Trần Xá (chữ Hán là 陳舍), là tên của nhiều làng xã Việt Nam, đa số phân bố từ Bắc Trung Bộ ra phía Bắc.
Nổi bật trong các làng Trần Xá đó là làng Trần Xá (bến Bình Than), nằm trên bờ sông Kinh Thầy thuộc xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi vua quan nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than vào tháng 10 năm 1282 để bàn kế chống giặc Nguyên đem quan sang xâm lược. Một việc đã đi vào lịch sử và sách vở là chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vua ban.
== Làng Trần Xá (Nam Sách, Hải Dương) Người dân làng Trần Xá sống chủ yếu bằng nghề Nông nghiệp, bên cạnh đó do có lợi thế về bãi bồi, nên nghề chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò... cũng phát triển mạnh. Nhiều gia đình có trâu, bò, ngựa, thả ngoài bãi bồi. Người làng Trần Xá thường thả gia súc ra bãi bồi, và đến cuối buổi chiều, chúng tự đi về nhà mình nếu đã quen, hoặc những ngày đầu phải lừa về.
Đường vào làng Trần Xá có 3 lối chính, đều xuất phát từ đường chân đê.
Trong cuốn sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19 (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra), có ghi tên 6 làng Trần Xá sau:
Ngoài ra còn có xã Trần Xá thuộc huyện Đại An trấn Sơn Nam (nay là làng Tràn, xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn khi kể về các dư địa chí của Đàng Trong, có nhắc đến các làng Trần Xá sau:
Làng Trần Xá huyện Nam Xang (Nam Xương) nay thuộc huyện Lý Nhân, được tiến sĩ năm 1469 triều vua Lê Thánh Tông là Trần Bảo (1449-1529) khai hoang lập nên. Trần Bảo quê gốc ở Trần Xá, Đại An thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng, nhớ đến quê cũ nên đã đặt tên làng do mình khai khẩn theo tên quê gốc [1].