Vi lượng đồng căn

Samuel Hahnemann, người phát minh ra vi lượng đồng căn liệu pháp.

Vi lượng đồng căn hay vi lượng đồng căn liệu pháp (tiếng Anh: Homeopathy, ghép từ tiếng Hy Lạp: ὅμοιος hómoios, 'tương tự' và πάθος páthos, 'sự đau đớn'[1]) là một phương pháp y học thay thế điều trị bệnh nhân bị mắc một bệnh nào đó bằng cách sử dụng những chế phẩm được pha loãng[2][3] mà những chế phẩm này cũng gây ra các triệu chứng cho một người bình thường giống như là triệu chứng của chính căn bệnh cần chữa gây ra. Những bằng chứng khoa học cho rằng vi lượng đồng căn chỉ là một giả dược nhằm làm yên lòng bệnh nhân chứ nó không có tác dụng chữa trị [2][3][4][5][6]

Trong vi lượng đồng căn liệu pháp, thuật ngữ phương thuốc (tiếng Anh: remedy) được hiểu là một chất đã được pha chế với một quy trình cụ thể và dự định cho bệnh nhân sử dụng, chứ nó không có nghĩa là "một loại thuốc hay một liệu pháp chữa bệnh hoặc làm giảm đau".[7]

Nguyên tắc cơ bản của vi lượng đồng căn là "quy luật của những mối tương đồng" (law of similars) nghĩa là "hãy để cho những thứ giống nhau chữa cho nhau" ("let like be cured by like"). Định luật do chính bác sĩ người Đức Samuel Hahnemann đưa ra lần đầu tiên vào năm 1796, đó chỉ là một lời khẳng định chưa được chứng minh, và không phải là một quy luật thực sự của tự nhiên dựa trên cơ sở của phương pháp khoa học.[8] Các thuốc của vi lượng đồng căn được điều chế bằng cách pha loãng dần dần các chất trên một máy đàn hồi lắc mạnh, gọi là succussion (máy dao động). Mỗi một bước pha loãng bằng một succession tương ứng được giả định là để làm tăng hiệu quả. Quá trình này gọi là potentization. Pha loãng được tiếp tục thực hiện cho đến khi không còn các chất ban đầu.[9] Người chữa trị theo phương pháp vi lượng đồng căn sẽ xem xét các triệu chứng, ngoài ra còn các khía cạnh khác như trạng thái thể chất và tâm lý của bệnh nhân,[10] rồi sau đó tra cứu trong các sách tham khảo của vi lượng đồng căn để lựa chọn một loại thuốc nào đó dựa vào tất cả những triệu chứng.

Trong khi có một số nghiên cứu cá nhân cho ra kết quả tích cực, thì những đánh giá có hệ thống từ các thử nghiệm đã được công bố không chứng minh được hiệu quả của vi lượng đồng căn.[11][12][13][14][15] Hơn nữa, những thử nghiệm chất lượng cao hơn có xu hướng cho ra các kết quả ít tích cực,[13][16] và hầu hết các nghiên cứu tích cực đã không được thực hiện lại hoặc có vấn đề về phương pháp luận đã làm ngăn cản việc cân nhắc những bằng chứng hiệu quả rõ ràng của liệu pháp vi lượng đồng căn.[2][5][17][18]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Oxford English Dictionary: Homeopathy: coined in German from Greek hómoios- ὅμοιος- "like-" + páthos πάθος "suffering"
  2. ^ a b c Ernst, E. (2002). “A systematic review of systematic reviews of homeopathy”. British Journal of Clinical Pharmacology. 54 (6): 577–82. doi:10.1046/j.1365-2125.2002.01699.x. PMC 1874503. PMID 12492603. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “pmid12492603” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ a b UK Parliamentary Committee Science and Technology Committee - "Evidence Check 2: Homeopathy"
  4. ^ “Issues surrounding homeopathy”, National Health Service http://webarchive.nationalarchives.gov.uk/+/www.nhs.uk/Conditions/Homeopathy/Pages/Issues.aspx, truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2011 |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ a b Altunc, U.; Pittler, M. H.; Ernst, E. (2007), “Homeopathy for Childhood and Adolescence Ailments: Systematic Review of Randomized Clinical Trials”, Mayo Clinic Proceedings, 82 (1): 69–75, doi:10.4065/82.1.69, PMID 17285788, However, homeopathy is not totally devoid of risks... it may delay effective treatment or diagnosis Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “pmid17285788” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  6. ^ Shang, Aijing; Huwiler-Müntener, Karin; Nartey, Linda; Jüni, Peter; Dörig, Stephan; Sterne, Jonathan AC; Pewsner, Daniel; Egger, Matthias (2005), “Are the clinical effects of homoeopathy placebo effects? Comparative study of placebo-controlled trials of homoeopathy and allopathy”, The Lancet, 366 (9487): 726–732, doi:10.1016/S0140-6736(05)67177-2, PMID 16125589
  7. ^ Definition of "remedy" at Princeton University's Wordnetweb
  8. ^ The Dental Cosmos: A Monthly Record of Dental Science, Editor Edward C. Kirk, D.D.S., Vol. XXXVI, p. 1031-1032
  9. ^ “Dynamization and Dilution”, Complementary and Alternative Medicine, Creighton University Department of Pharmacology, Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2002, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2009
  10. ^ Hahnemann S (1833), The Organon of the Healing Art (ấn bản thứ 5), aphorisms 5 and 217, ISBN 0879832282
  11. ^ Kleijnen, J; Knipschild, P; Ter Riet, G (1991), “Clinical trials of homoeopathy”, BMJ, 302 (6772): 316–23, doi:10.1136/bmj.302.6772.316, PMC 1668980, PMID 1825800
  12. ^ Linde, K; Clausius, N; Ramirez, G; Melchart, D; Eitel, F; Hedges, L; Jonas, W (1997), “Are the clinical effects of homoeopathy placebo effects? A meta-analysis of placebo-controlled trials”, The Lancet, 350 (9081): 834–43, doi:10.1016/S0140-6736(97)02293-9, PMID 9310601
  13. ^ a b Linde, K; Scholz, M; Ramirez, G; Clausius, N; Melchart, D; Jonas, WB (1999), “Impact of Study Quality on Outcome in Placebo-Controlled Trials of Homeopathy”, Journal of Clinical Epidemiology, 52 (7): 631–6, doi:10.1016/S0895-4356(99)00048-7, PMID 10391656
  14. ^ Cucherat, M; Haugh, MC; Gooch, M; Boissel, JP (2000), “Evidence of clinical efficacy of homeopathy. A meta-analysis of clinical trials. HMRAG. Homeopathic Medicines Research Advisory Group”, European journal of clinical pharmacology, 56 (1): 27–33, PMID 10853874
  15. ^ Mathie, R (2003), “The research evidence base for homeopathy: a fresh assessment of the literature”, Homeopathy, 92 (2): 84–91, doi:10.1016/S1475-4916(03)00006-7, PMID 12725250
  16. ^ Caulfield, Timothy; Debow, Suzanne (2005), “A systematic review of how homeopathy is represented in conventional and CAM peer reviewed journals”, BMC Complementary and Alternative Medicine, 5: 12, doi:10.1186/1472-6882-5-12, PMC 1177924, PMID 15955254
  17. ^ Toufexis A, Cole W, Hallanan DB (ngày 25 tháng 9 năm 1995), “Is homeopathy good medicine?”, Time, Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2013, truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  18. ^ Linde, K.; Jonas, WB; Melchart, D; Willich, S (2001), “The methodological quality of randomized controlled trials of homeopathy, herbal medicines and acupuncture”, International Journal of Epidemiology, 30 (3): 526–31, doi:10.1093/ije/30.3.526, PMID 11416076

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo
[Vietsub+Kara][PV+Perf] Niji - Suda Masaki
[Vietsub+Kara][PV+Perf] Niji - Suda Masaki
“Niji” có nghĩa là cầu vồng, bài hát như một lời tỏ tình ngọt ngào của một chàng trai dành cho người con gái
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.