Trương Phu Duyệt (chữ Hán: 張孚説) hay Trương Phu Thuyết (1476-?) là một đại thần thời Lê sơ ,[ 1] đỗ hoàng giáp năm 1505 ,[ 2] [ 3] [ 4] [ 5] làm quan đến thượng thư bộ Lại .[ 1] [ 6] [ 7]
Trương Phu Duyệt là người xã Kim Đâu (Lam Sơn)[ 8] huyện Thanh Miện (Hải Dương ).[ 1] [ 3] [ 4] [ 5] [ 7]
Ông đậu chính tiến sĩ (hoàng giáp )[ 2] [ 3] [ 7] khoa Ất Sửu năm 1505[ 10] niên hiệu Đoan Khánh [ 1] [ 4] [ 5] lúc 30 tuổi. Tháng 2 âm lịch năm 1513, Trương Phu Duyệt từng đi sứ Minh với Nguyễn Trang và Nguyễn Si , sau làm đến chức Lại bộ thượng thư.[ 12] Khi Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê sơ, ông bị bắt thảo chiếu truyền ngôi[ 1] [ 8] nhưng ông mắng Đăng Dung và không chịu viết[ 7] [ 12] nên bị bãi về làng.[ 1] [ 10]
Trương Phu Duyệt có đền thờ tại Đình Xuân Quan ở Văn Giang , Hưng Yên .[ 6] Ông còn là thành hoàng của hai thôn Kim Trang Tây và Kim Trang Đông ở xã Lam Sơn .[ 19]
Theo Phan Huy Chú , do không theo nhà Mạc , Trương Phu Duyệt được khen là có tiết nghĩa. Phan Huy Chú có viết một mục về ông trong Lịch triều hiến chương loại chí phần "Nhân vật chí", ở quyển "Bề tôi tiết nghĩa".[ 1]
^ a b c d e f g Phan Huy Chú 2014 , tr. 414
^ a b Trần Công Hiến 2009 , tr. 163Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFTrần_Công_Hiến2009 (trợ giúp )
^ a b c Vũ Thanh Sơn 2001 , tr. 356
^ a b c Trần Nghĩa & Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) 1997 , tr. 527
^ a b c Vũ Phương Đề & Trần Nghĩa 2001 , tr. 123
^ a b Vũ Thanh Sơn 2001 , tr. 34
^ a b c d Nguyễn Danh Phiệt và đồng nghiệp 2007 , tr. 424
^ a b Trần Công Hiến 2009 , tr. 272Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFTrần_Công_Hiến2009 (trợ giúp )
^ a b Viện Sử học (Việt Nam) 2004 , tr. 4
^ a b Nguyễn Vinh Phúc 2005 , tr. 154
^ Nguyễn Thủy (ngày 27 tháng 7 năm 2009). “Một di tích, hai bằng chứng nhận” . anninhthudo.vn . Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017 .
Đặng Việt Thủy; Giang Tuyết Minh (2009), Thành cổ qua các triều đại phong kiến Việt Nam , Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Đỗ Đức Hùng; Viện Sử học (Việt Nam) (2001), Việt Nam, những sự kiện lịch sử, từ khởi thủy đến 1858 , Nhà xuất bản Giáo dục
Ngô Đăng Lợi; Phạm Thu Hà; Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2000), Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc , Hội sử học Hải Phòng
Ngô Văn Phú (2001), Vạn ngôn thư: bức thư tâm huyết: tập truyện ngắn về lịch sử , Nhà xuất bản Hội nhà văn
Ngô Văn Phú (2003), Danh nhân Việt Nam qua các đời: tập truyện ngắn, tập 3 , Nhà xuất bản Hội nhà văn
Nguyễn Danh Phiệt; Đặng Kim Ngọc; Viện Sử học (Việt Nam); Nguyễn Duy Hinh (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3 , Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nguyễn Minh Đức; Bộ Quốc phòng Việt Nam; Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Việt Nam, những sự kiện quân sự từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII , Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Nguyễn Vinh Phúc (2005), Lịch sử Thăng Long Hà Nội , Nhà xuất bản Trẻ
Phạm Minh Đức; Bùi Duy Lan (2003), Đất và người Thái Bình , Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử vǎn hoá Việt Nam
Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2: Nhân vật chí , Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
Trần Công Hiến; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (2009), Hải Dương phong vật chí , Nhà xuất bản Lao động
Trần Hồng Đức; Hội khoa học lịch sử Việt Nam (1999), Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam , Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Trần Nghĩa; Viện nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam) (1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 1 , Nhà xuất bản Thế giới
Viện Sử học (Việt Nam) (2004), Nghiên cứu lịch sử, số 340-343 , Việt Nam: Viện Sử học
Vũ Phương Đề; Trần Nghĩa (2001), Công dư tiệp ký , Nhà xuất bản Văn học
Vũ Thanh Sơn (2001), Các vị thánh thần sông Hồng , Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc