Trại tế bần

Một khu trại tế bần ở Anh
Một trại tế bần ở Anh

Trại tế bần hay trại cứu tế hay nhà tế bần, hay trung tâm bảo trợ xã hội, là những khu trại, tòa nhà được dựng lên cố định hay tạm thời tại những địa điểm nhất định để thực hiện việc cứu tế, cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí (phát chẩn) cho những người vì hoàn cảnh, điều kiện chủ quan, khách quan trong một thời điểm nhất định mà không thể tự nuôi mình, cung cấp cho đối tượng này chỗ ở và công ăn việc làm. Các đối tượng ở trại tế bần thường là những người nghèo khổ, vô gia cư, nạn nhân của các trận thiên tai, lũ lụt, nạn đói, các trẻ em lang thang, trẻ em đường phố, trẻ mồ côi.... Hình thức này xuất hiện từ lâu trong lịch sử và được ghi nhận chính thức trong năm 1631châu Âu.

châu Âu, nguồn gốc của các trại tế bần có thể được truy ra từ Đạo luật cho người nghèo năm 1388, đạo luật này để giải quyết tình trạng thiếu lao động sau đại dịch cái chết đen ở Anh bằng cách hạn chế sự di chuyển của người lao động, và cuối cùng dẫn đến nhà nước chịu trách nhiệm về sự hỗ trợ đối với người nghèo. Hệ thống trại tế bần phát triển trong thế kỷ 17 như là một cách để các giáo xứ giảm chi phí cho người đóng thuế cung cấp cứu trợ người nghèo. Tuy nhiên, số lượng người thất nghiệp sau khi kết thúc các cuộc chiến tranh Napoléon vào năm 1815, sự ra đời của công nghệ mới để thay thế lao động nông nghiệp nói riêng dẫn đến đầu thập niên 1830, hệ thống thành lập cứu trợ người nghèo đã được kiểm nghiệm là không lâu dài. Nền kinh tế thị trường với đặc trưng là lao động tự do là một trong những nguyên nhân làm giảm tính phổ biến của các trại tế bần. Cuộc sống trong một trại tế bần thực sự là khắc nghiệt, thiếu thốn vì điều kiện kham khổ trong các trại này. Đến thế kỷ 19 trại tế bần ngày càng trở thành nơi cư trú cho người cao tuổi, tàn tật, bị bệnh hơn là người nghèo.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Anon (1836), Reports from Commissioners, Fifteen Volumes, (8. Part I), Poor Laws (England), Session 4 February – ngày 20 tháng 8 năm 1836, 29, part 1, HMSO
  • Crowther, A. C. (1981), The Workhouse System 1834–1929: The History of an English Social Institution, Batsford Academic and Educational, ISBN 0-7134-3671-9
  • Driver, Felix (2004), Power and Pauperism, Cambridge University Press, ISBN 0-5216-0747-7
  • Fowler, Simon (2007), Workhouse: The People: The Places: The Life Behind Closed Doors, The National Archives, ISBN 978-1-905615-28-5
  • Fraser, Derek (2009), The Evolution of the British Welfare State (ấn bản thứ 4), Palgrave Macmillan, ISBN 978-0-230-22466-7
  • Gibson, Colin (1993), Dissolving Wedlock, Routledge, ISBN 978-0-415-03226-1
  • Green, David R. (2010), Pauper Capital: London and the Poor Law, 1790–1870, Ashgate Publishing, ISBN 0-7546-3008-0
  • Higginbotham, Peter (2006), Workhouses of the North, Tempus, ISBN 0-7524-4001-2
  • Honeyman, Katrina (2007), Child Workers in England, 1780–1820, Ashgate Publishing, ISBN 978-0-754-66272-3
  • Hopkins, Eric (1994), Childhood Transformed, Manchester University Press, ISBN 0-719-03867-7
  • Jones, Catherine (1980) [1977], Immigration and Social Policy in Britain, Taylor & Francis, ISBN 978-042-274680-9
  • Knott, John (1986), Popular opposition to the 1834 Poor Law, Taylor & Francis, ISBN 978-0-709-91532-4
  • Levinson, David biên tập (2004), “An Act for the Amendment and better Administration of the Laws relating to the Poor in England and Wales (14th August 1834)”, Encyclopedia of Homelessness, 2, Sage, tr. 663–692, ISBN 978-0-761-92751-8
  • Longmate, Norman (2003), The Workhouse, Pimlico, ISBN 978-0-712-60637-0
  • May, Trevor (1987), An Economic and Social History of Britain 1760–1970, Longman Group, ISBN 0-582-35281-9
  • Means, Robin; Smith, Randall (1985), The Development of Welfare Services for Elderly People, Routledge, ISBN 0-7099-3531-5
  • Nicholls, Sir George (1854), A History of the English Poor Law, II, John Murray
  • Nixon, Cheryl L. (2011), The Orphan in Eighteenth-Century Law and Literature, Ashgate Publishing, ISBN 0-754-66424-4
  • Poynter, J. R. (1969), Society and Pauperism, Routledge and Kegan Paul, ISBN 978-0-802-01611-9
  • Redford, Arthur (1976), Labour Migration in England, 1800–1850 (ấn bản thứ 3), Manchester University Press, ISBN 978-0-719-00636-4
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Tất cả Titan đều xuất phát từ những người Eldia, mang dòng máu của Ymir
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Giữa tâm bão dịch bệnh corona, mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể