Billy Wilder

Billy Wilder
Tên khai sinhSamuel Wilder
Sinh(1906-06-22)22 tháng 6, 1906
Sucha, Galicia, Đế quốc Áo-Hung (nay là Sucha Beskidzka, Ba Lan)
Mất27 tháng 3, 2002(2002-03-27) (95 tuổi)
Beverly Hills, California, Hoa Kỳ
Năm hoạt động1929 - 1995
Hôn nhânJudith Coppicus (1936-1946)
Audrey Young (1949-2002)

Billy Wilder (22 tháng 6 năm 190627 tháng 3 năm 2002) là một nhà điện ảnh người Mỹ gốc Áo. Trong vai trò đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất, ông đã cho ra đời hơn 60 bộ phim trong sự nghiệp kéo dài hơn 50 năm, nhiều tác phẩm trong số đó như The Lost Weekend, Some Like It Hot, Sunset Boulevard được đã được coi là những bộ phim kinh điển của Điện ảnh Mỹ. Billy Wilder là đạo diễn thành công trong nhiều thể loại phim, từ phim đen, phim chiến tranh cho tới phim hài, ông là một trong những nhà làm phim nổi bật nhất của Hollywood giai đoạn hoàng kim thập niên 19301940. Trong sự nghiệp của mình Wilder đã giành tổng cộng 6 giải Oscar ở nhiều hạng mục và được đề cử cho 15 giải Oscar khác, trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ ông là một trong 3 đạo diễn có 4 phim lọt vào danh sách.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Billy Wilder, tên khai sinh Samuel Wilder, sinh năm 1906 tại Sucha Beskidzka, Đế quốc Áo-Hung (nay thuộc Ba Lan) trong một gia đình Do Thái làm nghề kinh doanh bánh kẹo. Sau đó gia đình Wilder chuyển tới Viên nơi Billy theo học phổ thông và Đại học Viên rồi bỏ giữa chừng để trở thành nhà báo. Để phát triển sự nghiệp Wilder quyết định tới sống và làm việc tại Berlin, Đức.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian làm việc ở Đức, Billy Wilder bắt đầu hoàn thiện khả năng viết kịch bản phim, ông cùng một số đồng nghiệp như Fred ZinnemannRobert Siodmak đã viết kịch bản cho bộ phim Menschen am Sonntag (1929). Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền, Wilder, một người Do Thái, phải bỏ Berlin để tới Paris rồi sau đó di cư sang Hoa Kỳ năm 1933.

Billy Wilder bắt đầu sự nghiệp điện ảnh ở Hollywood trong vai trò biên kịch. Thành công đầu tiên của ông là kịch bản bộ phim Ninotchka (1939), một tác phẩm của Ernst Lubitsch với vai chính được giao cho Greta Garbo. Bộ phim sau khi công chiếu đã nhận được nhiều phản ứng tích cực, bản thân Wilder cũng có được đề cử giải Oscar đầu tiên ở hạng mục Kịch bản chuyển thể. Trong vòng 12 năm, Wilder và Charles Brackett, đồng tác giả kịch bản của Ninotchka, viết chung rất nhiều kịch bản khác trong đó có nhiều tác phẩm thành công như Hold Back the Dawn hay Ball of Fire.

Năm 1942 Billy Wilder đạo diễn bộ phim đầu tay của ông có tựa đề The Major and the Minor. Năm 1944 tài năng đạo diễn của Wilder được khẳng định với bộ phim đen xuất sắc Double Indemnity, tác phẩm được coi là đỉnh cao của dòng phim đen Hollywood trong đó hai nhân vật chính (do Barbara StanwyckFred MacMurray thủ vai) tìm cách tạo ra một vụ giết người hoàn hảo để dành tiền bảo hiểm. Hai năm sau Double Indemnity, Billy Wilder có được hai giải Oscar đầu tiên ở hạng mục đạo diễn và kịch bản chuyển thể cho bộ phim The Lost Weekend, tác phẩm lớn đầu tiên của Hollywood đề cập tới tệ nghiện rượu. Năm 1950 Wilder cho ra đời Sunset Boulevard, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Trong thập niên 1950, Wilder còn cho ra đời nhiều phim có nội dung u ám khác như Ace in the Hole (1952), Stalag 17 (1953) hay Witness for the Prosecution (1957).

Kể từ giữa thập niên 1950, Billy Wilder bắt đầu hướng tới một thể loại phim khác, đó là phim hài.[1] Ông lập tức giành được nhiều thành công trong thể loại này với những phim hài xuất sắc như Sabrina (1954), The Seven Year Itch (1955), Some Like It Hot (1959) hay The Apartment (1960). Năm 1966, Billy Wilder có đề cử Oscar cuối cùng với The Fortune Cookie. Kể từ cuối thập niên 1960, sự nghiệp của Wilder bắt đầu đi xuống khi các bộ phim của ông như The Private Life of Sherlock Holmes, Fedora hay Buddy Buddy không nhận được phản ứng tốt từ giới phê bình và công chúng, Buddy Buddy (1981) cũng là bộ phim cuối cùng trong sự nghiệp của đạo diễn. Bản thân các hãng phim Hollywood cũng không còn ưa thích phong cách của Wilder và không tiếp tục giao phim cho ông đạo diễn.

Năm 1986 Billy Wilder được Viện phim Mỹ trao Giải Thành tựu trọn đời, hai năm sau ông được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh trao Giải tưởng niệm Irving G. Thalberg. Năm 1993 ông đoạt giải Gấu vàng danh dự của Liên hoan phim Berlin. Năm 1994, ông được Viện Goethe của Đức trao tặng Huy chương Goethe. Billy Wilder qua đời năm 2002 tại Los Angeles, California, ông được chôn cất tại Westwood Village Memorial Park Cemetery bên cạnh nhiều diễn viên yêu thích của ông như Jack Lemmon hay Marilyn Monroe.

Giải Oscar

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Hạng mục Tác phẩm
Giành giải
1946 Kịch bản chuyển thể The Lost Weekend
1946 Đạo diễn
1951 Kịch bản gốc Sunset Boulevard
1961 Kịch bản gốc The Apartment
1961 Đạo diễn
1961 Phim hay nhất
Đề cử
1940 Kịch bản chuyển thể Ninotchka
1942 Kịch bản chuyển thể Hold Back the Dawn
1942 Kịch bản gốc Ball of Fire
1945 Kịch bản chuyển thể Double Indemnity
1945 Đạo diễn
1949 Kịch bản chuyển thể A Foreign Affair
1951 Đạo diễn Sunset Boulevard
1952 Kịch bản chuyển thể Ace in the Hole
1954 Đạo diễn Stalag 17
1955 Kịch bản chuyển thể Sabrina
1955 Đạo diễn
1958 Đạo diễn Witness for the Prosecution
1960 Kịch bản chuyển thể Some Like It Hot
1960 Đạo diễn
1967 Kịch bản gốc The Fortune Cookie

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cook, David A. (2004). A History of Narrative: Film Fourth Edition. W. W. Norton & Company. ISBN 0-393-97868-0.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Armstrong, Richard, Billy Wilder, American phim Realist (McFarland & Company, Inc.: 2000)
  • Dan Auiler, "Some Like it Hot" (Taschen, 2001)
  • Chandler, Charlotte, Nobody's Perfect. Billy Wilder. A Personal Biography (New York: Schuster & Schuster, 2002)
  • Crowe, Cameron, Conversations with Wilder (New York: Knopf, 2001)
  • Guilbert, Georges-Claude, Literary Readings of Billy Wilder (Newcastle: Cambridge Scholars Publishing, 2007)
  • Hermsdorf, Daniel, Billy Wilder. Filme - Motive - Kontroverses (Bochum: Paragon-Verlag, 2006)
  • Hopp, Glenn, Billy Wilder (Pocket Essentials: 2001)
  • Hopp, Glenn / Duncan, Paul, Billy Wilder (Köln / New York: Taschen, 2003)
  • Horton, Robert, Billy Wilder Interviews (University Press of Mississippi, 2001)
  • Hutter, Andreas / Kamolz, Klaus, Billie Wilder. Eine europäische Karriere (Vienna, Cologne, Weimar: Boehlau, 1998)
  • Gyurko, Lanin A., The Shattered Screen. Myth and Demythification in the Art of Carlos Fuentes and Billy Wilder (New Orleans: University Press of the South, 2009)
  • Jacobs, Jérôme, Billy Wilder (Paris: Rivages Cinéma, 2006)
  • Lally, Kevin, Wilder Times: The Life of Billy Wilder (Henry Holt & Co: 1st ed edition, tháng 5 năm 1996)
  • Sikov, Ed, On Sunset Boulevard. The Life and Times of Billy Wilder (New York: Hyperion, 1999)
  • Neil Sinyard & Adrian Turner, "Journey Down Sunset Boulevard" (BCW, Isle of Wight, UK, 1979)
  • Wood, Tom, The Bright Side of Billy Wilder, Primarily (New York: Doubleday & Company, Inc, 1969)
  • Zolotow, Maurice, Billy Wilder in Hollywood (Pompton Plains: Limelight Editions, 2004)
  • Hellmuth Karasek, Billy Wilder, eine Nahaufnahme (Heyne, 2002)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (phần 2)
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz