Ôi, anh Baodo ơi, tôi chưa hiểu ý anh trong câu "là một triết và tác gia Đạo giáo"??? 221.132.63.148
Tác gia là người sáng tác, khác với sử gia là người chép lại chuyện thật, cái khác nhau không cần phải nghĩ nhiều. Điều bất tiện ở đây gọi Triết gia đạo giáo được, chứ Tác gia đạo giáo thì không ổn. Trang tử được gọi là tác gia vì sách của ông văn chương bay bổng, lãng mạn quá, nó thoát khỏi cả triết học khô cứng để trở thành 1 bài thơ, 1 bài văn hay 1 cái gì đó mà đã biến ông từ triết gia trở thành tác gia luôn. Vậy thì còn dính tới chữ Đạo giáo làm gì ? Cái này trà dư tửu hậu nói vô thôi, chứ chắc cũng chẳng ai để ý Xiaoao (thảo luận) 20:48, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Mình cho rằng Trang tử không phải là "tác gia của Đạo giáo". Là vì hồi Trang tử sống là chưa có Đạo giáo. Chỉ từ thời Hán, khi thành lập Đạo giáo (trên nền đạo Hoàng Lão và một số thuật sĩ, vu thuật,...) và quyết định tôn hai vị Lão tử và Trang tử làm tôn sư, một là vì có trước tác Đạo Đức kinh, một vì những sáng tác lung linh mờ ảo đầy thi vị và triết vị được tập hợp trong Nam hoa kinh (nhất là phần Nội thiên).
Nên mình đề nghị sửa là một trong hai nhà tư tưởng nòng cốt của Đạo giáo.222.252.32.60 (thảo luận) 03:00, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Anh Hai Avia ơi, nhờ máy anh hiển thị dùm chữ Hán tiêu đề chương I của Nam Hoa kinh nhé. Chớ tiêu diêu là G bắt đền đấy! G.G 03:43, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Đoạn đầu bài có chữ Hán rõ ràng (vd. Trang Tử 莊子), chứ từ heading 1 trở đi, có chữ Hán nào đâu mà hiển thị? Chương 1 là Tiêu diêu du hoặc Tiêu dao du; "tiêu diêu" ("tiêu dao") mới là tự do tự tại, chứ "tiêu tiêu" là kí rì? Chắc là... tiêu luôn :-D Avia (thảo luận) 03:54, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Cám ơn anh Hiệp đã tìm dùm mấy chữ Hán. Bi chừ G mún bắt đền tui kí chi đây? Avia (thảo luận) 07:49, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Khổ quá, chỉ chậm một chút mà phải chịu mâu thuẫn. Cám ơn hai ông anh nhiều. Lâu nay G toàn đọc (trong sách) chữ này 逍遥游第一 (copy của bác Hiệp vì máy G không đọc được nên không biết chữ chi nữa!) bằng tiếng Việt là tiêu tiêu du đệ nhất, thấy sách bác Nguyễn Tôn Nhan và Nhương Tống cũng dịch là tiêu tiêu du (chỗ này G xin nhận thêm ba roi nữa vì sai kinh lắm! Híc híc, rồi tự hiểu đó là một trạng thái biểu hiện của tự do tự tại. Tiêu diêu/dao cũng có nghe qua nhưng không thuận đọc lắm. Không mún bắt đền cũng đâu phải dễ P.S: Nhưng sai thì vẫn chịu ba roi :)G.G 08:09, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Đọc là Tiêu diêu du hoặc Tiêu dao du. Nhớ chưa?
Nhường Avia 2 roi, nhưng tôi đánh trước. Nào G.G đâu, nằm xuống. 陳庭協 08:28, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Bị đòn thích lắm hay sao mà cứ đòi hoài vậy ta...陳庭協 07:26, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Nhờ Trần Đình Hiệp sửa giùm:
G không có ý kiến gì thêm. G.G 04:23, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Đã sửa. 陳庭協 04:31, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)
G sửa làm mất rất nhiều định dạng và liên kết (xem [1]), có vẻ như do select & copy trực tiếp trên trang web. Tôi đã khôi phục một phần. Vui lòng lưu ý khi sửa đổi, tránh de-wikify như vậy :-) Avia (thảo luận) 07:53, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Cho tôi hỏi vì lý do gì mà chữ "tử" trong Trang tử lại viết chữ thường không? Tôi toàn thấy sách viết chữ in. Tân (trả lời) 06:02, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Xiaoao so sánh với cách viết hoa bính âm là không thích hợp. Ví dụ,
tiếng Việt viết là Bạch Cư Dị (cũng có thể hồi xưa viết Bạch Cư-dị, nhưng bây giờ chắc chắn không viết như thế nữa.) Avia (thảo luận) 02:12, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Chữ Hán Pin Yin 拼音 có thể viết liền PinYin có âm việt là "Phanh Âm" chứ không phải "Bính Âm." Mong bà con viết và đọc cho đúng.
Phanh Âm là một kiểu viết âm của chữ mà xài các chữ cái La tinh. Trước kia cũng có vài kiểu phanh âm thời Trung Hoa Dân Quốc, nhưng kiểu mới bây giờ khoa học hơn, và được nhiều người nước ngoài thích xài. Xưa hơn nữa, còn có lối viết âm của chữ bằng các dấu viết bằng bút lông để ghép vần đọc những chữ Hán trong tự điển.
Mấy năm gần đây có phong trào viết liền những phanh âm của một từ ghép vào với nhau. Lối này cũng được nhiều người thích, nhưng không hẳn là một lối được chính thức tiêu chuẩn trong ngôn ngữ Trung Hoa, hay các trường đại học, hay trường phổ thông, hay bộ giáo dục Trung Quốc quy định.
Chữ Hán là những chữ rời, không thể dính liền. Những từ ghép của tiếng Hán cũng là những chữ Hán riêng lẻ ghép lại. Vì vậy, phanh âm có thể tuỳ thích mà ghép cho dính liền với nhau khi mình biết chắc từ ghép của chúng, nhưng cứ viết rời ra cũng không sai.Trần Anh Mỹ (thảo luận) 00:49, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Trang Tử đã bị đổi thành Trang tử bởi Xiaoao cho rằng: "tử có nghĩa là thầy" (danh từ chung), Xiaoao cũng đưa một số ví dụ về "thầy Giản", "thầy Nguyễn" để minh họa, theo tôi là không đúng, bởi trong trường hợp này "Trang Tử" đã được mọi người Việt sử dụng-công nhận như là một danh từ riêng. Bằng chứng: các từ điển, sách báo khi viết về nhân vật này đều thể hiện điều đó.
Ngoài ra, chiếu theo mức độ phổ biến của cách dùng, bất kể đúng sai, wiki đều lấy đó làm tên chính của bài. Vậy không nên chiết tự để suy ra cách viết đúng sai mà nên theo mức độ phổ biến của ngôn ngữ để có tên bài chính thức.
Đây cũng là thảo luận chống tất cả các đổi thay khác nếu đã, đang hay sẽ đổi tên loạt bài về: Trang Tử; Mạnh Tử, Lão Tử...Lưu Ly (thảo luận) 06:44, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Xiaoao đổi tên với lý do tử viết thường mới đúng vì không phải là tên --> xét vấn đề: đúng hay sai
Lưu Ly đổi tên với lý do Trang Tử đã thành danh từ riêng trong tiếng Việt --> xét vấn đề: phổ biến hay không
Trong tiếng Việt, tồn tại các kiểu viết sau: TRANG TỬ; Trang-tử; Trang Tử; Trang tử (có thể còn nữa)
Tôi đã hồ đồ khi dùng chú "mọi" (dù biết trước là không phải thế).
Xiaoao đưa ra 3 học giả dùng "Trang tử", tôi hoặc ai đó cũng có thể đưa ra nhiều hơn 3 tác giả dùng "Trang Tử".
Không cực đoan: đó là tiêu chí để thảo luận. Tôi đưa ra vài ví dụ cách dùng mà không phải là chỉ do một tác giả để có sự nhìn khách quan hơn-trang này đã có sự thống nhất cách viết của nhóm biên soạn. Ngoài ra còn có Từ điển Hán Việt- Hán ngữ cổ đại và hiện đại, tác giả: Trần Văn Chánh, NXB Trẻ năm 2005, quyển này có định nghĩa phân biệt 2 khái niệm 莊子: "trang tử" và "Trang Tử" .
Tôi không cho rằng viết "Trang tử" là sai, nhưng tôi cho rằng hiện "Trang Tử" được viết nhiều hơn do đó lấy nó làm tên chính của bài. Cái "bất kể đúng sai" của tôi theo ý đó, chứ không tiêu cực như Xiaoao có thể nghĩ đến.
Tiếng Hán, 庄子 có hơn 2 nghĩa:
Tiếng Anh viết rất "khôn" Zhuangzi Zhuangzi (traditional Chinese: 莊子; simplified Chinese: 庄子; pinyin: Zhuāng Zǐ; Wade-Giles: Chuang Tzŭ). Như thế hoặc viết Zhuangzi (tiếng Việt xưa viết Trang-tử) hay Zhuang Zi (Trang Tử), nhưng dấu "-" trong tiếng Việt nay lại ít được dùng.
Tản mạn: cũng là Nguyễn Hiến Lê và [2], bìa sách của ông
Lưu Ly (thảo luận) 01:49, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC) Nguồn: http://www.thammyhoc.com/
Nếu nói Wiki gọi theo tên phổ biến nhất "bất kể đúng sai" thì tôi phản đối. Trừ phi cái tên đúng đã thật sự "chết" rồi thì đành chịu. Nhưng trường hợp này, ngày trước viết Trang tử, bây giờ thường viết Trang Tử, tôi nghĩ không phải là sai, chẳng qua tập quán viết hoa trong tiếng Việt đã thay đổi. Các bản Trang Tử tái bản gần đây (Nhượng Tống, Nguyễn Hiến Lê) đều viết hoa như vậy. Đạo Đức Kinh do Phan Ngọc dịch cũng ghi Lão Tử, Hàn Phi Tử cũng vậy. Avia (thảo luận) 02:30, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Xin lỗi vì hồi sáng viết vội nên không chính xác. Xem kỹ lại thì thế này:
Avia (thảo luận) 08:01, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)
I. Cách viết tên riêng Việt Nam
1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
II. Cách viết tên riêng nước ngoài
1. Tên người, tên địa lí:
1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
4.1. Viết hoa tên người:
Lưu Ly (thảo luận) 05:19, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Tôi thấy thảo luận trên cũng khá dài và có nhiều lập luận vững chắc về lập trường của riêng mình, giờ là lúc cần biểu quyết để thống nhất cách làm việc, âu cũng là nguyên tắc đồng thuận của Wikipedia, không nên để lỡ rồi kệ nó. Mời bỏ phiếu tại Wikipedia:Biểu quyết#Đang biểu quyết. Tân (trả lời) 08:39, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Ra là có cuộc biểu quyết này. Tôi thì quên cả cuộc thảo luận. Nhưng cũng nhắc thêm là bạn Lưu Ly không cần phải đưa ra bất kỳ dẫn chứng nào về bìa sách Nguyễn Hiến Lê viết Tử hay tử, vì như tôi đã nói, ông Nguyễn đã giải thích vì sao mình viết thường chữ "tử". Còn một số người nói gọi "Trang Tử" nghe kính trọng hơn, nhưng tôi lại cảm thấy không cần phải kính trọng cái quái gì về 1 người một khi mà mình muốn tìm hiểu nghiêm túc hay phân tích về họ, ví dụ gọi là ông Hồ Chí Minh chứ chẳng cần phải gọi là ngài Hồ Chí Minh khi viết về ông ta, đó là đặt cái khách quan cái chính xác lên hàng đầu. Cái điều tôi từng muốn bảo vệ khi thảo luận ở đây là không muốn người ta nhìn chữ "Trang Tử" lại tưởng ông ấy họ "Trang" tên "Tử" - nói nhiều mà mục đích chỉ đơn giản là vậy, cũng như các bạn đã phân tích rất tinh vi phức tạp chi chi đó thì cuối cùng rút lại cũng chỉ có 1 lý lẽ rất rành rành: vi wiki lựa chọn số lượng thay vì chất lượng. Tôi cũng theo ông bà mình, nhập gia tùy tục, chỉ thỉnh thoảng hê lên 1 tiếng đỡ buồn chứ chả ham bận rộn làm chi. Xiaoao (thảo luận) 19:04, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)