Trưng cầu dân ý độc lập Croatia 1991

Trưng cầu dân ý độc lập Croatia, 1991
Tổng số cử tri 3.652.225
Tham gia 3.051.881 (83.56%)
Ủng hộ chủ quyền và
độc lập của Croatia
Lựa chọn Số phiếu %
Đồng ý 2.845.521 93,24
Từ chối 126.630 4,15
Ủng hộ Croatia vẫn
trong Liên bang Nam Tư
Lựa chọn Số phiếu %
Đồng ý 164.267 5,38
Từ chối 2.813.085 92,18
Nguồn: Ủy ban bầu cử quốc gia[1]

Croatia tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý độc lập vào ngày 19 tháng 5 năm 1991, tiếp sau bầu cử quốc hội Croatia năm 1990 và căng thẳng dân tộc gia tăng vốn khiến cho Nam Tư tan rã. Tổng cộng có 83% số cử tri đi bỏ phiếu, và 93% trong số đó tán thành độc lập. Sau đó, vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, Croatia tuyên bố độc lập và hủy bỏ liên kết với Nam Tư. Tuy nhiên họ đình hoãn quyết định này ba tháng, theo khuyến nghị của Cộng đồng châu Âu và Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu với Hiệp định Brioni. Chiến tranh tại Croatia leo thang trong thời gian đình hoãn, và đến ngày 8 tháng 10 năm 1991, Quốc hội Croatia chấm dứt mọi quan hệ còn lại với Nam Tư. Năm 1992, Croatia được Cộng đồng Kinh tế châu Âu công nhận ngoại gia và được kết nạp vào Liên Hợp Quốc.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Tòa nhà Quốc hội Croatia

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Croatia trở thành một nước cộng hòa cấu thành đơn đảng trong Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Croatia được hưởng một mức độ tự trị trong Liên bang Nam Tư. Năm 1967, một nhóm các tác giả và nhà ngôn ngữ học người Croatia xuất bản Tuyên ngôn về vị thế và danh xưng trong văn học tiếng Croatia (Declaration on the Name and Status of the Croatian Literary Language), yêu cầu trao quyền tự chủ lớn hơn cho tiếng Croatia.[2] Tuyên bố góp phần vào một phong trào dân tộc nhằm có được nhiều hơn về quyền dân sự và chính trị và phân quyền hóa kinh tế Nam Tư, đỉnh cao là Mùa xuân Croatia năm 1971, song lại bị giới lãnh đạo Nam Tư trấn áp.[3] Tuy nhiên, Hiến pháp Nam Tư 1974 tăng quyền tự trị cho các nước cấu thành, về bản chất đáp ứng một trong các mục đích của Mùa xuân Croatia và cung cấp cơ sở pháp lý về độc lập của các nước liên bang.[4]

Trong thập niên 1980, chính cục tại Nam Tư bị xấu đi, với căng thẳng dân tộc bị thổi bùng do Giác thư SANU 1986 của người Serb và các cuộc đảo chính năm 1989 tại Vojvodina, KosovoMontenegro.[5][6] Tháng 1 năm 1990, Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư tan rã theo ranh giới dân tộc, khi phái đoàn Croatia yêu cầu nới lỏng liên bang hơn.[7] Cùng năm đó, cuộc bầu cử đa đảng lần đầu tiên được tổ chức tại Croatia, và Franjo Tuđman giành thắng lợi khiến căng thẳng dân tộc leo thang.[8] Những người Serb dân tộc chủ nghĩa tại Croatia tẩy chay Quốc hội Croatia và đoạt quyền kiểm soát lãnh thổ người Serb cư trú, đặt chướng ngại vật trên đường và bỏ phiếu ủng hộ tự trị tại các khu vực này. Các tỉnh tự trị Serb nhanh chóng thống nhất thành nước Cộng hòa Serbia Krajina (RSK), nhưng không được quốc tế công nhận,[9][10] với ý định giành độc lập từ Croatia.[11][12]

Trưng cầu dân ý và tuyên bố độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]
Áp phích trưng cầu dân ý 1991

Ngày 25 tháng 4 năm 1991, Quốc hội Croatia quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý độc lập vào ngày 19 tháng 5. Quyết định được công bố trên Narodne novine, tờ báo chính phủ của Croatia, và công bố chính thức vào 2 tháng 5 năm 1991.[13] Cuộc trưng cầu dân ý có hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là Croatia có nên trở thành một quốc gia có chủ quyềnđộc lập, đảm bảo quyền tự trị văn hóa và dân quyền cho người Serb và các dân tộc thiểu số khác tại Croatia, tự do thiết lập một liên hiệp các quốc gia chủ quyền với các nước cộng hòa cấu thành Nam Tư cũ khác. Câu hỏi thứ hai là Croatia có nên ở lại Nam Tư với vị thế một quốc gia thuộc liên bang thống nhất.[13][14] Nhà cầm quyền người Serb địa phương kêu gọi tẩy chay cuộc bỏ phiếu, và phần lớn người Serb tại Croatia nghe theo lời kêu gọi này.[15] Trưng cầu dân ý được tổ chức tại 7.691 điểm bỏ phiếu. Các cử tri được trao các lá phiếu màu xanh và đỏ. Kết quả về đề xuất Croatia độc lập thể hiện trên lá phiếu màu xanh được thông qua với 93,24% ủng hộ, 4,15% phản đối, và 1,18% phiếu không hợp lệ hoặc trống. Câu hỏi về việc Croatia nên ở lại Nam Tư bị bác bỏ với 5,38% ủng hộ, 92,18% phản đối và 2,07% phiếu không hợp lệ. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 83,56%.[1]

Croatia sau đó tuyên bố độc lập và hủy bỏ liên kết với Nam Tư vào ngày 25 tháng 6 năm 1991.[16][17] Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu khuyến nghị nhà cầm quyền Croatia đình hoãn quyết định ba tháng.[18] Croatia chấp thuận đóng băng tuyên bố độc lập của mình trong ba tháng, ban đầu giúp tình hình bớt căng thẳng.[19] Tuy nhiên, Chiến tranh giành độc lập Croatia lại ngày càng leo thang.[20] Ngày 7 tháng 10, trước khi mãn hạn đình hoãn, Không quân Nam Tư oanh tạc Banski Dvori, tòa nhà chính phủ chủ chốt tại Zagreb.[21][22] Ngày 8 tháng 10 năm 1991, thời hạn đình hoãn kết thúc, và Quốc hội Croatia chấm dứt toàn bộ các quan hệ còn lại với Nam Tư. Phiên họp đặc biệt của Quốc hội được tổ chức tại tòa nhà INA trên Đại lộ Pavao Šubić tại Zagreb do quan ngại về an ninh, bắt nguồn từ vụ đánh bom gần đó của Nam Tư.[23] Cụ thể, có lo ngại rằng Không quân Nam Tư có thể tấn công tòa nhà quốc hội.[24] Ngày 8 tháng 10 hiện được kỷ niệm là ngày Độc lập của Croatia.[25]

Công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Toà nhà INA trên Đại lộ Šubićeva, Zagreb được chọn làm nơi tuyên bố độc lập của quốc hội vào ngày 8 tháng 10 năm 1991, vì lý do an ninh

Hội đồng Bộ trưởng Cộng đồng Kinh tế châu Âu thiết lập Ủy ban Trọng tài Badinter vào ngày 27 tháng 8 năm 1991 để cung cấp khuyến nghị và tiêu chuẩn pháp lý đối với công nhận ngoại giao các nước cộng hòa thuộc Nam Tư cũ.[26] Cuối năm 1991, Ủy ban tuyên bố Nam Tư đang trong quá trình giải thể, và biên giới nội bộ của các nước cộng hòa thuộc Nam Tư có thể không thay đổi, trừ khi đạt được thỏa thuận một cách tự do.[27] Các yếu tố trong duy trì biên giới tiền chiến của Croatia, được các ủy ban phân giới xác định vào năm 1947,[28] là các sửa đổi hiến pháp Nam Tư vào năm 1971 và 1974, công nhận rằng quyền chủ quyền do các đơn vị liên bang thực thi, và liên bang chỉ có quyền chuyển nhượng bằng hiến pháp.[4][29]

Robert Badinter là chủ tọa của Ủy ban Trọng tài của Hội nghị Hòa bình về Nam Tư

Đức chủ trương nhanh chóng công nhận Croatia, nhằm ngăn chặn bạo lực đang diễn ra tại các khu vực cư dân Serb. Điều này bị Pháp, AnhHà Lan phản đối, song các quốc gia đồng thuận theo đuổi một cách tiếp cận chung và tránh các hành động đơn phương. Ngày 10 tháng 10, hai ngày sau khi Quốc hội Croatia xác nhận tuyên bố độc lập, Cộng đồng Kinh tế châu Âu quyết định hoãn bất kỳ quyết định nào công nhận Croatia trong hai tháng. Khi thời hạn kết thúc, Đức bày tỏ quyết định công nhận Croatia là chính sách và bổn phận của mình, và quan điểm này được ÝĐan Mạch ủng hộ. Pháp và Anh cố gắng ngăn việc công nhận bằng cách soạn thảo một nghị quyết Liên Hợp Quốc yêu cầu không có các hành động đơn phương có thể khiến tình hình xấu đi. Tuy nhiên, dự thảo được rút lại trong cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an vào ngày 14 tháng 12, khi Đức kiên quyết giữ vững động thái bất chấp nghị quyết Liên Hợp Quốc. Ngày 17 tháng 12, Cộng đồng Kinh tế châu Âu chính thức đồng thuận công nhận ngoại giao Croatia vào ngày 15 tháng 1 năm 1992, dựa theo ý kiến của Ủy ban Trọng tài Badinter.[30] Ủy ban quyết định rằng không nên lập tức công nhận nền độc lập của Croatia, do hiến pháp mới của Croatia không quy định bảo vệ cộng đồng thiểu số như Cộng đồng Kinh tế châu Âu yêu cầu. Tổng thống Croatia Franjo Tuđman phản ứng lại với lá thư đảm bảo với Robert Badinter rằng thiếu sót này sẽ được khắc phục.[31] RSK chính thức tuyên bố ly khai khỏi Croatia vào ngày 19 tháng 12, song tình trạng quốc gia và độc lập của họ không được quốc tế công nhận.[32] Ngày 26 tháng 12, nhà cầm quyền Nam Tư công bố các kế hoạch về một quốc gia nhỏ hơn, có thể bao gồm các lãnh thổ chiếm được từ Croatia,[33] song kế hoạch bị Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bác bỏ.[34]

Ngày 26 tháng 6 năm 1991, Slovenia là quốc gia đầu tiên công nhận Croatia là một quốc gia độc lập, khi cả hai nước tuyên bố độc lập cùng ngày với nhau.[16] Litva theo sau vào ngày 30 tháng 7, và Ukraina, Latvia, Iceland, và Đức công nhận vào tháng 12 năm 1991.[35] Cộng đồng Kinh tế châu Âu công nhận Croatia vào ngày 15 tháng 1 năm 1992, và Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 1992.[36][37]

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù không phải là ngày nghỉ công cộng, 15 tháng 1 được truyền thông và chính giới Croatia coi là ngày quốc gia có được công nhận của quốc tế.[38] Nhân dịp kỷ niệm 10 năm sự kiện vào năm 2002, Ngân hàng Quốc gia Croatia cho đúc tiền xu kỷ niệm 25 kuna.[39] Trong thời kỳ sau tuyên bố độc lập, chiến tranh leo thang, với các cuộc bao vây tại Vukovar[40]Dubrovnik,[41] và giao chiến tại các nơi khác. Tình trạng kéo dài cho đến khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 3 tháng 1 năm 1992, lập lại ổn định và giảm đáng kể bạo lực.[42] Chiến tranh kết thúc trên thực tế vào tháng 8 năm 1995 với thắng lợi quyết định của Croatia trong Chiến dịch Bão táp.[43] Biên giới hiện nay của Croatia được xác định khi các khu vực do người Serb chiếm cứ tại Đông Slavonia được trả lại cho Croatia theo Hiệp định Erdut tháng 11 năm 1995. Quá trình hợp nhất kết thúc vào tháng 1 năm 1998.[44]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Izviješće o provedenom referendumu” [Report on performed referendum] (PDF) (bằng tiếng Croatia). State Election Committee. ngày 22 tháng 5 năm 1991. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ Šute, Ivica (ngày 1 tháng 4 năm 1999). “Deklaracija o nazivu i položaju hrvatskog književnog jezika – Građa za povijest Deklaracije, Zagreb, 1997, str. 225” [Declaration on the Status and Name of the Croatian Standard Language – Declaration History Articles, Zagreb, 1997, p. 225] (PDF). Radovi Zavoda za hrvatsku povijest (bằng tiếng Croatia). 31 (1): 317–318. ISSN 0353-295X. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ Vlado Vurušić (ngày 6 tháng 8 năm 2009). “Heroina Hrvatskog proljeća” [Heroine of the Croatian Spring]. Jutarnji list (bằng tiếng Croatia). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ a b Rich, Roland (1993). “Recognition of States: The Collapse of Yugoslavia and the Soviet Union”. European Journal of International Law. 4 (1): 36–65. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ Frucht 2005, tr. 433.
  6. ^ “Leaders of a Republic In Yugoslavia Resign”. The New York Times. Reuters. ngày 12 tháng 1 năm 1989. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  7. ^ Davor Pauković (ngày 1 tháng 6 năm 2008). “Posljednji kongres Saveza komunista Jugoslavije: uzroci, tijek i posljedice raspada” [Last Congress of the League of Communists of Yugoslavia: Causes, Consequences and Course of Dissolution] (PDF). Časopis za suvremenu povijest (bằng tiếng Croatia). Centar za politološka istraživanja. 1 (1): 21–33. ISSN 1847-2397. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ Branka Magas (ngày 13 tháng 12 năm 1999). “Obituary: Franjo Tudjman”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  9. ^ “Armed Serbs Guard Highways in Croatia During Referendum”. The New York Times. ngày 20 tháng 8 năm 1990. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
  10. ^ Nohlen, Dieter; Stöver, Philip (2010). Elections in Europe: A Data Handbook. Nomos Verlagsgesellschaft. tr. 401. ISBN 978-3-8329-5609-7. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  11. ^ Chuck Sudetic (ngày 2 tháng 10 năm 1990). “Croatia's Serbs Declare Their Autonomy”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  12. ^ Eastern Europe and the Commonwealth of Independent States. Routledge. 1998. tr. 272–278. ISBN 978-1-85743-058-5. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2010.
  13. ^ a b “Odluka o raspisu referenduma” [Decision to hold a referendum]. Narodne Novine (bằng tiếng Croatia). ngày 2 tháng 5 năm 1991. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  14. ^ “Croatia Calls for EC-Style Yugoslavia”. Los Angeles Times. ngày 16 tháng 7 năm 1991. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.
  15. ^ Sudetic, Chuck (ngày 20 tháng 5 năm 1991). “Croatia Votes for Sovereignty and Confederation”. The New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  16. ^ a b Chuck Sudetic (ngày 26 tháng 6 năm 1991). “2 Yugoslav States Vote Independence To Press Demands”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  17. ^ “Deklaracija o proglašenju suverene i samostalne Republike Hrvatske” [Declaration on proclamation of sovereign and independent Republic of Croatia]. Narodne Novine (bằng tiếng Croatia). ngày 25 tháng 6 năm 1991. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  18. ^ Riding, Alan (ngày 26 tháng 6 năm 1991). “Europeans Warn on Yugoslav Split”. The New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  19. ^ Sudetic, Chuck (ngày 29 tháng 6 năm 1991). “Conflict in Yugoslavia; 2 Yugoslav States Agree to Suspend Secession Process”. The New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  20. ^ Sudetic, Chuck (ngày 6 tháng 10 năm 1991). “Shells Still Fall on Croatian Towns Despite Truce”. The New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2010.
  21. ^ “Yugoslav Planes Attack Croatian Presidential Palace”. The New York Times. ngày 8 tháng 10 năm 1991. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2010.
  22. ^ Williams, Carol J. (ngày 8 tháng 10 năm 1991). “Croatia Leader's Palace Attacked”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
  23. ^ “Govor predsjednika Hrvatskog sabora Luke Bebića povodom Dana neovisnosti” [Speech of Luka Bebić, Speaker of the Croatian Parliament on occasion of the Independence day] (bằng tiếng Croatia). Sabor. ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011.
  24. ^ Dražen Boroš (ngày 8 tháng 10 năm 2011). “Dvadeset godina slobodne Hrvatske” [Twenty years of free Croatia] (bằng tiếng Croatia). Glas Slavonije. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011.
  25. ^ “Ceremonial session of the Croatian Parliament on the occasion of the Day of Independence of the Republic of Croatia”. Official web site of the Croatian Parliament. Sabor. ngày 7 tháng 10 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2012.
  26. ^ Sandro Knezović (tháng 2 năm 2007). “Europska politika u vrijeme disolucije jugoslavenske federacije” [European Politics at the Time of the Dissolution of the Yugoslav Federation] (PDF). Politička Misao (bằng tiếng Croatia). University of Zagreb, Faculty of Political Sciences. 43 (3): 109–131. ISSN 0032-3241. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  27. ^ Pellet, Allain (1992). “The Opinions of the Badinter Arbitration Committee: A Second Breath for the Self-Determination of Peoples” (PDF). European Journal of International Law. 3 (1): 178–185. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  28. ^ Kraljević, Egon (tháng 11 năm 2007). “Prilog za povijest uprave: Komisija za razgraničenje pri Predsjedništvu Vlade Narodne Republike Hrvatske 1945.-1946” [Contribution to the history of public administration: commission for the boundary demarcation at the government's presidency of the People's Republic of Croatia, 1945–1946] (PDF). Arhivski vjesnik (bằng tiếng Croatia). Croatian State Archives. 50 (50): 121–130. ISSN 0570-9008. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012.
  29. ^ Čobanov, Saša; Rudolf, Davorin (2009). “Jugoslavija: unitarna država ili federacija povijesne težnje srpskoga i hrvatskog naroda – jedan od uzroka raspada Jugoslavije” [Yugoslavia: a unitary state or federation of historic efforts of Serbian and Croatian nations—one of the causes of breakup of Yugoslavia]. Zbornik radova Pravnog fakulteta u Splitu (bằng tiếng Croatia). University of Split Faculty of Law. 46 (2). ISSN 1847-0459. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010.
  30. ^ Lucarelli, Sonia (2000). Europe and the breakup of Yugoslavia: a political failure in search of a scholarly explanation. Martinus Nijhoff Publishers. tr. 125–129. ISBN 978-90-411-1439-6. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  31. ^ Roland Rich (1993). “Recognition of States: The Collapse of Yugoslavia and the Soviet Union” (PDF). European Journal of International Law. 4 (1): 48–49. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2011.
  32. ^ Statehood and the law of self-determination. Martinus Nijhoff Publishers. 2002. tr. 79–81. ISBN 978-90-411-1890-5. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011.
  33. ^ “Serb-Led Presidency Drafts Plan For New and Smaller Yugoslavia”. The New York Times. ngày 27 tháng 12 năm 1991. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011.
  34. ^ “A/RES/49/43 The situation in the occupied territories of Croatia” (PDF). United Nations. ngày 9 tháng 2 năm 1995. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011.
  35. ^ “Date of Recognition and Establishment of Diplomatic Relation”. Ministry of Foreign Affairs and European Integration (Croatia). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  36. ^ Stephen Kinzer (ngày 24 tháng 12 năm 1991). “Slovenia and Croatia Get Bonn's Nod”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  37. ^ Paul L. Montgomery (ngày 23 tháng 5 năm 1992). “3 Ex-Yugoslav Republics Are Accepted Into U.N.”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  38. ^ “Obilježena obljetnica priznanja” [Recognition Anniversary Marked] (bằng tiếng Croatia). Croatian Radiotelevision. ngày 15 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011.
  39. ^ “Commemorative 25 Kuna Coins in Circulation”. Croatian National Bank. ngày 19 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011.
  40. ^ Sudetic, Chuck (ngày 18 tháng 11 năm 1991). “Croats Concede Danube Town's Loss”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2010.
  41. ^ Binder, David (ngày 9 tháng 11 năm 1991). “Old City Totters in Yugoslav Siege”. The New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2010.
  42. ^ Sudetic, Chuck (ngày 3 tháng 1 năm 1992). “Yugoslav Factions Agree to U.N. Plan to Halt Civil War”. The New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2010.
  43. ^ Dean E. Murphy (ngày 8 tháng 8 năm 1995). “Croats Declare Victory, End Blitz”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  44. ^ Chris Hedges (ngày 16 tháng 1 năm 1998). “An Ethnic Morass Is Returned to Croatia”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2015.
  • Frucht, Richard C. (2005). Eastern Europe: An Introduction to the People, Lands, and Culture. 1. ABC-CLIO. ISBN 1-57607-800-0.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan