Thủy ngân(II) cyanide | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | dicyanomercury |
Tên khác | Mercuric cyanide Cyanomercury Thủy ngân đicyanide Hydrargyri cyanidum[1] |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Hg(CN)2 |
Khối lượng mol | 252,624 g/mol |
Bề ngoài | tinh thể không màu hoặc bột trắng |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 3,996 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 320 °C (593 K; 608 °F)[2] (phân hủy) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 9,3 g/100 mL (14 ℃) 53,9 g/100 mL (100 ℃)[3] |
Độ hòa tan | 25 g/100 mL (metanol, 19,5 ℃) tan trong etanol, amonia, glycerin ít tan trong ete tan trong benzen tạo phức với thiourê |
MagSus | -67,0·10-6 cm³/mol |
Chiết suất (nD) | 1,645 |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độ độc cao |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Thủy ngân(II) cyanide, còn được gọi với cái tên khác là thủy ngân đicyanide là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm ba nguyên tố: nitơ, cacbon và thủy ngân với công thức hóa học Hg(CN)2. Hợp chất này tồn tại dưới dạng một loại bột màu trắng hoặc không màu, không mùi, có vị đắng.[1] Hợp chất này cũng có điểm nóng chảy là 320 ℃ (608 ℉) và tại đó nó phân hủy và giải phóng khói thủy ngân độc hại. Nó hòa tan nhiều trong các dung môi phân cực như nước, cồn và amonia; tan trong ete; không hòa tan trong benzen và các dung môi kị nước khác.[2] Thủy ngân(II) cyanide nhanh chóng phân hủy trong axit để giải phóng hydro cyanide. Các mẫu chất cũng phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng, trở nên sẫm màu hơn.[4] Nó phản ứng mạnh mẽ với các tác nhân oxy hóa; kết hợp với các clorat kim loại, perchlorat, nitrat hoặc nitrit có thể gây ra một vụ nổ dữ dội.[5]
Thủy ngân(II) cyanide đã từng được sử dụng như là một chất khử trùng, nhưng việc này đã được chấm dứt vì độc tính của nó.[6] Một ví dụ của việc này là điều trị bệnh giang mai: một dung dịch gồm 5–10 hạt trong một ounce nước, được phết lên bằng một chiếc cọ lông lạc đà, đã được áp dụng cho các vết loét giang mai ở lưỡi hoặc miệng.[cần dẫn nguồn] Hợp chất này cũng được sử dụng trong nhiếp ảnh.[7] Nó vẫn được sử dụng trong vi lượng đồng căn với tên Latinh là Hydrargyrum bicyanatum.
Hg(CN)2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như Hg(CN)2·CS(NH2)2 là tinh thể trong suốt hay Hg(CN)2·2CS(NH2)2 là tinh thể sáng bóng.[8]