Thần kinh thị giác

Thần kinh thị giác
Thần kinh thị giác trái và các bó thị giác.

Thalamus: tuyến vú
Chiasma: giao thoa thị giác
optic tract: bó thị giác
cerebral peduncle: cuống não

Latinh nervus opticus
Phân bố Thị giác

Thần kinh thị giác còn được gọi là thần kinh sọ II, viết tắt là CN II, là đôi dây thần kinh sọ thực hiện chức năng truyền thông tin thị giác từ võng mạc đến não. Ở người, thần kinh thị giác có nguồn gốc từ cuống thị giác trong tuần thứ bảy thời kỳ phôi thai và bao gồm các sợi trục tế bào hạch võng mạctế bào thần kinh đệm; nó kéo dài từ đĩa thị giác đến giao thoa thị giác, từ đó tạo thành bó thị giác đến nhân phát thể gối ngoài, nhân tiền mái, và gò trên.[1][2]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Thần kinh thị giác là thần kinh thứ hai trong số mười hai đôi dây thần kinh sọ nhưng thực ra là một phần của hệ thống thần kinh trung ương, chứ không phải là hệ thống thần kinh ngoại biên vì nó có nguồn gốc từ một túi trên trung não (cuống thị giác) trong quá trình phát triển phôi thai. Kết quả là, các sợi của thần kinh thị giác được myelin bao bọc, bao myelin này tạo ra bởi các tế bào thần kinh đệm ít gai (oligodendrocyte), chứ không phải là từ tế bào Schwann của hệ thần kinh ngoại biên, và được bọc trong màng não. [cần dẫn nguồn] Bệnh thần kinh ngoại biên như hội chứng Guillain, Barré không ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Tuy nhiên, theo cách phân chia thông thường thì thần kinh thị giác vẫn được nhóm với 11 dây thần kinh sọ khác và tạo thành một phần của hệ thần kinh ngoại biên.

Thần kinh thị giác được bao bọc trong cả ba lớp màng não (màng cứng, màng nhệnmàng mềm) chứ không phải bọc bởi bao ngoài, bao giữa và bao trong dây thần kinh (vốn quan sát được ở dây thần kinh ngoại biên). Các sợi của hệ thần kinh trung ương động vật có vú có khả năng tái tạo rất hạn chế so với hệ thần kinh ngoại biên.[3] Do đó, ở hầu hết các động vật có vú, tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến mù, và không thể chữa được. Các sợi từ võng mạc chạy dọc theo thần kinh thị giác đến 9 nhân thị giác chính trong não, từ đó tạo các sợi vào chính đến vỏ não thị giác chính.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vilensky, Joel; Robertson, Wendy; Suarez-Quian, Carlos (2015). The Clinical Anatomy of the Cranial Nerves: The Nerves of "On Olympus Towering Top". Ames, Iowa: Wiley-Blackwell. ISBN 978-1118492017.
  2. ^ Selhorst, John; Chen, Yanjun (tháng 2 năm 2009). “The Optic Nerve”. Seminars in Neurology (bằng tiếng Anh). 29 (1): 029–035. doi:10.1055/s-0028-1124020. ISSN 0271-8235. PMID 19214930.
  3. ^ Benowitz, Larry; Yin, Yuqin (tháng 8 năm 2010). “Optic Nerve Regeneration”. Archives of Ophthalmology. 128 (8): 1059–1064. doi:10.1001/archophthalmol.2010.152. ISSN 0003-9950. PMC 3072887. PMID 20697009.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Nhân vật Araragi Koyomi - Monogatari Series
Araragi Koyomi (阿良々木 暦, Araragi Koyomi) là nam chính của series Monogatari.
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Trong những ngày ngoài kia là trận chiến căng thẳng, trong lòng là những trận chiến của lắng lo ngột ngạt
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn