Tiếng Gaul

Tiếng Gaul
Khu vựcGaul
Dân tộcNgười Gaul
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtCác hệ chữ Ý cổ, chữ Hy Lạp, chữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3tùy trường hợp:
xtg – Gaul liên Alps
xga – Galatia
xcg – ?Gaul nam Alps
xlp – ?Leponti
Glottologtran1289[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Gaul là một ngôn ngữ Celt nói ở châu Âu trước và trong thời đế quốc La Mã. Theo nghĩa hẹp, tiếng Gaul là ngôn ngữ nói của cư dân Celt ở Gaul (ngày nay là Pháp, Luxembourg, Bỉ, đa phần Thuỵ Sĩ, bắc Ý, một phần Hà Lan và Đức nằm về phía tây sông Rhine). Theo nghĩa rộng hơn, nó bao gồm cả các dạng ngôn ngữ Celt nói rải rác đa phần Trung Âu ("tiếng Nori"), một phần Balkan, và Tiểu Á ("tiếng Galatia"), which are thought to have been closely related.[2][3] Tiếng Leponti khác biệt hơn ở Bắc Ý đôi lúc cũng được gộp vào tiếng Gaul.[4][5]

Cùng với tiếng Leponti và tiếng Celtiberia (trên bán đảo Iberia), tiếng Gaul là một phần trong một nhóm địa lý gọi là nhóm ngôn ngữ Celt lục địa. Mối quan hệ giữa chúng, cũng như với nhóm ngôn ngữ Celt hải đảo, vẫn chưa chắc chắn và sẽ còn là chủ đề tranh luận do lượng thông tin ít ỏi.

Tiếng Gaul hiện diện trên khoảng 800 bản khắc (thường là rời rạc) trên lịch, đồ gốm, công trình tưởng niệm người đã khuất, đá khấn lên thần linh, tiền xu, vân vân... Tiếng Gaul được viết bằng chữ Hy Lạp ở miền nam Pháp và bằng một dạng chữ Ý cổ ở Bắc Ý. Sau khi người La Mã chinh phục những vùng này, người Gaul chuyển sang dùng chữ Latinh.[6]

Từ thế kỷ V về sau, tiếng Gaul ở Tây Âu bị tiếng Latinh thường dân[7] cũng như nhiều ngôn ngữ German lấn át. Người ta cho rằng tiếng Gaul mất hết người nói vào cuối thế kỷ VI.[8]

Nguồn chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). http://glottolog.org/resource/languoid/id/tran1289 |chapter-url= missing title (trợ giúp). Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Stifter 2012, tr. 107
  3. ^ Eska 2008a, tr. 166
  4. ^ Eska (2008a, 2008b); cf. Watkins 1999, tr. 6
  5. ^ McCone, Kim, Towards a relative chronology of ancient and medieval Celtic sound change, Maynooth, 1996
  6. ^ Eska 2008a, tr. 167–168
  7. ^ for the early development of Vulgar Latin (the conventional term for what could more adequately be named "spoken Latin") see Mohl, Introduction à la chronologie du latin vulgaire (1899) and Wagner, Introduction à la linguistique française, avec supplément bibliographique (1965), p. 41 for a bibliography.
  8. ^ Laurence Hélix. Histoire de la langue française. Ellipses Edition Marketing S.A. tr. 7. ISBN 978-2-7298-6470-5. Le déclin du Gaulois et sa disparition ne s'expliquent pas seulement par des pratiques culturelles spécifiques: Lorsque les Romains conduits par César envahirent la Gaule, au 1er siecle avant J.-C., celle-ci romanisa de manière progressive et profonde. Pendant près de 500 ans, la fameuse période gallo-romaine, le gaulois et le latin parlé coexistèrent; au VIe siècle encore; le temoignage de Grégoire de Tours atteste la survivance de la langue gauloise.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan