Thủy quân Hoàng gia Lào

Thủy quân Hoàng gia Lào
Marine Royale Laotiènne
Royal Lao Navy
Quân kỳ Thủy quân Hoàng gia Lào (1955-75)
Hoạt động28 tháng 1 năm 1955 - 2 tháng 12 năm 1975
Quốc giaVương quốc Lào
Phục vụChính phủ Hoàng gia Lào
Quân chủngThủy quân
Quy mô500 quân, 36 tàu và tàu thuyền khác (1974)
Bộ chỉ huyViêng Chăn
Tên khácRLN (MRL trong tiếng Pháp)
Lễ kỷ niệm28 tháng 1
Tham chiếnNội chiến Lào
Chiến tranh Việt Nam
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
không rõ

Thủy quân Hoàng gia Lào (tiếng Pháp: Marine Royale Laotienne – MRL) là quân chủng thủy quân thuộc Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Lào (FAR) và là lực lượng thủy quân chính thức của Chính phủ Hoàng gia LàoVương quốc Lào trong cuộc nội chiến Lào từ năm 1960 đến 1975.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy quân Lào (tiếng Pháp: Marine Laotienne) lần đầu tiên được thành lập vào ngày 28 tháng 1 năm 1955 như một thành phần thủy quân của Quân đội Quốc gia Lào, ban đầu được các sĩ quan người Pháp huấn luyện và bố trí. Phần lớn là lực lượng tuần giang vì Lào là quốc gia duy nhất của khu vực Đông Nam Á không giáp biển và được bao quanh bởi đất liền. Lực lượng thủy quân Lào mới mẻ này được cho là do nước ngoài cung cấp vào thời điểm đó với một số lượng nhỏ tàu tuần giang bọc thép STCAN cũ của Hải quân Pháp và tàu hộ tống FOM chỉ dùng trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

Thủy quân Hoàng gia Lào cùng với Không quân Hoàng gia LàoLục quân Hoàng gia Lào đều được đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng tại Viêng Chăn. Đến tháng 4 năm 1975, tổng quân số của Thủy quân Hoàng gia Lào đã gia tăng gấp vượt bậc với khoảng 500 hạ sĩ quan và thủy thủ của một đội tàu trên sông gồm 36 tàu, được phân chia kể từ giữa những năm 1950 thành một liên đội tuần tra (tiếng Pháp: Escadrille Fluviale du Haut Mekong – EFHM) và một phần tàu vận tải cỡ liên đội (tiếng Pháp: Section de Transports Fluviaux du Laos – STFL). Thủy quân Hoàng gia Lào nhận được sự hỗ trợ chủ yếu là từ Pháp, Thái LanMỹ, quốc gia đã cung cấp 20 tàu tuần tra sông PBR Mk 1 và 2 "Bibber" và 16 tàu đổ bộ LCM (8) để trang bị cho đội tàu dùng trên sông nhỏ.

Quân phục và phù hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, các sĩ quan thủy quân bắt đầu mặc quân phục màu rừng OG-107 do Mỹ viện trợ hoặc những bản sao do Lào làm ra; ngoài ra họ cũng mặc những phiên bản của Thái Lan và Việt Nam Cộng hòa.

Quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1961, sĩ quan cấp cao và cấp thấp của Thủy quân Hoàng gia Lào (tiếng Pháp: Officiers supérieurs et officiers subalternes) sử dụng cấp hiệu quân hàm của họ trên cầu vai tháo được giống hệt với mẫu dựa theo tiêu chuẩn mới của Quân đội Hoàng gia Lào, trong khi những viên hạ sĩ quan (tiếng Pháp: Officiers mariniers) mang lon trên tay áo trên hoặc những thanh chéo trên tay áo dưới. Thủy thủ (tiếng Pháp: matelots) không đeo phù hiệu.

  • SipLính thủy (không phù hiệu)
  • Phakhianna IrüartrïHạ sĩ (một lon màu trắng rộng gắn lên tay áo trên)
  • PhakhiannaïrüarthõTrung sĩ (ba thanh chéo màu trắng trên tay áo dưới)
  • PhakhiannaïrüarëkThượng sĩ (ba thanh chéo màu vàng trên tay áo dưới)
  • RüatrïThiếu úy (một ngôi sao vàng năm cánh)
  • RüathõTrung úy (hai ngôi sao vàng năm cánh)
  • RüaëkĐại úy (ba ngôi sao vàng năm cánh)
  • PhãvãtriThiếu tá (một ngôi sao năm cánh lồng vào một đĩa vàng)
  • PhãvãthõTrung tá (hai ngôi sao năm cánh, một lồng vào một đĩa vàng)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kenneth Conboy and Don Greer, War in Laos, 1954-1975, Squadron/Signal Publications, 1994. ISBN 0897473159, 9780897473156.
  • Kenneth Conboy and Simon McCouaig, The War in Laos 1960-75, Men-at-arms series 217, Osprey Publishing Ltd, London 1989. ISBN 9780850459388
  • Kenneth Conboy with James Morrison, Shadow War: The CIA's Secret War in Laos, Boulder CO: Paladin Press, 1995.
  • Timothy Castle, At War in the Shadow of Vietnam: United States Military Aid to the Royal Lao Government, 1955–1975, Columbia University Press, 1993. ISBN 978-0-231-07977-8

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
Trên thế giới có hai loại cà phê phổ biến nhất bao gồm cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) và cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối)
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Phim bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa chàng nhân viên Amakusa Ryou sống buông thả
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Danh hiệu Gerudo sau khi tiến hóa thành Trư nhân là Trư nhân vương [Orc King]
Hướng dẫn farm Mora tối ưu mỗi ngày trong Genshin Impact
Hướng dẫn farm Mora tối ưu mỗi ngày trong Genshin Impact
Đối với Genshin Impact, thiếu Mora - đơn vị tiền tệ quan trọng nhất - thì dù bạn có bao nhiêu nhân vật và vũ khí 5 sao đi nữa cũng... vô ích mà thôi