Wikipedia đã khắc phục có hiệu quả nhất tính tương đối (lạc hậu) của tất cả các loại từ điển khác. Bởi vì, Wikipedia cho phép cập nhật, thay đổi, bổ sung nhanh nhất những tiến bộ của xã hội loài người.
Điểm đặc biệt của Wikipedia mà không có một loại từ điển nào có được là nó cho phép dự báo tương lai của vấn đề mà nó đề cập, thông qua tầm nhìn rộng khắp của cộng đồng "biên tập" rộng lớn nhất trên toàn thế giới.
--Lehuynhmic (thảo luận) 17:08, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Xin cảm ơn bạn Mekong Bluesman đã thảo luận cùng tôi! Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn rằng: Wiki hay bất kỳ từ điển nào khác, hoàn toàn ko có tính dự báo tương lai của sự vật hoặc hiện tượng mà nó đề cập. (Mời bạn xem thêm vấn đề này ở đây: Mục "Một số đặc tính tiêu biểu của từ điển" http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n - Chính tôi đã viết những điều trên, nên tôi hoàn toàn hiểu rõ vấn đề này.
Tuy nhiên, với tính chất MỞ của mình, Wiki đã tạo một tiền lệ mới trong Ngành Tự điển học (xin tạm dùng như vậy), đó là tính sở hữu cộng đồng, là khả năng MỞ RỘNG nội dung chú giải theo nhiều dạng khác nhau.
Khác hẳn với các loại từ điển khác, Wiki ko chỉ chú giải học thuật mang tính hệ thống & liệt kê khô khan như các loại từ điển khác, mà hơn hết, nó cho phép kiến giải học thuật dưới dạng 1 bài viết tự luận - có văn phong, phương pháp thể hiện đa dạng (với sự chọn lọc nghiêm khắc của cộng đồng Wiki) của tất cả các nền văn hóa trên thế giới. (xin đừng suy nghĩ theo nghĩa hạn hẹp nhất của từ này: bài văn cấp 1 - Xin hãy nhìn vào cái mà nó so sánh, cái đối lập với nó: Cách trình bày mang tính liệt kê của hầu hết các loại từ điển khác - Rất tiếc, đã có ít nhất 2 thành viên HIỂU theo nghĩa hẹp này!?!).
Xin được cùng bạn nói thêm về danh từ KIẾN GIẢI: "Kiến giải" khác với CHÚ GIẢI ở chổ nó cho phép "CHÚ thích"/giải thích theo sắc thái (Ý KIẾN, SÁNG KIẾN, công trình nghiên cứu hay cách nhận thức vấn đề) của riêng mỗi tác giả, mỗi cộng đồng;
Bản thân cách CHÚ GIẢI (theo kiểu liệt kê, hệ thống) của các loại từ điển khác đã "vô tình" giết chết tính dự báo về sự vật mà nó đề cập; Còn cách KIẾN GIẢI của Wiki dưới dạng một bài viết tự luận (mang phong cách hàn lâm & trung lập) thì hoàn toàn ko giới hạn về đặc tính này (tính dự báo). Tôi chưa thấy một quy định nào của Wiki cấm thành viên đề cập đến đặc tính này, như vậy chúng ta có thể kết luận: WIKI KO CẤM DỰ BÁO. Do đó, trong các cách trình bày của thành viên, nếu có người có TẦM NHÌN RỘNG thì hoàn toàn dễ dàng đề cập đến vấn đề này một cách khéo léo, tế nhị & thuyết phục.
Cũng xin được trao đổi cùng bạn về cụm từ "Công trình nghiên cứu". Wiki cho phép các thành viên kiến giải một vấn đề dưới dạng tự luận cộng đồng (tôi đã đọc thấy rất nhiều các CÔNG TRÌNH rất nghiêm túc ấy trên Wiki. Trong số những "công trình" ấy, nếu là của 1 cá nhân, nó hoàn toàn xứng đáng là đề tài nghiên cứu & được công nhận ở bậc sau đại học. Chính tính TỰ LUẬN khi kiến giải, đã cho phép tác giả đề cập đến mọi vấn đề có liên quan về sự vật mà nó đề cập. CÁC DẠNG TỪ ĐIỂN HIỆN NAY HOÀN TOÀN KO THỂ LÀM ĐƯỢC ĐIỀU NÀY. Như vậy, dưới dạng "công trình tập thể", ai có thể cấm được: nếu WIKI MUỐN DỰ BÁO VẤN ĐỀ?
Nếu hiện nay Wiki chưa dự báo, thì đó chỉ là do chúng ta chưa quan tâm đến vấn đề này mà thôi, hoặc do có 1 thế lực kiểm duyệt nào đó đã vô tình làm thui chột KHẢ NĂNG này của Wiki!
Thưa với bạn! tôi hoàn toàn tin tưởng vào cuộc cách mạng này ở Wikipedia! Vấn đề chỉ là thời gian! Bạn & tôi hãy siết tay nhau cùng làm điều đó nhé! ok?
--Lehuynhmic (thảo luận) 23:48, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Xin đơn cử với bạn 1 ví dụ sau đây: Wiki đã viết "Thông thường từ điển được trình bày dưới dạng sách, ngày nay từ điển còn được số hóa và cung cấp dưới dạng phần mềm máy tính hay truy cập trực tuyến trên web, trên trình nhắn tin nhanh, hay có trong các thiết bị số cá nhân như PDA, điện thoại..." - Bạn có thấy tính dự báo trong đoạn văn ấy ko? Riêng tôi đã thấy rằng, với cách trình bày như vậy, người xem hoàn toàn có thể hiểu rằng, "trong tương lai, từ điển sẽ TIẾP TỤC có nhiều thay đổi trong cách truy cập, thể hiện hoặc tiếp cận đến công chúng.
Do đó, nếu cần thể hiện tính dự báo, tôi xin bổ sung đoạn văn ấy như sau: Thông thường từ điển được trình bày dưới dạng sách, ngày nay từ điển còn được số hóa và cung cấp dưới dạng phần mềm máy tính hay truy cập trực tuyến trên web, trên trình nhắn tin nhanh, hay có trong các thiết bị số cá nhân như PDA, điện thoại. Trong tương lai, từ điển sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi về cách trình bày & tiếp cận đến công chúng.
--Lehuynhmic (thảo luận) 00:24, ngày 13 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Đặc tính tự do cho phép thông tin trong Wikipedia được cập nhật thường xuyên. Tuy vậy, điều này còn...tùy vào người phát hiện ra cái cần cập nhật, chứ nhiều khi bài đáng ra cần cập nhật thì lại tồn tại ở một xó xỉnh nào đó trên không gian Wikipedia vài ba năm chả ma nào sờ đến :D. Tự do, mở của Wikipedia vừa là hay nhưng cũng vừa là dở, vì những thông tin trên Wikipedia chỉ có giá trị tương đối, và khó có thể trở thành những dữ kiện khoa học hay nguồn tham khảo đáng tin cậy (chưa muốn nói rằng đôi khi có bài đã khá tốt, ai đó xen vào bài ba câu lại thành dở hơi ngay). Khương Việt Hà (thảo luận) 05:34, ngày 13 tháng 3 năm 2008 (UTC)