Xin chào Thanh Efron!
|
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.791 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta.
|
|
Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Thanh Efron. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.
|
Mong bạn nhớ các nguyên tắc:
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.
|
Bạn có thể mạnh dạn:
Tìm kiếm mọi bài mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.
|
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.
|
Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!
|
NHD 07:39, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Hiện tôi đang đề nghị tạm ngưng biểu quyết để bổ sung thông tin. Phiếu của bạn sẽ được bảo lưu và hợp lệ sau khi mở lại biểu quyết nếu bạn không có ý kiến nào khác. Mong bạn chấp thuận lý do nêu ra tại liên kết, và xin lỗi nếu có sự bất tiện cho bạn. Cảm ơn. Tân (thảo luận) 03:10, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy tôi xin nói rõ ra nhé. Một thành viên mới mở tài khoản và chỉ tham gia wiki trong thời gian rất ngắn thậm chí là ít thâm niên cái thảo luận đang được biểu quyết mà lại có những phát biểu am hiểu về lập luận bên B và ý kiến nhúng nhường, sửa đổi một số ít lần cho đủ qua con số 10 không khiến người ta khỏi nghi ngờ đây là một tài khoản do một thành viên cũ mở chỉ với mục đích biểu quyết. Và tôi dám chắc rằng cái theo sát thảo luận của bạn chỉ là của Bên B thôi Llevanloc (thảo luận) 14:02, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Đừng có giấu đầu lòi đuôi nữa. Bạn mới tham gia wiki mà đã không thích kiểu thảo luận của tôi?? Bạn vốn chưa bao giờ thảo luận với tôi mà nói không thích kiểu thảo luận với tôi thì đã chứng tỏ bạn là người đã thảo luận với tôi rồi!!!!Hơn nữa mới tham gia wiki mà bạn cũng biết làm nóng nữa à Llevanloc (thảo luận) 15:00, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Những câu nói của bạn lại càng làm tôi tin tưởng là bạn là người cũ. Nếu không tham gia lâu làm sao biết tôi mới đến. Với lại cách nói khá dà dặn này không thể là người mới được. Tôi không tranh luận với bạn hơn nữa. Cái này tự bản thân bạn biết Llevanloc (thảo luận) 15:26, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vậy à? Dù sao thì cậu cũng hiểu nhanh thiệt!--Meiji-Tenno (Thảo luận, đóng góp) 05:11, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Ý chính của mình nói ở đây là nên tránh những câu công kích và bỉ bác cá nhân. Chúng ta nên tập trung vào nhận xét ý kiến này đúng/sai hơn là nhận xét người A thế này thế kia. Chúc vui. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:46, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn đã bỏ công sức để viết bài Kem (thực phẩm). Chỉ xin có một đề nghị nhỏ là khi viết tên người, tên địa danh, tên quốc gia,... thì chúng ta không nên theo kiểu Anh mà nên viết theo kiểu thông dụng trong tiếng Việt hoặc viết theo cách chuyển tư La Tinh của người bản xứ, ví dụ viết Ý thay vì viết Italy, viết Sicillia thay vì viết Sicily, viết Roma thay vì Rome... Chúc bạn vui vẻ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:49, ngày 28 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Vâng, tôi rất hân hạnh làm quen bạn.
- Còn về vấn đề tên tuổi tôi cũng xin bàn luận với bạn mấy điều:
- Thứ nhất, việc dùng tên viết bằng tiếng Việt hoặc viết theo cách chuyển tự La Tinh của người bản xứ là một thông lệ lâu nay trên wikipedia. Bằng chứng là nhiều bài viết về thành phố, quốc gia,... được viết theo kiểu bản xứ như Roma, Moskva, Sankt Petersburg (chứ không phải là Rome, Moscow, Saint Petersburg). Và ở wikipedia tiếng Việt mọi người viết tên người Nhật, người Triều Tiên, người Hungary,... theo kiểu họ trước tên sau đúng như quy tắc gọi tên của dân tộc họ (trong khi đó nhiều khi báo đài chúng ta lại viết kiểu tên trước họ sau như người Anh).
- Thứ hai, đây là wikipedia viết bằng tiếng Việt nên chúng ta cần phải ưu tiên tiếng Việt trên hết. Vả chăng, việc hạn chế chêm các từ ngữ tiếng Anh trong câu nói, câu viết là việc đáng phải làm để giữ "chất Việt Nam" cho chúng ta không bị mai một trước sự xâm thực dữ dội của văn hóa ngoại lai.
- Thứ ba, chúng ta cần phải tôn trọng các dân tộc khác. Tôi nghĩ rằng người Nga gọi thủ đô của họ là Moskva chứ không phải là Moscow, người Hi Lạp gọi tên thủ đô của họ là Athena chứ không phải Athens hay Athènes, người Nhật dùng họ trước tên sau chứ không phải tên trước họ sau, đó là điều chúng ta rất rất cần phải tôn trọng.
- Vì vậy, trong việc gọi tên tôi rất không thích việc "thông dụng" một cách mù quáng mà chà bỏ qua tính dân tộc cũng như tính Việt Nam. Theo tôi, khi gọi tên hoặc đặt tên các mục từ trên wikipedia thì chúng ta nên ưu tiên theo thứ tự sau:
- Tên thông dụng viết bằng tiếng Việt (ưu tiên tiếng Việt trên hết vì đây là wikipedia tiếng Việt).
- Tên viết bằng cách chuyển tự La Tinh của người bản xứ.
- Tên thông dụng theo kiểu khác.
- Vài lời chia sẻ với bạn. Một lần nữa xin cảm ơn bạn đã bỏ sức viết bài Kem (thực phẩm) và hy vọng lửa nhiệt tình đóng góp của bạn mãi không vơi tắt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:26, ngày 28 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Thêm 1 cái nữa, nếu bài viết đó là bài nhạy cảm (chiến tranh, xung đột, tư bản - cộng sản - vô chính phủ,...), nên dùng tên thông dụng nhất trong sách báo của những phe ngoài cuộc trong vụ việc, càng hạn chế việc dùng tên chính thức (cũng đồng thời là tên thông dụng ở chính quốc đó) đối với một trong những phe trong vụ việc thì càng tốt! Dùng tên trung lập nhất trong sách báo của một trong hai phe cũng được! Tôi bổ sung thêm ý kiến này là để cho hai t/v trên thấy: ko phải tên chính thức lúc nào cũng là hay!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 12:56, ngày 28 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
- Ti nói rất có lý. Một ví dụ điển hình là bài "Sự kiện năm 1956 tại Hungary", vì mức độ nhạy cảm của nó mà chúng ta phải dùng một cái tên của bên thứ ba.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp thì tôi vẫn vin vào tên trong sách vở của (các) nước liên quan trực tiếp đến sự kiện đó, nhất là tài liệu được liệt vào hàng "sách giáo khoa" (textbook) vì độ tin cậy và tính thống nhất của nó được đảm bảo nhất. Dĩ nhiên sẽ có những tên nằm trong tài liệu rất tin cậy của phe thứ ba, nhưng chúng ta cần phải đề phòng trường hợp có... 10 cái tên, và mỗi tên cũng nổi bật tương tự nhau.
- Nói thêm thế này, thật ra trong nhiều trường hợp chúng ta không cần phải cất công tìm kiếm một cái tên thứ ba, ví dụ như trong một trận đánh thì tên của một phe nổi trội hơn phe kia chả hạn (thường là tên của phe chủ động mở chiến dịch tấn công sẽ được chọn làm tên bài).
- Hoặc trong một trường hợp tế nhị hơn: giữa "Chiến dịch biên giới Tây Bắc 1979" hay "chiến dịch phản kích tự vệ chống Việt Nam", thì rõ ràng chúng ta không cần phải ngại ngần chọn tên thứ nhất (dù nó không trung lập) vì đây là wikipedia tiếng Việt. Dĩ nhiên chúng ta phải chấp nhận nhượng bộ khi cho phép wikipedia tiếng Trung dùng tên thứ 2.
- Nói dài dòng, hy vọng các bạn không chê là lủng củng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:22, ngày 28 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
- p/s: Tôi vẫn thắc mắc là tại sao wiki ta vẫn chưa đổi tên bài Chiến dịch Linebacker thành "Điện Biên Phủ trên không" hay "Chiến dịch phòng không Hà Nội-Hải Phòng" ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:22, ngày 28 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thêm một cái bổ sung cho tất cả những bác phía trên, là đối với tên người Nga, người Ukraina,... thì wiki tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Ukraina,... viết đầy đủ họ, phụ danh và tên, còn wiki Anh thì cắt mất cái phụ danh của người ta (ví dụ họ viết Vladimir Lenin thay vì Vladimir Ilych Lenin). Vì vậy nếu có bác nào dịch bài về một người Nga từ wiki Anh sang thì nhớ viết đầy đủ họ tên và phụ danh chứ đừng bắt chước wiki Anh. Người Nga thì viết tên theo kiểu Nga chứ ai viết theo kiểu Anh, các bác nhỉ ? 115.74.126.91 (thảo luận) 03:12, ngày 29 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn cố gắng hoàn thiện, bổ sung dẫn chứng bài viết này. Mình đưa vào mục Gợi ý của chuyên mục Bạn có biết. Chúc vui vẻ ngày 2/9. —Earth and MoonTalk 14:53, ngày 1 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời