Trần Hạ

Trần Hạ
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Nghề nghiệpchỉ huy quân đội
Quốc tịchTây Hán

Trần Hạ (chữ Hán: 陳賀, ? – ?) là tướng lĩnh và khai quốc công thần đầu thời Tây Hán, phong Phí hầu, người đời gọi là Phí tướng quân, thụy là Ngữ hầu.

Năm đầu thời Tần Nhị Thế (năm 209 TCN) ông cùng với Khổng Tụ theo chân Lưu Bang khởi nghĩa ở Nãng Sơn chống lại nhà Tần, ban đầu làm xá nhân, rồi sau nhậm chức Tả tư mã, tướng quân, đô úy.[1] Năm thứ năm nhà Hán (năm 202 TCN), Trần Hạ làm thuộc cấp cho Tề vương Hàn Tín, thống lĩnh hữu quân đánh bại Hạng Vũ trong trận chiến ở Cai Hạ.[2]

Nhân dịp Hán Cao Tổ luận công ban thưởng ở Cối Kê, Chiết Giang, Hồ Lăng,[3] ông được phong làm Phí hầu. Bài thơ Hoài Âm hầu nói rằng: "Tiếng tăm lừng lẫy bắt Hạng Vũ, nào ai bằng hai tướng Khổng Phí". Không rõ Trần Hạ mất vào lúc nào.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký quyển 8 – Cao Tổ bản kỷ
  • Hán thư quyển 4 – Cao Huệ Cao Hậu văn công thần biểu

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hán thư sách đã dẫn: "Làm xá nhân năm đầu tiên tham gia khởi nghĩa ở đất Nãng, nhậm chức Tả tư mã theo về nhà Hán, dùng làm đô úy dưới trướng Hàn Tín, đánh bại Hạng Tịch, phong làm tướng quân, định công lao ở Cối Kê, Chiết Giang, Hồ Lăng, được phong hầu."
  2. ^ Sử ký sách đã dẫn: "Hoài Âm hầu Hàn Tín cầm ba mươi vạn quân đương đầu với quân địch, Khổng tướng quân ở cánh tả, Phi tướng quân ở cánh hữu, Hoàng đế ở phía sau. Giáng hầu, Sài tướng quân ở sau lưng Hoàng đế."
  3. ^ Nay là vùng giáp giới giữa Vi Sơn, Ngư Đài tỉnh Sơn Đông với huyện Bái tỉnh Giang Tô.
  4. ^ Lưỡng Hán san ngộBồ tướng quân nhất viết: "Hạng Tịch truyện, Anh Bố là Bồ tướng quân, Phục Kiền viết: Anh Bố nổi dậy ở đất Bồ, lấy đó làm hiệu. Sử ký tác ẩn viết: Kình Bố nổi dậy ở khoảng giữa vùng Giang Hồ. Phục lại nói là nổi dậy ở đất Bồ là sai vậy, Vi Chiêu bảo rằng Bồ là họ vậy. Nhân Kiệt viết: Bồ tướng quân là Trần Vũ vậy. Bồ này là phong quốc của người ấy. Giống như Trần Hạ, Phí hầu mà lại là Phí tướng quân, có lẽ là chỉ phong quốc của người này mà thôi, không phải họ vậy. Sở Hán xuân thu viết: Khổng tướng quân ở cánh tả, Phi tướng quân ở cánh hữu, Sài tướng quân ở sau lưng Hoàng đế. Sử ký lấy đó mà sử dụng mà Hán thư lại không dùng. Tây Kinh tạp ký thì nói là cả hai vị tướng quân Khổng Phí đều không phải là tên thật. Thơ Hoài Âm hầu của Thư Vương nói rằng: "Tiếng tăm lừng lẫy bắt Hạng Vũ, nào ai bằng hai tướng Khổng Phí". Có sử dụng lời nói của Tạp ký vậy. Kỳ thực Khổng tướng quân là Khổng Tùng, Phí tướng quân là Trần Hạ, Sài tướng quân tức là Sài Vũ vậy. Cho nên Sử ký mới viết là Cức Bồ hầu Sài Vũ Đại tướng quân mà Hán thư thì lại viết là Trần Vũ."
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tất cả kết truyện với Yun Jin - Genshin Impact
Tất cả kết truyện với Yun Jin - Genshin Impact
Tổng hợp tất cả các kết truyện khi hẹn hò với Yun Jin
Tóm tắt và phân tích tác phẩm
Tóm tắt và phân tích tác phẩm "Đồi thỏ" - Bản hùng ca về các chiến binh quả cảm trong thế giới muôn loài
Đồi thỏ - Câu chuyện kể về hành trình phiêu lưu tìm kiếm vùng đất mới của những chú thỏ dễ thương
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm