Thẻ tre Ngân Tước sơn

Thẻ tre Ngân Tước sơn (chữ Hán: 銀雀山漢簡, Ngân Tước sơn Hán giản) là các bản ghi chép cổ trên thẻ tre được phát hiện tại Trung Quốc năm 1972. Bộ thẻ tre này có ghi lại nhiều văn bản quân sự cổ rất quý hiếm, trong đó phải kể tới 16 chương của cuốn Tôn Tẫn binh pháp do Tôn Tẫn sáng tác đời Chiến Quốc đã thất truyền từ lâu, 5 chương chưa từng được biết tới của bộ Tôn Tử binh pháp và 7 chương sách Lục Thao trước đây chỉ có đề mục.

Lịch sử khai quật

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1972 các nhà khảo cổ học Trung Quốc trong lúc khai quật hai ngôi mộ cổ ở Ngân Tước sơn thuộc phía Đông Nam thành phố Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông đã phát hiện tại ngôi mộ thứ nhất 4.942 thẻ tre có chứa ghi chép trong đó có một vài đoạn thuộc các văn bản cổ đã được biết đến, một số đoạn khác thuộc về các văn bản quân sự chưa từng được phát hiện và một số đoạn lại giống với nội dung của sách Quản TửMặc Tử. Người sở hữu các thẻ tre này được xác định là một viên tướng có họTư Mã. Trong ngôi mộ thứ hai, các nhà khảo cổ tiếp tục phát hiện ra 32 mảnh thẻ tre khác có ghi một phần lịch của năm 134 TCN.

Thời gian chôn cất của hai ngôi mộ được xác định vào khoảng 140 TCN/134 TCN118 TCN, vì vậy các văn bản trên thẻ tre rõ ràng phải được viết từ trước đó. Sau khi phục hồi trạng thái của các thẻ tre, dựa vào nội dung trên thẻ người ta đã chia chúng thành 9 nhóm, 154 phần. Nhóm đầu tiên gồm 13 chương Tôn Tử binh pháp của Tôn Vũ cùng 5 chương mới của bộ sách này chưa từng được biết đến, nhóm thứ 2 gồm 16 chương Tôn Tẫn binh pháp của Tôn Tẫn vốn đã thất truyền từ lâu, nhóm thứ 3 gồm 7 chương gốc hoặc đã mất của cuốn Lục thao (mà trước đây người ta chỉ biết tới tiêu đề), nhóm thứ 4 và thứ 5 gồm 5 chương của sách Úy Liêu Tử, một trong Võ kinh thất thư (武經七書) và 16 chương của Yến Tử, phần còn lại là các ghi chép không xác định được danh tính tác giả.[1]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhóm Tên tác phẩm Số lượng Đánh số
01 Tôn Tử binh pháp (孫子兵法) của Tôn Vũ 13 chương và 5 chương mới 001-018
02 Tôn Tẫn binh pháp (孫臏兵法) của Tôn Tẫn 16 chương 019-034
03 Úy Liễu Tử (尉繚子) 5 chương 035-039
04 Yến Tử (晏子) 16 chương 040-055
05 Lục Thao (六韜) của Khương Tử Nha 7 chương gốc hoặc mới 056-069
06 Thủ pháp, thủ lệnh (守法, 守令) 10 chương 070-079
07 Luận chính luận binh chi loại (論政論兵之類) 50 chương 080-129
08 Âm dương thời lệnh chiêm hậu chi loại (陰陽時令占候之類) 12 chương 130-141
09 Tài liệu khác 13 chương 142-154

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bin Sun, Dim Cheuk Lau, Roger T. Ames (2003). Sun Bin: the art of warfare: a translation of the classic Chinese work of philosophy and strategy. SUNY Press. tr. I. ISBN 0791454967.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Là thực thể đứng đầu rừng Jura (được đại hiền nhân xác nhận) rất được tôn trọng, ko ai dám mang ra đùa (trừ Gobuta), là thần bảo hộ, quản lý và phán xét của khu rừng
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Khác với một học sinh cao trung bình thường, Saiki Kusuo có nhiều siêu năng lực khác nhau bao gồm thần giao cách cảm và cách không di vật
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Manabu Horikita (堀ほり北きた 学まなぶ, Horikita Manabu) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu Hội trưởng Hội học sinh
Những nhân vật Black Myth sẽ khai thác tiếp sau Wukong
Những nhân vật Black Myth sẽ khai thác tiếp sau Wukong
Sau Wukong, series Black Myth sẽ khai thác tiếp Thiện Nữ U Hồn, Phong Thần Bảng, Khu Ma Đế Chân Nhân, Sơn Hải Kinh, Liêu Trai Chí Dị…