Thảo luận Wikipedia:Vận động bỏ phiếu

Câu hỏi về bot

[sửa mã nguồn]

Cái quy định này lập ra chắc chỉ nhắm vào đúng câu hỏi của tôi: "Bây giờ xài bot mời tất cả thành viên có đủ tư cách bầu cử (khoảng nghìn người) có được hay không? Các bạn nào viết bài chắc chỉ có ý định này.  A l p h a m a  Talk 13:19, ngày 15 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bạn nói thế không khỏi oan cho người dịch. Bên WP tiếng Anh thảo luận lập ra quy định này từ lâu và chắc hẳn không vì nhằm riêng vào câu hỏi của bạn. Việc dùng bot mời hàng loạt chỉ là một phần của vấn đề. Huống hồ, theo tôi, việc mời cả ngàn người tham gia bỏ phiếu gần như là spam và rất dễ phản tác dụng. Những người đủ hiểu biết về người được bầu đã chọn hoặc lên tiếng hoặc không rồi. Số còn lại nếu được mời thường có xu hướng hùa theo đám đông, bỏ phiếu theo phong trào. Điều này rất nguy hiểm. ~ Violet (talk) ~ 16:32, ngày 17 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời
Vậy tại sao bên Wikipedia tiếng Anh, mỗi lần bầu hội đồng đều nhận được thông điệp từ account en:User:MediaWiki message delivery, một dạng tài khoản tương tự bot (hay chính xác là wiki tool) có chức năng mời số lượng lớn (hàng triệu) thành viên, ví dụ [https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=User_talk%3AAlphama&type=revision&diff=692268164&oldid=689627829? Bất cứ admin nào đều có thể sử dụng. Vậy thì chúng ta có thể phải dịch thêm trang nữa? Thêm nữa, việc Wikipedia tiếng Việt mời bot sở dĩ chúng ta ít nhân lực, thiếu sự quan tâm của người dùng, người nhận thư mời hẳn nhiên là họ sẽ cảm thấy "được mời" nên sẽ tham gia có ý kiến nhiều hơn. Còn theo các bạn phân tích sợ bị a dua, hùa theo số đông ảnh hưởng kết quả bỏ phiếu nếu nhìn ở khía cạnh đó cũng có 1 phần có lý, tuy nhiên xét tổng thể là không ổn. Một thành viên Wikipedia phải có quyền được biết ai đang bầu (mặc dù có gán nhãn thông báo trang chủ thì người ta tắt đi là sẽ không thấy nữa hoặc không chú ý). Một ứng cử viên nếu không được cộng đồng tín nhiệm chắc hẳn phiếu chống có mà đầy, còn người làm tốt công việc thì phiếu chống ít đi.  A l p h a m a  Talk 04:02, ngày 18 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Như vậy, rõ ràng chúng ta phải có thảo luận về việc mời bằng bot như thế nào trong các trường hợp:

  • Mời đơn thuần thảo luận thành viên lấy ý kiến về vấn đề gì đó (theo tôi là ổn, không có vấn đề gì mà không mời bằng bot).
  • Mời bầu cử, biểu quyết ai đó, vấn đề gì đó. Tất nhiên các bạn sẽ xoáy nhiều vào ý này. Theo tôi là phải mời ngay lúc bầu cử mới mở ra, thường trong 1-3 ngày tính từ lúc lập bầu cử, biểu quyết mới. Còn thông qua thì biểu quyết, vậy có ổn.

 A l p h a m a  Talk 04:06, ngày 18 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Việc gửi thông báo hàng loạt chỉ nên được thực hiện bằng công cụ massmessage của bảo quản viên. Các thành viên có nhu cầu sử dụng tính năng này nên gửi yêu cầu tại WP:TNBQV, một bảo quản viên sẽ tiến hành gửi thư nếu thấy yêu cầu là phù hợp. --minhhuy (thảo luận) 14:44, ngày 28 tháng 8 năm 2018 (UTC)Trả lời

Đề xuất thuật ngữ

[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị một số thuật ngữ cho việc kêu gọi bỏ phiếu trong Hướng dẫn này như sau:

  • Excessive cross-posted (spamming): rải truyền đơn, ý nói một hành động kêu gọi thiếu mục tiêu, thiếu kiểm soát.
  • Campaigning: chiêu dụ, chỉ hành động kêu gọi có mục đích lôi kéo người nào theo ý của mình.
  • Votestacking: kéo bè kết phái, hoặc tạo vây cánh (tôi có nghĩ tới chữ "tuyển phiếu" nhưng có vẻ nghiêm túc quá), chỉ hành động quy tụ những người cùng ý kiến nhằm tạo thế áp đảo.
  • Stealth canvassing: vận động ngầm. Chữ "kêu gọi lén lút" chính xác hơn về mặt ngữ nghĩa (ko bao gồm việc dụ theo ý mình), nhưng nghe lạ tai.

Những từ vựng này thường được dùng một cách suồng sã khi nói tới việc lôi kéo bỏ phiếu nhằm tạo lợi thế cho điều gì đó. Các bạn nghĩ sao? Tân (thảo luận) 21:24, ngày 16 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời

OK.  A l p h a m a   Talk  01:58, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tên bài

[sửa mã nguồn]

Tên bài này nên là "Kêu gọi đồng thuận" sẽ gọn hơn?  A l p h a m a   Talk  01:39, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Theo [1] thì nó nên là cuộc vận động bỏ phiếu.  A l p h a m a   Talk  01:41, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download anime Toki wo Kakeru Shoujo Vietsub
Download anime Toki wo Kakeru Shoujo Vietsub
Bách nhọ nữ sinh và vượt thời không bộ pháp. Theo một thống kê có thể chính xác.
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Sáu việc không nên làm sau khi ăn cơm
Tin rằng có rất nhiều người sau bữa ăn sẽ ăn thêm hoặc uống thêm thứ gì đó, hơn nữa việc này đã trở thành thói quen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật
Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Cơ bản về nến và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán
Nền tản cơ bản của một nhà đầu tư thực thụ bắt nguồn từ việc đọc hiểu nến và biểu đồ giá trong chứng khoán