The Seven Year Itch
| |
---|---|
Áp phích phim | |
Đạo diễn | Billy Wilder |
Tác giả | George Axelrod Billy Wilder |
Sản xuất | Charles K. Feldman Billy Wilder |
Diễn viên | Marilyn Monroe Tom Ewell |
Quay phim | Milton R. Krasner |
Dựng phim | Hugh S. Fowler |
Âm nhạc | Alfred Newman |
Phát hành | 20th Century Fox |
Công chiếu |
|
Thời lượng | 105 phút |
Quốc gia | Mỹ |
Ngôn ngữ | Tiếng Anh |
Kinh phí | 1,800,000 đô-la Mỹ (ước tính) |
Doanh thu | 12,000,000 đô-la Mỹ (Mỹ)[1] 6,000,000 đô-la Mỹ (giải trí tại gia Mỹ)[1] |
The Seven Year Itch là bộ phim lãng mạn hài hước Mỹ năm 1955, dựa trên vở kịch cùng tên của George Axelrod. Bộ phim do Billy Wilder đồng sáng tác và đạo diễn, với diễn xuất của Marilyn Monroe và Tom Ewell. Phim xuất hiện một trong những hình ảnh biểu tượng của thế kỷ 20 – Monroe đứng trên nắp cống tàu ngầm khi chiếc đầm trắng của cô bị thổi bay lúc đoàn tàu chạy qua. Tựa đề bộ phim được nhiều nhà tâm lý học sử dụng.[2]
Bài hát[3] | Trình bày | Ghi chú |
---|---|---|
"Piano Concerto No. 2" | - | Xuất hiện trong nhạc phim |
"Chopsticks" | Marilyn Monroe và Tom Ewell | - |
The Seven Year Itch ghi hình giữa ngày 1 tháng 9 đến 4 tháng 11 năm 1954, là bộ phim duy nhất của Billy Wilder, phát hành bởi 20th Century Fox. Nhân vật Elaine (Dolores Rosedale), Marie và giọng nói thâm tâm của Sherman và Cô gái lấy từ vở kịch; nhân vật Plumber, Miss Finch (Carolyn Jones), Bồi bàn (Doro Merande) và Kruhulik (Robert Strauss) được thêm vào. Nhiều câu thoại và cảnh bị cắt hoặc viết lại vì bị cho là không phù hợp. Cảnh tốc váy của Monroe được quay hai lần: lần đầu tiên ở bên ngoài Trans-Lux 52nd Street Theater, sau này là ở 586 Lexington Avenue tại Manhattan, trong khi cảnh thứ hai quay ở phim trường. Cảnh quay giữa Walter Matthau và Ewell xuất hiện trong bản DVD của bộ phim. Saul Bass tạo nên đoạn hoạt hình đầu phim, là lần duy nhất trong một bộ phim của Wilder.
Bài đánh giá năm 1955 của Variety là rất tích cực. Dù mã sản xuất Hollywood lúc bấy giờ không cho phép Billy Wilder thực hiện một bộ phim hài về gian dâm, bài đánh giá bày tỏ sự thất vọng vì nhân vật Sherman vẫn còn trong sạch.[6][7]
Phim mang về 6 triệu đô-la Mỹ tại phòng vé Bắc Mỹ.[8]
Ngày | Giải thưởng | Hạng mục | Đối tượng | Kết quả |
---|---|---|---|---|
29 tháng 1 năm 1956[9][10] | Directors Guild of America Award | Outstanding Directorial Achievement in Motion Pictures | Billy Wilder | Đề cử |
23 tháng 2 năm 1956[11][12] | Giải Quả cầu vàng | Nam diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất | Tom Ewell | Đoạt giải |
Loạt danh sách 100 năm... của Viện phim Mỹ