Thiểu số tính dục

Nhóm thiểu số tính dục (tiếng Anh: sexual minority) là một nhóm người có bản dạng, xu hướng tính dục hay hoạt động tình dục không tương đồng với đa số mọi người trong xã hội xung quanh họ. Chủ yếu được sử dụng để chỉ các cá nhân không dị tính hoặc thuộc LGB,[1][2] cụm từ này còn được sử dụng để nói về người chuyển giới,[3] phi nhị nguyên giới (bao gồm giới thứ ba[4]) hoặc liên giới tính.

Các biến thể như GSM ("Các nhóm thiểu số giới và tính dục"),[5] GSSM ("Các nhóm thiểu số giới,tính dục và tình dục "), GSRM ("Các nhóm thiểu số giới, tính dục và luyến ái"), và GSD ("Đa dạng giới và tính dục")[6] đã được xem xét trong học thuật,[a] nhưng SGM ("Các nhóm thiểu số tính dục và giới") đã đạt được nhiều tiến bộ nhất kể từ năm 2014.[7] Vào năm 2015, NIH (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ) đã thông báo về việc thành lập Văn phòng Nghiên cứu Thiểu số Tính dục và Giới[8] và nhiều tổ chức chuyên nghiệp[9][10] và học thuật[11][12] đã áp dụng thuật ngữ này.

Nhóm thiểu số giới và tính dục là 1 thuật ngữ bao trùm cho các nhóm người được bao gồm trong từ viết tắt "LGBTI" (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và liên giới tính), và những người có xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới khác. Nó bao gồm những người có thể không tự nhận mình là LGBTI (ví dụ: queer, đang tìm hiểu bản thân (questioning), (người) hai tâm hồn (two-spirit), vô tính, nam có quan hệ tình dục đồng giới với nam, giới đa dạng), hoặc những người có một tình trạng y tế cụ thể ảnh hưởng đến sự phát triển sinh sản (ví dụ: những cá nhân khác biệt hoặc bị rối loạn phát triển giới tính, đôi khi họ còn được gọi là liên giới tính).[13]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ thiểu số tính dục khá chắc chắn được tạo ra vào cuối những năm 1960 nhờ sự ảnh hưởng của quyển sách "Những thiểu số tình dục khiêu dâm: Góc nhìn của người Thụy Điển" đầy đột phá của Lars Ullerstam. Quyển sách này ủng hộ việc khoan dung và đồng cảm với những tính dục không phổ biến, chẳng hạn như ái nhi và "tội phạm tình dục".[14] Thuật ngữ này được sử dụng tương tự như dân tộc thiểu số.[15][16]

Các nhà khoa học như Ritch Savin-Williams ủng hộ việc sử dụng thuật ngữ này để mô tả những người vị thành niên không nhận định mình là bất kỳ bản dạng tính dục phổ biến trong xã hội (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, v.v.) nhưng vẫn có sức hấp dẫn đối với những người thuộc cùng giới tính sinh học với họ.[17]

Các vấn đề về sức khỏe và xã hội liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Căng thẳng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các vấn đề xã hội có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và tâm lý, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên. Người ta ghi nhận rằng những nhóm thiểu số tính dục hay phải đối mặt với căng thẳng gia tăng do sự kỳ thị. Sự căng thẳng này tạo ra những cách đối phó và các quá trình xã hội-nhận thức tầm cao hơn gây ra nhiều nguy cơ mắc bệnh tâm thần.[18]

Hành vi nguy hiểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã công bố nghiên cứu năm 2015 của họ về các nhóm lớn các học sinh lớp 9 đến lớp 12 ở Hoa Kỳ. Một trăm hành vi sức khỏe đã được chứng minh là khiến các học sinh LGB có nguy cơ bị các vấn đề về sức khỏe. Các học sinh thuộc nhóm thiểu số tính dục thường có những hành vi nguy hiểm hơn so với các học sinh khác. Một số học sinh "...không có quan hệ tình dục [và] đã bị loại khỏi các phân tích về hành vi tình dục [bao gồm] sinh viên nữ chỉ quan hệ tình dục với nữ [và] đã bị loại khỏi các phân tích về sử dụng bao cao su và sử dụng biện pháp tránh thai..." Cũng với đó, "...các nam sinh chỉ có quan hệ tình dục với nam [và] đã bị loại khỏi các phân tích về việc sử dụng biện pháp tránh thai."[2] Một nghiên cứu nhỏ cho thấy thanh thiếu niên LGBT thường bị bắt nạt nhiều hơn, có tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cao hơn, bỏ nhà ra đi thường xuyên hơn, sử dụng các chất gây nghiện cao thường xuyên hơn và có nhiều khả năng có nhiều bạn tình hơn các thanh thiếu niên dị tính.[18]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên các nghiên cứu về thanh thiếu niên, người ta kết luận rằng các nhóm thiểu số tính dục cũng tương tự như thanh thiếu niên dị tính về nhu cầu và các vấn đề về phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thanh niên thuộc nhóm thiểu số tình dục (cụ thể là thanh niên LGBT) dễ bị các vấn đề về tâm lý và sức khỏe hơn thanh niên dị tính.[19]

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhóm thiểu số tính dục có xu hướng sử dụng các biện pháp y học thay thế để giải quyết nhu cầu sức khỏe của họ thường xuyên hơn so với những người dị tính.[20] Phụ nữ thuộc thiểu số tính dục có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn, béo phì, viêm khớptim mạch cao hơn các nhóm khác.[21]

Những người vị thành niên thuộc nhóm thiểu số tính dục thường có tỷ lệ làm những điều sau cao hơn so với các học sinh dị tính:

  • cảm giác không an toàn khi di chuyển đến và từ trường hoặc trong trường.
  • không đến trường vì họ không cảm thấy an toàn.
  • bị ép thực hiện những hành vi tính dục mà họ không muốn làm với người họ đang hẹn hò một hoặc nhiều lần trong 12 tháng (chạm, hôn hoặc bị ép quan hệ tình dục).
  • đã quan hệ tình dục.
  • quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 13 tuổi.
  • đã quan hệ tình dục với ít nhất bốn người.
  • không sử dụng biện pháp tránh thai.
  • đã từng bị bạo lực tình dục.[2]

Khi so sánh với dân số chung, các nhóm thiểu số tình dục có nguy cơ tự gây thương tích cao hơn.[22] Việc đối xử với các nhóm thiểu số tình dục đang già đi dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi chủ nghĩa thời đại (ageism). Hỗ trợ cho các nhóm thiểu số tình dục đang già đi có vẻ phổ biến.[23]

Phân biệt đối xử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi các người lớn thuộc cộng đồng LGB báo cáo về việc bị phân biệt đối xử, bốn mươi hai phần trăm nói rằng họ bị phân biệt đối xử do xu hướng tính dục của họ. Sự phân biệt đối xử này có liên quan đến những tác động có hại đến chất lượng cuộc sống và các chỉ số về bệnh tâm thần.[24]

Trên các phương tiện truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhóm thiểu số tính dục thường được mô tả trên các phương tiện truyền thông đại chúng là bị phớt lờ, tầm thường hóa hoặc bị lên án. Thuật ngữ tiêu diệt tượng trưng giải thích cho việc thiếu sự thể hiện tính cách do họ không phù hợp với lối sống của người da trắng, dị tính và nhàm chán. Có ý kiến ​​cho rằng phương tiện truyền thông trực tuyến đã phát triển thành một không gian mà ở đó các nhóm thiểu số tính dục có thể sử dụng "công kích xã hội". Mô tả này tập trung vào cách mạng xã hội chống lại các trường hợp kỳ thị đồng tính.[25] Tuy nhiên, một số cá nhân đã lấn sân sang lĩnh vực truyền thông thông qua truyền hình và âm nhạc. Các chương trình truyền hình như Ellen DeGeneres Show và ABC's Modern Family có các ngôi sao cởi mở về lối sống không dị tính của họ. Trong âm nhạc, những người như Sam SmithSia đã tạo ra những bài hát thể hiện cảm xúc và tính dục của họ với một số lượng người theo dõi. Mặc dù nhóm thiểu số tính dục đã có chỗ đứng trên các phương tiện truyền thông, nhưng người ta thường chỉ trích rằng họ vẫn còn bị hạn chế với cách đại diện của cộng đồng mình. Trong các chương trình, nếu một nhân vật là người đồng tính, họ thường là một nhân vật rất nông cạn, chỉ xuất hiện để thêm yếu tố hài hước hoặc như một sự thay đổi cốt truyện. So với các thành phần thuộc định chuẩn hóa dị tính khác, các nhóm thiểu số tình dục thường chỉ đóng vai một người cộng sự không hơn không kém. Tuy nhiên, kể từ khi có sự hợp nhất của các diễn viên, nhạc sĩ và các nhân vật thuộc nhóm thiểu số tính dục, ý tưởng phi quy chuẩn đã trở nên bình thường hơn trong xã hội.[26]

Các vấn đề văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghiên cứu hiện tại và quá khứ thường "nghiêng về những người đàn ông bạo dâm và khổ dâm - và tập trung một cách không cân đối vào HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác." Từ năm 1989 đến năm 2011, nhiều khoản tài trợ cho nghiên cứu đã được Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) hỗ trợ, nhưng tài trợ cho nghiên cứu dành cho các nhóm thiểu số tính dục và sức khỏe của họ chỉ chiếm 0,1%. Hầu hết các nghiên cứu đều hướng đến nam giới đồng tính và song tính. Các nghiên cứu về các nhóm thiểu số nữ chỉ chiếm 13,5%.[27]

Các nhóm thiểu số tính dục ở Nam Phi phải trải qua sự bất bình đẳng về sức khỏe liên quan đến xu hướng tính dục so với các quốc gia khác. Một trong những nơi phụ nữ thuộc nhóm tính dục thiểu số gặp những vấn đề về bạo lực tình dục là Nam Phi Phụ nữ da màu đang sống ở các khu vực thành thị có thu nhập thấp thường là mục tiêu. Thủ phạm của các vụ bạo lực tình dục tin rằng họ đang "sửa chữa phụ nữ," và hành động của họ sẽ chữa khỏi cho họ chứng đồng tính luyến ái.[27]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số người thuộc LGBT phản đối việc sử dụng thuật ngữ thiểu số tính dục và thích thuật ngữ LGBT hơn. Lý do cho những phản đối này có thể khác nhau. Ví dụ, một số người LGBT cảm thấy rằng thuật ngữ thiểu số tính dục làm họ nghĩ về sự phân biệt đối xử và việc trở thành thiểu số. Họ không muốn trở thành một thiểu số khác biệt mà là một phần không thể thiếu và đáng tôn trọng của xã hội. Một số người LGBT khác không thích thuật ngữ này vì nó quá bao trùm, bao gồm cả những người trao đổi bạn tình, đa ái, BDSM và những người được coi là "người lạ tình dục" khác. Những người thuộc LGBT này muốn tạo khoảng cách lớn hơn giữa những thực hành tình dục này và song tính/đồng tính/chuyển giới.

Một số người chuyển giới không thích thuật ngữ thiểu số tính dục vì một lý do khác. Họ cho rằng hiện tượng chuyển đổi giới không liên quan gì đến giới tính, hoạt động tình dục hoặc xu hướng tính dục, mà nó liên quan đến giới, bức bối giới và hành vi hoặc cảm xúc đa dạng giới. Do đó, họ cảm thấy việc bị phân loại là "thiểu số tính dục" là không chính xác, trong khi trên thực tế, họ là thiểu số đa dạng giới.

Một số nhóm bảo thủ phản đối việc sử dụng thuật ngữ thiểu số tính dục vì những lý do hoàn toàn khác. Họ cảm thấy rằng thuật ngữ này giống như đang hợp pháp hóa hoặc bảo vệ ở một mức độ nào đó đối với những người tham gia vào các hành vi tình dục như vậy, giống như các dân tộc thiểu số được bảo vệ khỏi việc phân biệt đối xử hoặc ngược đãi ở các nước dân chủ hiện đại.

Một số người không thích thuật ngữ này vì nó bao gồm từ thiểu số, trong khi thực tế là không phải tất cả các mục này thực sự là về nhóm thiểu số mà là về các nhóm bị thiểu số hóa.

Những người khác cũng được gọi là "thiểu số tính dục" bao gồm những người ái vật và những người thực hành BDSM (nô lệ, thống trị và phục tùng), và bạo dâmkhổ dâm.[17] Thuật ngữ này cũng có thể bao gồm cả những người vô tính,[28][29] những người hoàn toàn dị tính và lựa chọn hành vi tình dục thông thường nhưng lựa chọn bạn đời hoặc bạn tình không điển hình, chẳng hạn như những người trao đổi bạn tình (mặc dù điều này còn đang được tranh luận),[30] những người đa ái[31] hoặc những người có những mối quan hệ phi đơn ái khác, những người thực sự thích có bạn tình tuổi vị thành niên và những người có bạn tình lớn hơn hoặc trẻ hơn mình đáng kể (chênh lệch tuổi tác trong các mối quan hệ tình dục)[32] hoặc những người có các mối quan hệ đa chủng tộc.

Thông thường, thuật ngữ thiểu số tính dục chỉ được áp dụng cho các nhóm có quan hệ tình dục đồng thuận - ví dụ, sẽ rất bất thường khi coi những kẻ hiếp dâm là một nhóm thiểu số tính dục - nhưng thuật ngữ này lại thường bao gồm cả những người mà tính dục của họ liên quan tới việc ám ảnh về sự diễn ra với sự đồng thuận của một ảo mộng hiếp dâm. Ngoài ra, những người đôi khi kết hợp sở thích tình dục phi truyền thống được đồng thuận[31] hoặc quan hệ đồng giới vào một đời sống tình dục khác giới đơn thuần thường sẽ không được mô tả là nhóm thiểu số tính dục.

  1. ^ Xem thêm: Variants of the term "LGBT".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sullivan, Michael K. (2003). Sexual Minorities: Discrimination, Challenges, and Development in America . Haworth Social Work Practice Press. ISBN 9780789002358. OL 8151801M. SUMMARY. This chapter explores the cultural, religious, and sociological underpinnings of homophobia and intolerance toward homosexuals.
  2. ^ a b c Kann, Laura; O’Malley Olsen, Emily; McManus, Tim; Harris, William A.; và đồng nghiệp (ngày 11 tháng 8 năm 2016). “Sexual Identity, Sex of Sexual Contacts, and Health-Related Behaviors Among Students in Grades 9–12 — United States and Selected Sites, 2015; Morbidity and Mortality Weekly Report (MMWR)”. Centers for Disease Control and Prevention. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ “Definition of Terms - "Sexual Minority". Gender Equity Resource Center. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ Sharma, Gopal (ngày 7 tháng 1 năm 2015). “Nepal to issue passports with third gender for sexual minorities”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “Gender and Sexual Minority Students (LGBTIQA)”. University of Derby. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ “Organisation proposes replacing the 'limiting' term LGBT with 'more inclusive' GSD”. 25 tháng 2 năm 2013.
  7. ^ “Sexual & Gender Minority Youth in Los Angeles Foster Care, Bianca D.M. Wilson, Khush Cooper, Angeliki Kastanis, Sheila Nezhad, The Williams Institute, 2014 | The Center for HIV Law and Policy”. www.hivlawandpolicy.org. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  8. ^ “Sexual & Gender Minority Research Office | DPCPSI”. dpcpsi.nih.gov. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  9. ^ “Anxiety and Depression in Sexual and Gender Minority Individuals”. adaa.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ “Advancing Excellence in Sexual and Gender Minority Health | Fenway Health: Health Care Is A Right, Not A Privilege”. fenwayhealth.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  11. ^ “Sexual and Gender Minorities in Western Kenya”. Williams Institute (bằng tiếng Anh). ngày 30 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  12. ^ “Resources”. ISGMH (bằng tiếng Anh). ngày 8 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  13. ^ “Strategic Plan to Advance Research on the Health and Well-being of Sexual and Gender Minorities” (PDF).
  14. ^ Lattimer, Julia. “GSM acronym better than LGBT alphabet soup”. Collegiate Times. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2015.
  15. ^ DeGagne, Alexa (ngày 6 tháng 10 năm 2011). “Queering the language of 'sexual minorities' in Canada”. University of Alberta. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2015.
  16. ^ Ullerstam, Lars (1967). The Erotic Minorities: A Swedish View. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  17. ^ a b Savin-Williams, Ritch C. "A critique of research on sexual-minority youths." Journal of adolescence 24.1 (2001): 5-13.
  18. ^ a b Hatzenbuehler, Mark L. (ngày 1 tháng 9 năm 2009). “How does sexual minority stigma "get under the skin"? A psychological mediation framework”. Psychological Bulletin (bằng tiếng Anh). 135 (5): 707–730. doi:10.1037/a0016441. ISSN 1939-1455. PMC 2789474. PMID 19702379.
  19. ^ Cochran, Bryan N.; Stewart, Angela J.; Ginzler, Joshua A.; Cauce, Ana Mari (ngày 1 tháng 5 năm 2002). “Challenges Faced by Homeless Sexual Minorities: Comparison of Gay, Lesbian, Bisexual, and Transgender Homeless Adolescents With Their Heterosexual Counterparts”. American Journal of Public Health. 92 (5): 773–777. doi:10.2105/AJPH.92.5.773. ISSN 0090-0036. PMC 1447160. PMID 11988446.
  20. ^ Blume, Arthur W. (2016). “Advances in Substance Abuse Prevention and Treatment Interventions Among Racial, Ethnic, and Sexual Minority Populations”. Alcohol Research: Current Reviews. 38 (1): 47–54. PMC 4872612. PMID 27159811.
  21. ^ Simoni, Jane M.; Smith, Laramie; Oost, Kathryn M.; Lehavot, Keren; Fredriksen-Goldsen, Karen (2016). “Disparities in Physical Health Conditions Among Lesbian and Bisexual Women: A Systematic Review of Population-Based Studies”. Journal of Homosexuality. 64 (1): 32–44. doi:10.1080/00918369.2016.1174021. ISSN 0091-8369. PMC 5063711. PMID 27074088.
  22. ^ Jackman, Kate; Honig, Judy; Bockting, Walter (2016). “Nonsuicidal self-injury among lesbian, gay, bisexual and transgender populations: an integrative review”. Journal of Clinical Nursing. 25 (23–24): 3438–3453. doi:10.1111/jocn.13236. ISSN 0962-1067. PMID 27272643.
  23. ^ McParland, James; Camic, Paul M (2016). “Psychosocial factors and ageing in older lesbian, gay and bisexual people: a systematic review of the literature” (PDF). Journal of Clinical Nursing. 25 (23–24): 3415–3437. doi:10.1111/jocn.13251. ISSN 0962-1067. PMID 27167408. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020.
  24. ^ Mays, Vickie M.; Cochran, Susan D. (ngày 1 tháng 11 năm 2001). “Mental Health Correlates of Perceived Discrimination Among Lesbian, Gay, and Bisexual Adults in the United States”. American Journal of Public Health. 91 (11): 1869–1876. CiteSeerX 10.1.1.628.2374. doi:10.2105/AJPH.91.11.1869. ISSN 0090-0036. PMC 1446893. PMID 11684618.[16-years old]
  25. ^ PhD, Paul Venzo; PhD, Kristy Hess (ngày 1 tháng 11 năm 2013). “"Honk Against Homophobia": Rethinking Relations Between Media and Sexual Minorities”. Journal of Homosexuality. 60 (11): 1539–1556. doi:10.1080/00918369.2013.824318. ISSN 0091-8369. PMID 24147586.
  26. ^ “GLOing Depictions of Sexual Minorities: The Evolution of Gay- and Lesbian-Oriented Digital Media | Technoculture”. tcjournal.org. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016.
  27. ^ a b Muller, Alexandra; Hughes, Tonda L. (2016). “Making the invisible visible: a systematic review of sexual minority women's health in Southern Africa”. BMC Public Health. 16 (1): 307. doi:10.1186/s12889-016-2980-6. ISSN 1471-2458. PMC 4827176. PMID 27066890.
  28. ^ Morrison, Todd G.; Morrison, Melanie A.; Carrigan, Mark A.; McDermott, Daragh T. biên tập (2012). Sexual Minority Research in the New Millennium . ISBN 978-1-61209-939-2.
  29. ^ Robinson, B. A. “Prejudice against the asexual community. Violence against asexual women”. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  30. ^ Rust, Paula C. "The politics of sexual identity: Sexual attraction and behavior among lesbian and bisexual women." Social Problems 39, no. 4 (1992) p.8 "Sexual minorities are not merely people who engage in "deviant" sexual behavior -- for example, fetishists of various types -- or even those that adopt "deviant" (sexual) identities (e.g. "swingers")."
  31. ^ a b Nichols, Margaret, and M. I. C. H. A. E. L. Shernoff. "Therapy with sexual minorities." Principles and practice of sex therapy 4 (2000): 353-367.
  32. ^ Altair, Octaevius (2011). The Violators: No Human Rights for You (Canada). tr. 11. ISBN 9781257378012. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015. The rights of youth must be protected as well as the rights of Atheists and Sexual minorities. As a Homophilehebiphile. I engage is [sic] recreational sex exclusively with teenagers.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn build Yun Jin - Invitation to Mundane Life
Hướng dẫn build Yun Jin - Invitation to Mundane Life
Yun Jin Build & Tips - Invitation to Mundane Life Genshin Impact
Giới thiệu Hutao - Đường chủ Vãng Sinh Đường.
Giới thiệu Hutao - Đường chủ Vãng Sinh Đường.
Chủ nhân thứ 77 hiện tại của Vãng Sinh Đường
Giải nghĩa 9 cổ ngữ dưới Vực Đá Sâu
Giải nghĩa 9 cổ ngữ dưới Vực Đá Sâu
Tìm hiểu những cổ ngữ được ẩn dấu dưới Vực Đá Sâu
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba