Trần Hữu Nghiệp

Trần Hữu Nghiệp (1911-2006) là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cán bộ Y tế Trung Ương (tiền thân của Trường Đại học Y tế Công Cộng[1]).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Hữu Nghiệp sinh năm 1911 tại Tân Thủy, H.Ba Tri, Bến Tre.Sau khi tốt nghiệp Trường Y khoa Đông Dương ở Hà Nội, ông đã sang Pháp tu nghiệp rồi về lại Mỹ Tho mở phòng mạch. Ông tham gia Cách mạng Tháng Tám.

Giữa năm 1947, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp cùng bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng bắt tay xây dựng ngành dân y, đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên y tế. Ông được cử làm Phó Giám đốc Sở Y tế Quân dân Nam bộ, trực tiếp phụ trách các tỉnh thuộc khu 8.

Ông đã mở nhiều lớp đào tạo y tá, cứu thương, hộ sinh cho các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, và các đơn vị bộ đội thuộc khu 8. Ngoài công tác huấn luyện dạy học, ông còn trực tiếp tham gia điều trị cứu chữa thương binh, bệnh binh ở Quân Y Viện Trung đoàn 99 và Quân Y viện II - khu 8.

Năm 1951, chiến trường Nam Bộ được phân chia lại thành 2 phân liên khu (miền Đông và miền Tây), ông được chuyển về miền Tây - phụ trách đào tạo cán bộ y sĩ cho ngành.

Khi kháng chiến Nam bộ bùng nổ, năm 1954 ông tập kết ra Bắc.

Năm 1955, ông được giao chức vụ Trưởng Ban Huấn luyện Bộ Y tế nước VNDCCH và ủy viên Ban biên tập tạp chí Y học thực hành.

Tháng 9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận.

Năm 1956, ông trở thành Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cán bộ Y tế trung ương [2].

Ông vừa là thầy giáo, bác sỹ, đồng thời lại là nhà văn, nhà báo.

Hồi ký "Thời gian trong mắt tôi" của ông được Nhà xuất bản Văn Nghệ in lần đầu vào năm 1993, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM tái bản 2023.

Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1988. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Ông mất năm 2006 tại TP.HCM.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1938, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp 27 tuổi cưới vợ, sinh ba người con là Trần Hữu Kim Dung, Trần Hữu Trí và Trần Hữu Dũng[3].

Khi 37 tuổi (1948), ông lập gia đình lần thứ hai, có thêm ba người con, sau đó ông tập kết ra Bắc năm 1954. Ba người con của ông với người vợ sau là Trần Kiều Dung, con gái thứ hai theo nghiệp cha là Trần Kiều Miên (bác sỹ) và con gái út là Trần Kiều Lan.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Bản sao đã lưu trữ". Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ https://thanhnien.vn/nha-van-bac-si-tran-huu-nghiep-va-nhung-dong-ky-uc-xuc-dong-ve-que-185230222091442401.htm. {{Chú thích web}}: |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ https://danviet.vn/ba-the-he-trong-gia-dinh-bac-si-nha-giao-nhan-dan-tran-huu-nghiep-20220503104252435.htm. {{Chú thích web}}: |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

4. Cuộc hội ngộ xúc động nhân dịp tái bản hồi ký của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp

5. Nhà giáo Nhân dân, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp: Một đời tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như thế nào?
Chưa bao giờ trong lịch sử có nền kinh tế của một quốc gia hồi phục nhanh như vậy sau chiến tranh và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Liyue Ichiban - Genshin Impact
Hướng dẫn mọi người lấy thành tựu ẩn từ ủy thác "Hương vị quê nhà" của NPC Tang Wen
Giới thiệu Level Up: Gaming Gò Gai, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Giới thiệu Level Up: Gaming Gò Gai, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Một quán net sạch sẽ và chất lượng tại Thủy Nguyên, Hải Phòng bạn nên ghé qua