Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF

Quỹ Đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam
Promotion fund of Vietnamese Football talents - PVF
Trụ sởHưng Yên
Khu vực hoạt động Việt Nam
Chủ quảnBộ Công an
Trang webpvf.com.vn

Quỹ Đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (tiếng Anh: Promotion fund of Vietnamese Football talents, viết tắt: PVF) là một quỹ phát triển thành trung tâm đào tạo bóng đá trẻ dành cho cầu thủ nam tại Việt Nam. Đây là một trong số ít các trung tâm đào tạo bóng đá bài bản và quy mô tại Việt Nam, đồng thời cũng là đội trẻ của PVF–CAND.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

PVF được sáng lập và góp vốn bởi 3 thành viên thuộc tập đoàn Vingroup là: Quỹ Thiện Tâm (đóng góp 80%); Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại PVF (10%) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vinpearl (10%).[1] Quỹ được thành lập theo ý tưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với mục tiêu là hình thành một hệ thống đào tạo cầu thủ bóng đá trẻ chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần xây dựng những thế hệ cầu thủ trẻ thật sự tài năng và có đạo đức, có văn hóa cho nền bóng đá Việt Nam.[2]

Ngày 20 tháng 11 năm 2017, PVF tổ chức lễ khánh thành Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF Hưng Yên tại thôn Sở Đông, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.[3]

Ngày 4 tháng 12 năm 2008, PVF chính thức làm lễ ra mắt và ngày 12 tháng 6 năm 2009 thì khai giảng khóa đầu tiên với 50 học sinh được tuyển chọn từ khắp các tỉnh thành trên cả nước ở lứa tuổi sinh năm 1997-1998. Từ khi được thành lập đến nay, các đội bóng của PVF đã đạt được nhiều thành tích cao tại các giải bóng đá trẻ quốc gia. Tính đến đầu năm 2016, PVF đã có bảy lần tuyển sinh toàn quốc và có 175 học viên từ 11 đến 18 tuổi thuộc tám lớp năng khiếu.[4]V.League 2016, có tất cả 13 cầu thủ thuộc khóa I được PVF cho các câu lạc bộ mượn để thi đấu.[4]

Ngày 24 tháng 9 năm 2020, trung tâm được AFC cấp chứng nhận AFC Three-Star Academy. Đây là mức cao nhất (Premier Level) trong thang điểm đánh giá chất lượng của hệ thống đào tạo bóng đá trẻ tại châu Á, mà trước đó chỉ có 2 học viện đạt được là Jeonbuk Hyundai Motors FC (Hàn Quốc) và Aspire (Qatar).[5]

Ngày 2 tháng 2 năm 2021, Vingroup chuyển giao toàn bộ PVF cho Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, tổ chức tư nhân sở hữu Đại học Văn Lang.[6][7][8]

Tháng 6 năm 2022, PVF được Vingroup chuyển giao về trực thuộc quản lý của Bộ Công an.[9]

Cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân vận động PVF, có sức chứa 3.600 chỗ ngồi

Trung tâm đào tạo trẻ PVF đặt trụ sở chính tại xã Long Hưng, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, là trung tâm đào tạo bóng đá trẻ có quy mô bậc nhất Đông Nam Á. Trung tâm có tổng diện tích gần 22ha, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế gồm: hệ thống sân tập và sân thi đấu hiện đại; tổ hợp khoa học thể thao và chăm sóc sức khỏe chuyên biệt; hệ thống kí túc xá tiện nghi.

Tại đây có 7 sân, trong đó sân thi đấu chính có quy mô 3.600 chỗ, đảm bảo điều kiện thi đấu tốt nhất và 6 sân tập kích thước tiêu chuẩn 11v11 với mặt cỏ được chứng nhận FIFA Quality Pro. PVF còn trang bị hệ thống phòng tập giả lập 360s và thiết bị PlayerTek theo dõi hiệu suất thi đấu của cầu thủ.[10]

Tuyển sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khóa đầu tiên khai giảng năm 2009 đến năm 2013 với 50 học viên sinh năm 1997-1998, PVF đã có đến 158 học sinh với 7 lớp, nhỏ nhất sinh năm 2003, được tuyển chọn trên cả nước.[11] Tuy nhiên PVF chưa bao giờ tuyển học viên nữ mặc dù đã có nữ sinh xin ứng tuyển.[12]

Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 6 năm 2009, PVF đã chính thức khai giảng lớp Đào tạo tài năng bóng đá Việt Nam khoá I tại Trung tâm Thể thao Thành Long, TP HCM.[13]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải trẻ

Giải U-19 Quốc gia:

1 Vô địch : 2015, 2020, 2021
2 Á quân : 2017
3 Hạng 3 : 2016

Giải U-17 Quốc gia:

1 Vô địch : 2014, 2015, 2017, 2022
2 Á quân : 2013, 2016, 2019
3 Hạng 3 : 2018, 2020

Giải U-17 Cúp Quốc gia:

1 Vô địch: 2020.[14]

Giải U-15 Quốc gia:

1 Vô địch : 2012, 2013, 2017, 2020
2 Á quân : 2014, 2015, 2016, 2021

Giải U-13 Quốc gia:

1 Vô địch : 2010, 2012, 2021
2 Á quân: 2011, 2018
3 Hạng 3 : 2019, 2022

Giải U-11 Quốc gia:

1 Vô địch : 2011
3 Hạng 3 : 2019, 2020

Ban huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần ban huấn luyện năm 2018 của PVF gồm có:[15]

Ban quản lý
  • Bỉ Eric Abrams: Giám đốc Kỹ thuật
  • Anh Stephen Stennet: Trưởng ban huấn luyện
  • Anh Andy Preece: Trưởng ban huấn luyện
  • Việt Nam Hoàng Anh Tuấn (cựu HLV trưởng đội tuyển U20 Việt Nam): Trưởng ban huấn luyện
  • Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường: Phó ban huấn luyện
Ban huấn luyện
Khác

Học viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1TM Trương Thái Hiếu 2000 (23–24 tuổi) Việt Nam Lâm Đồng
1TM Phan Văn Biểu 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam SHB Đà Nẵng
1TM Nguyễn Thanh Tuấn 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Bà Rịa - Vũng Tàu
1TM Huỳnh Hữu Tuấn 2000 (23–24 tuổi) Việt Nam Lâm Đồng
2HV Nguyễn Vũ Tín 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Phố Hiến
2HV Mạc Đức Việt Anh 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Phố Hiến
2HV Đỗ Thanh Thịnh 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Topenland Bình Định
2HV Nguyễn Thành Lộc 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Cần Thơ
2HV Ngô Tùng Quốc 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam TP Hồ Chí Minh
2HV Trần Văn Hoà 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Lâm Đồng
2HV Lê Ngọc Bảo 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Topenland Bình Định
2HV Lê Văn Xuân 1999 (24–25 tuổi) Việt Nam Hà Nội
2HV Nguyễn Lý Nam Cung 2000 (23–24 tuổi) Việt Nam Cần Thơ
2HV Trần Thanh Long 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Cần Thơ
2HV Liễu Quang Vinh 1999 (24–25 tuổi) Việt Nam SHB Đà Nẵng
2HV Phan Bá Hoàng 1999 (24–25 tuổi) Việt Nam Cần Thơ
2HV Nguyễn Văn Nhuần 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Huế
3TV Võ Ngọc Tỉnh 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam TP Hồ Chí Minh
3TV Nguyễn Trọng Long 2000 (23–24 tuổi) Việt Nam TP Hồ Chí Minh
3TV Lê Thành Phong 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Hà Nội
3TV Lâm Thuận 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Sài Gòn
3TV Nguyễn Hồng Sơn 2000 (23–24 tuổi) Việt Nam Sài Gòn
3TV Lê Xuân Tú 1999 (24–25 tuổi) Việt Nam Hà Nội
3TV Bùi Xuân Lộc 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Huế
3TV Nguyễn Đình Bảo 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Huế
3TV Nguyễn Anh Tài 1996 (27–28 tuổi) Việt Nam Becamex Bình Dương
3TV Trương Văn Thái Quý 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Hà Nội
3TV Võ Thanh Hậu 1999 (24–25 tuổi) Việt Nam Đồng Tháp
3TV Nguyễn Văn Hiếu 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Huế
3TV Bùi Tiến Dụng 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Hải Phòng
3TV Phạm Trọng Hoá 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Lâm Đồng
3TV Hồ Minh Dĩ 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Hà Nội
3TV Uông Ngọc Tiến 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam Becamex Bình Dương
3TV Huỳnh Công Đến 2001 (22–23 tuổi) Việt Nam Phố Hiến
3TV Lý Công Hoàng Anh 1999 (24–25 tuổi) Việt Nam Topenland Bình Định
4 Hà Đức Chinh 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Topenland Bình Định
4 Lê Văn Điệp 1998 (25–26 tuổi) Việt Nam SHB Đà Nẵng
4 Nguyễn Trọng Phú 1999 (24–25 tuổi) Việt Nam Cần Thơ
4 Nguyễn Khắc Khiêm 2000 (23–24 tuổi) Việt Nam Cần Thơ
4 Trương Huỳnh Anh Khoa 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Lâm Đồng
4 Nguyễn Trọng Hùng 1997 (26–27 tuổi) Việt Nam Đông Á Thanh Hoá

Hợp tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 2016, PVF và CLB Gamba Osaka (Nhật Bản) đã ký kết hợp đồng hợp tác toàn diện trong vòng 2 năm. Đội bóng Gamba Osaka sẽ đưa HLV sang giúp PVF đào tạo cầu thủ, cũng như tuyển chọn ra một số gương mặt tiềm năng để đưa sang Nhật đào tạo nâng cao hoặc thi đấu cho CLB Gamba Osaka. Ngoài ra, hàng năm, Gamba Osaka sẽ mời các đội trẻ của PVF sang Nhật thi đấu các giải quốc tế do CLB này tổ chức.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Giới thiệu”. pvf.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ “PVF: Dấu ấn của một lò đào tạo trẻ”. bongdaplus. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2015.
  3. ^ “​PVF khai trương cơ sở mới - tổ chức giao hữu quốc tế và bổ nhiệm giám đốc bóng đá”. PVF. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018. zero width space character trong |tiêu đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  4. ^ a b c “​PVF hợp tác toàn diện với CLB Gamba Osaka”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016. zero width space character trong |tiêu đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  5. ^ “PVF là một trong ba học viện đào tạo bóng đá tốt nhất Châu Á”. Dân trí. 24 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ “Trung tâm PVF được chuyển giao”. VnExpress. 2 tháng 2 năm 2021.
  7. ^ Vingroup chuyển giao PVF cho Tập đoàn Giáo dục Văn Lang Lưu trữ 2021-03-01 tại Wayback Machine PVF 2/2/2021
  8. ^ Tập đoàn Giáo dục Văn Lang nhận chuyển giao toàn bộ Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF từ Vingroup Tuệ Khánh, Văn Lang 3/2/2021
  9. ^ “Bộ trưởng Tô Lâm thăm, làm việc tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF và Câu lạc bộ bóng đá PVF Công an nhân dân”. Cổng thông tin điện tử Bộ Công an. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ “​Vingroup sắp khánh thành trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tại Hưng Yên”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2018. zero width space character trong |tiêu đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  11. ^ Quỹ đầu tư và phát triển bóng đá Việt Nam (PVF): Lò "siêu thầy"
  12. ^ “2 nữ cầu thủ nhí thi thử ở PVF”. pvf.com.vn. 11 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2019.
  13. ^ “PVF khai giảng lớp tài năng bóng đá Việt Nam khoá I”. Công an nhan dân. 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập 21 tháng 3 năm 2018.
  14. ^ VFF (10 tháng 12 năm 2020). “U17 PVF vô địch giải U17 Cúp Quốc gia 2020”. VFF. Truy cập 29 tháng 12 năm 2020. "Ở trận chung kết U17 Cúp Quốc gia 2020, U17 PVF đánh bại U17 Viettel với tỷ số 1-0 nhờ bàn thắng của Trần Ngọc Sơn, để lên ngôi vô địch trong lần đầu tiên giải đấu được tổ chức"
  15. ^ “Đội ngũ PVF”. pvf.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2018.
  16. ^ PVF (ngày 5 tháng 2 năm 2020). “U17 FK Sarajevo sang PVF tập huấn”. PVF. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập 29 tháng 12 năm 2020.
  17. ^ FK Sarajevo (ngày 1 tháng 2 năm 2020). “KADETI ZAPOČELI SA TRENINZIMA U PVF AKADEMIJI”. FK Sarajevo. Truy cập 29 tháng 12 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Pricing Strategy: Học cách định giá sản phẩm có 1-0-2 của Wine List
Hôm nay mình đọc được 2 case study thú vị về định giá sản phẩm. Cả hai đều dựa trên hiệu ứng mỏ neo (Price Anchoring Effect).
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Sau khi loại bỏ hoàn toàn giáp, Vua Thú sẽ tiến vào trạng thái suy yếu, nằm trên sân một khoảng thời gian dài. Đây chính là lúc dồn toàn bộ combo của bạn để tiêu diệt quái
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Lúc bạn nhận ra người khác đi làm vì đam mê là khi trên tay họ là số tiền trị giá hơn cả trăm triệu thì Sugar Daddy Nanami là một minh chứng khi bên ngoài trầm ổn, trưởng thành