?
Bạn được tìm hiểu một nền văn hóa khác và như mình nghĩ hiện tại là mình đang ở trong nền văn hóa đó luôn khi làm việc chung với những người nước ngoài này
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Cẩm nang để một mình - đừng cố để có một người bạn
Tôi đã từng là một người cực kì hướng ngoại. Đối với thế giới xung quanh, tôi cảm thấy đơn độc đến vô vàn