Thanh Khê Tây

Thanh Khê Tây
Phường
Phường Thanh Khê Tây
UBND phường Thanh Khê Tây
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
Thành phốĐà Nẵng
QuậnThanh Khê
Trụ sở UBND300 Dũng Sĩ Thanh Khê
Thành lập2005[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDLê Thị Nhật Diệu
Bí thư Đảng ủyLê Văn Cương
Địa lý
Tọa độ: 16°04′16″B 108°10′34″Đ / 16,07111°B 108,17611°Đ / 16.07111; 108.17611
MapBản đồ phường Thanh Khê Tây
Thanh Khê Tây trên bản đồ Việt Nam
Thanh Khê Tây
Thanh Khê Tây
Vị trí phường Thanh Khê Tây trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1,22 km²[2]
Dân số (2005)
Tổng cộng11.941 người[2]
Mật độ9.804 người/km²
Khác
Mã hành chính20206[3]
Số điện thoại(0236) 3760.174

Thanh Khê Tây là một phường thuộc quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Thanh Khê Tây được thành lập năm 2005 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của phường Thanh Lộc Đán[1]

Phường Thanh Khê Tây trước đây là cái nôi của ngoại tôn Nhà Nguyễn bà Hoàng Hậu dưới triều Đồng Khánh được vua [Đồng Khánh] ban Đất cầm cưới, nay gọi đất Hoàng Hậu nằm phía Bắc của phường Thanh Khê Tây (gọi là Khu Phố Thanh Khê).

  • Từ thời Nhà Đường đến Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê: Thanh Khê Tây thuộc đất Chiêm.
  • Thời Nhà Lý, Nhà Trần: được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Nam Ô châu (do khe nước xanh, nay là con sông Phú Lộc mà có tên địa danh này) cũng có sự giằng co qua lại giữa Chiêmvà Việt trong thời gian nàầy.
  • Thời nhà Hậu Lê, có tên: xứ Thanh Khê Tây thuộc thừa tuyên Quảng Nam,
  • Thời Nhà Nguyễn, được gọi là phường Thanh Khê thuộc Toran,
  • Từ năm 1954 đến năm 1970, được gọi là khu phố Thanh Khê trực thuộc khu Đà Nẵng.
  • Từ năm 1970 đến năm 2005, thuộc phường Thanh Lộc Đán trực thuộc thành phố Đà Nẵng

Truyền thống văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây xưa thuộc làng Thanh Khê, được xem là vùng đất học. Trong thời kì phong kiến, Thanh Khê Tây là làng giàu về kinh tế, giàu truyền thống văn hoá mà phần lớn là Hậu duệ dòng họ Đào quốc Công.

Lễ hội truyền thống

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngoài các lễ chính trong năm như Tết cổ truyền, Tết Đoan Ngọ, lễ tế Thần Hoàng ra còn có lễ cúng giỗ các chư phái tộc tại Nhà thờ đất hoàng hậu vào đầu tháng 11 âm lịch hằng năm
  • Khu kinh tế phía đông dọc đường Điện Biên Phủ (ngã ba Huế) rất phát triển, vào năm 1992 sau khi xoá bỏ bao cấp người dân buôn bán Tôn củ, sắt thép phế liệu cán sắt xây dựng... điển hình là Nhà máy tôn Bà Bảy, Cty TNHH Thanh Phú...
  • Khu điều tiết nước thải bờ hồ Tây.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05/08/2005 của Chính phủ Lưu trữ 2014-02-03 tại Wayback Machine về việc thành lập phường, xã thuộc quận Thanh Khê và huyện Hòa Vang; thành lập quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
  2. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan