Thang độ lớn mô men (tiếng Anh: moment magnitude scale, MMS; được ký hiệu rõ là Mw hoặc Mwg, và thường ngầm hiểu khi sử dụng ký hiệu M đơn lẻ) là một cách đo độ lớn của động đất được phát triển năm 1979 bởi Tom Hanks và Kanamori Hiroo để kế tiếp thang Richter (ML , thang độ lớn địa phương), và được sử dụng bởi các nhà địa chấn học để so sánh năng lượng được phát ra bởi động đất. Độ lớn mô men là số không thứ nguyên được tính theo công thức
trong đó, là mô men địa chấn. Ta dùng công thức đầu nếu đo bằng N.m và công thức sau nếu đo bằng dyn.cm. Ký hiệu của thang độ lớn mô men là , trong đó, chữ w tiểu là công cơ học được thực hiện. Năng lượng được phát ra bởi một trận động đất có độ 8 theo thang lôgarit này bằng 101,5 = 31,6 lần năng lượng của một trận có độ 7, và một trận có độ 9 mạnh bằng 103 = 1.000 lần của một trận có độ 7.
Các hằng số trong công thức được chọn để cho những độ lớn mô men ước lượng gần ứng với các thang khác, như là thang Richter. Một thuận lợi của thang độ lớn mô men là, khác với các thang độ lớn kia, nó không bão hòa đối với các độ lớn, tức là không có một giá trị mà các động đất mạnh hơn gần như cùng độ lớn. Ví thế, độ lớn mô men mới là cách phổ biến nhất để ước lượng độ lớn của trận động đất lớn.
Báo chí không chuyên môn về khoa học thường nói ra độ lớn động đất "theo thang Richter". Tuy nhiên, phần nhiều độ lớn được tính ra ngày nay thực sự tính theo thang độ lớn mô men, vì thang Richter cũ hơn không thích hợp với các độ lớn hơn 6,8. Trung tâm Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) không dùng thang đối với các trận động đất có độ lớn nhỏ hơn 3,5.
Các subtype của thang độ lớn mô men (ví dụ: Mww …) phản ánh các cách ước tính mô men địa chấn khác nhau.
Boyle, Alan (12 tháng 5 năm 2008), Quakes by the numbers, MSNBC, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2008, truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008, That original scale has been tweaked through the decades, and nowadays calling it the "Richter scale" is an anachronism. The most common measure is known simply as the moment magnitude scale.
Dziewonski, Adam M.; Gilbert, Freeman (1976), “The effect of small aspherical perturbations on travel times and a re-examination of the corrections for ellipticity”, Geophysical Journal of the Royal Astronomical Society, 44 (1), tr. 7–17, Bibcode:1976GeoJ...44....7D, doi:10.1111/j.1365-246X.1976.tb00271.x.
Julian, Bruce R.; Miller, Angus D.; Foulger, G. R. (tháng 11 năm 1998), “Non-Double-Couple Earthquakes 1. Theory”, Reviews of Geophysics, 36 (4): 525–549, Bibcode:1998RvGeo..36..525J, doi:10.1029/98rg00716.
Kostrov, B. V. (1974), “Seismic moment and energy of earthquakes, and seismic flow of rock [in Russian]”, Izvestiya, Akademi Nauk, USSR, Physics of the Solid Earth, 1, tr. 23–44 (English Trans. 12–21).
Maruyama, Takuo (tháng 1 năm 1963), “On the force equivalents of dynamical elastic dislocations with reference to the earthquake mechanism”, Bulletin of the Earthquake Research Institute, 41, tr. 467–486.
Steketee, J.A. (1958a), “On Volterra's dislocations in a semi-infinite elastic medium”, Canadian Journal of Physics, 36 (2): 192–205, Bibcode:1958CaJPh..36..192S, doi:10.1139/p58-024.
Steketee, J.A. (1958b), “Some geophysical applications of the elasticity theory of dislocations”, Canadian Journal of Physics, 36 (9): 1168–1198, Bibcode:1958CaJPh..36.1168S, doi:10.1139/p58-123.
Suzuki, Yasumoto (tháng 6 năm 2001), “Kiyoo Wadati and the path to the discovery of the intermediate-deep earthquake zone”, Episodes, 24 (2): 118–123, doi:10.18814/epiiugs/2001/v24i2/006.
Thatcher, Wayne; Hanks, Thomas C. (10 tháng 12 năm 1973), “Source parameters of southern California earthquakes”, Journal of Geophysical Research, 78 (35): 8547–8576, Bibcode:1973JGR....78.8547T, doi:10.1029/JB078i035p08547.
Tsuboi, S.; Abe, K.; Takano, K.; Yamanaka, Y. (tháng 4 năm 1995), “Rapid Determination of Mw from Broadband P Waveforms”, Bulletin of the Seismological Society of America, 85 (2), tr. 606–613.
Utsu, T. (2002), Lee, W.H.K.; Kanamori, H.; Jennings, P.C.; Kisslinger, C. (biên tập), “Relationships between magnitude scales”, International Handbook of Earthquake and Engineering Seismology, International Geophysics, Academic Press, A (81), tr. 733–746.