Trường Đại học Hoa Sen

Trường Đại học Hoa Sen (HSU) là một trường Đại học của Việt Nam đào tạo các ngành Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, Du lịch, Công nghệ, Thiết kế nghệ thuật và Ngôn ngữ.

Trường Đại học Hoa Sen, Trụ sở chính

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1991, Trường được thành lập với tên gọi Trường Nghiệp vụ Tin học và Quản lý Hoa Sen, theo Quyết định số 257/QĐ-UB ngày 12/08/1991 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bởi 5 người cùng tham gia sáng lập sau: TS Trần Hà Nam (nguyên Giám đốc công ty cổ phần Tin Học SCITEC); GS TS Lưu Tiến Hiệp (nguyên Phó hiệu trưởng Cao đẳng Bán công Hoa Sen); ông Phạm Chánh Trực (nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh); ông Cổ Minh Đức, Việt kiều Pháp; và kỹ sư Phan Thị Hồng (nguyên Phó hiệu trưởng trường Tin học và Quản lý Hoa Sen).
  • Ngày 11/10/1994, trường Hoa Sen trở thành trường bán công, được Ủy ban Nhân dân Thành phố cấp cơ sở tại số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q. 1.
  • Ngày 27/04/1999, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận thành lập Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen, trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng cả nước; tự chủ tài chính.
  • Năm 2001, kỷ niệm 10 năm thành lập trường. Khánh thành cơ sở 2 tại Công viên phần mềm Quang Trung, khai trương 3 Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế NIIT Sài Gòn, Chợ Lớn và Quang Trung.
  • Năm 2005-2006, Trường khai giảng chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh liên kết với UBI (Bỉ). Khởi công xây dựng giai đoạn 2 tại cơ sở Quang Trung. Các hệ đào tạo Đại học và Cao đẳng được quản lý theo học chế tín chỉ.
  • Ngày 30/11/2006, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 274/2006/QĐ -TTg đồng ý thành lập Trường Đại học Hoa Sen. Vào ngày 16/12/2006, trường tổ chức lễ ra mắt Đại học Hoa Sen tại Nhà hát thành phố HCM, chính thức đi vào hoạt động giáo dục đại học theo cơ chế tư thục.
  • 2007, triển khai liên thông toàn bộ các chuyên ngành từ Cao đẳng lên Đại học, thực hiện liên thông với các trường Cao đẳng, Đại học quốc tế.
  • 10/2008 Trường Đại học Hoa Sen khai giảng khóa thứ hai bậc đại học; tuyển sinh bậc thạc sĩ đầu tiên thông qua chương trình hợp tác quốc tế với The institute for financial science and insurance – ISFA (Pháp).
  • Năm 2009, Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế do trường Đại học Hoa Sen và trường Đại học Paris-Est Créteil (Pháp) liên kết đào tạo kéo dài một năm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Cử nhân thực hành Kinh doanh quốc tế (Le diplome de Licene Professionnelle Commerce, Spécialité Import – Export – Échanges internationaux, dans le domaine Arts, Lettres, Langues) của trường Đại học Paris – Est Créteil Val de Marne do Bộ Giáo dục Pháp cấp
  • Năm 2011, Trường triển khai chương trình Cao đẳng quốc gia theo tiêu chuẩn Anh quốc (BTEC Higher National Diploma).  Đây là chương trình đào tạo nghề nghiệp bậc cao đẳng chuẩn quốc tế, là cầu nối với chi phí hợp lý đến các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước.
  • Năm 2012, Chương trình Quốc tế Cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng Vatel (Pháp) được cấp phép và tuyển sinh.
  • Năm 2013, Trường khánh thành Trụ sở chính hiện đại Nguyễn Văn Tráng, nâng tầm cơ sở vật chất của Đại học Hoa Sen lên đẳng cấp quốc tế. Trường chính thức là một ứng cử viên của ACBSP - Hội đồng Kiểm định các Trường và Chương trình Đào tạo về Kinh doanh (Mỹ).
  • Năm 2015, 5 ngành thuộc khoa Kinh tế - Thương mại, Trường Đại học Hoa Sen gồm: ngành Marketing, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Nhân lực, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng là những ngành đào tạo bậc đại học đầu tiên ở Việt Nam được Hội đồng Kiểm định các Trường và Chương trình Đào tạo về Kinh doanh (ACBSP) của Hoa Kỳ công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục.
  • Năm 2016, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga ký quyết định số 358/BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 2/2/2016), về việc cho phép Trường Đại học Hoa Sen đào tạo trình độ thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (mã ngành 60340102). Trường chính thức triển khai đào tạo Thạc sĩ.
  • Năm 2018, Trường gia nhập hệ thống Đại học thuộc Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG), tạo bước ngoặt mới, ổn định và phát triển theo định hướng quốc tế hóa.
  • Năm 2023, Trường bắt đầu tính điểm rèn luyện cho sinh viên khoá K23. Nhà Trường vẫn giữ quan điểm áp dụng điểm rèn luyện mặc cho sự phản đối của toàn thể sinh viên. Một sinh viên cho biết: "Em không phủ nhận các hoạt động của trường rất bổ ích, phục vụ tốt vào việc phát triển kỹ năng, tăng trải nghiệm cho sinh viên trong suốt quá trình học. Từ trước đến nay, dù trường không áp dụng việc tính điểm rèn luyện thì các sự kiện, hoạt động của nhà trường vẫn được nhiều bạn tham gia. Vậy nên nếu nói việc áp dụng điểm rèn luyện nhằm mục đích khuyến khích sinh viên tham dự là không hợp lý".[1]

Các khoa ngành

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa Kinh tế - Quản Trị

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Quản trị kinh doanh*;(Đạt kiểm định ACBSP- Hoa Kỳ)
  2. Quản trị nhân lực*; (Đạt kiểm định ACBSP- Hoa Kỳ)
  3. Marketing*; (Đạt kiểm định ACBSP- Hoa Kỳ)
  4. Digital Marketing
  5. Kinh tế thể thao

Khoa Tài chính - Ngân hàng

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Kế toán (Đạt kiểm định ACBSP - Hoa Kỳ)
  2. Tài chính - Ngân hàng (Đạt kiểm định ACBSP - Hoa Kỳ)
  3. Bất động sản
  4. Công nghệ tài chính (Fintech)

Khoa Logistics - Thương mại quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Ngành Kinh doanh quốc tế (Đạt FIBBA - Thụy Sĩ)
  2. Ngành Thương mại điện tử
  3. Ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng (Đạt FIBBA - Thụy Sĩ)

Khoa Công nghệ thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Công nghệ thông tin; (Đạt AUN-QA)(**)
  2. Kỹ thuật phần mềm; (Đạt AUN-QA)(**)
  3. Trí tuệ nhân tạo;

Khoa Thiết kế - Nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thiết kế thời trang;
  2. Thiết kế đồ hoạ; (Đạt AUN-QA)(**)
  3. Thiết kế nội thất (Đạt AUN-QA)(**)
  4. Quản trị Công nghệ truyền thông
  5. Quan hệ Công chúng
  6. Nghệ thuật số
  7. Phim

Khoa Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; (Đạt AUN-QA)(**)
  2. Quản trị Khách sạn; (Đạt AUN-QA)(**)
  3. Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống; (Đạt AUN-QA)(**)
  4. Quản trị sự kiện

Chương trình chất lượng cao - Hợp tác quốc tế:

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Cử nhân Quản lý Khách sạn-Nhà hàng quốc tế (Hợp tác với trường Du lịch và Khách sạn Quốc tế Vatel-Cộng hoà Pháp)
  2. Chương trình Hoa Sen Elite - Đào tạo Cử nhân Quản trị khách sạn
  3. Chương trình Hoa Sen Elite - Đào tạo Cử nhân Quản trị Nhà hàng

Khoa Khoa học xã hội và Luật

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Tâm lý học
  2. Luật kinh tế - Chuyên ngành Luật kinh doanh số

Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Ngôn ngữ Anh (Đạt AUN-QA, FIBBA)

Chương trình liên kết Đại học De Montfort (Nhận bằng DMU - Anh Quốc)

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Cử nhân Kế toán
  2. Cử nhân Marketing
  3. Cử nhân Kinh doanh quốc tế
  4. Thạc sĩ Giảng dạy ngôn ngữ Anh

(**) AUN - QA: Viết tắt của ASEAN University Network – Quality Assurance là tổ chức đánh giá ngoài uy tín được điều hành bởi mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network), nhằm đánh giá toàn diện và khắt khe nhất chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục trên toàn khu vực.Trường có 8 ngành được chứng nhận bởi AUN-QA – Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á bao gồm: Ngôn ngữ Anh, Quản trị khách sạn, Công nghệ thông tin, Thiết kế nội thất, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Kỹ thuật phần mềm, Thiết kế đồ họa, Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hàn

(*) ACBSP: Viết tắt của Accreditation Council for Business Schools and Programs (Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về Kinh doanh). Năm 2015, Trường Đại học hoa Sen có 5 ngành đào tạo bậc đại học đầu tiên ở Việt Nam được Hội đồng Kiểm định các Trường và Chương trình Đào tạo về Kinh doanh (ACBSP) của Hoa Kỳ công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ thanhnien.vn (5 tháng 12 năm 2023). “Vì sao trường ĐH có quy định sinh viên hoạt động mại dâm lần 4 bị thôi học?”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan