Trận Chaeronea (86 TCN)

Trận Chaeronea (86 TCN)
Một phần của cuộc Chiến tranh Mithridates lần thứ nhất

conflict=Trận Chaeronea
Thời gian86 TCN
Địa điểm
Kết quả Quân La Mã thắng lớn,[1] quân đội Pontos bị tận diệt [2]
Tham chiến
Cộng hòa La Mã Vương quốc Pontos
Chỉ huy và lãnh đạo
Sulla Archelaus
Lực lượng
4 vạn người 12 vạn người
Thương vong và tổn thất
12 người (con số gây tranh cãi rất lớn) 11 vạn người (con số gây tranh cãi rất lớn)

Bản mẫu:Campaignbox Mithridatic Wars Bản mẫu:Campaignbox First Mithridatic War

Để tìm hiểu về một trận đánh trước đó, xem bài Trận Chaeronea (338 TCN)

Trận Chaeroneachiến thắng của quân La Mã do quan Tổng tài Lucius Cornelius Sulla chỉ huy trước vua xứ PontosMithrodates VI gần Chaeronea, ở vùng Boeotia, vào năm 86 trước Công nguyên trong cuộc Chiến tranh Mithridates lần thứ nhất. Trận đánh này được mô tả trong ba thư tịch cổ, mặc dù các ghi nhận ấy có chút điểm khác nhau. Trận đánh được miêu tả qua bộ Những cuộc chiến tranh Mithridates, các phần 42-43 của tác giả Appian, Stratagems của tác giả Frontinus,[3] và cả Cuộc đời Sulla của tác giả Plutarchus, các chương 17-19.

Sau cuộc giao tranh đẫm máu, quân La Mã đã thắng lớn [1], quân Pontos bị tận diệt.[2] Thảm họa Chaeronea được xem là đại bại đầu tiên của Mithridates VI trước quân lực La Mã.[1] Chiến thắng này khiến cho người La Mã không còn coi Mithridates VI là một mối hiểm nguy nỗi.

Tương quan lực lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Appian cho chúng ta biết rằng Đại tướng Archelaus của quân Pontos có các binh sĩ người Thrace, Pontos, Scythia, Cappadocia, Bithynia, Galatia, và Phrygia, với quân số khoảng 12 vạn người. Mỗi dân tộc đều nằm dưới quyền một tướng lĩnh riêng, song Archelaus là vị Tổng tư lệnh của tất cả họ.

Quân lực của Sulla bao gồm vài Binh đoàn Lê dương La Mã, cũng như những người Hy Lạp đã đào ngũ về phe. Quân số của họ là khoảng 4 vạn người.

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình bình nguyên Chaeronea đóng vai trò quan trọng cho trận chiến từ đầu chí cuối. Sulla kiên quyết không đánh một trận với Archelaus cho đến khi ông nhận thấy quân Pontos đóng cứ ở địa thế thuận lợi cho quân đội La Mã.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Guglielmo Ferrero, Corrado Barbagallo, A short history of Rome, Tập 1, trang 342
  2. ^ a b Edward Wigglesworth, Thomas Gamaliel Bradford, Encyclopædia Americana: a popular dictionary of arts, sciences, literature, history, politics, and biography, brought down to the present time; including a copious collection of original articles in American biography; on the basis of the seventh edition of the German Conversations-Lexicon, Tập 8, trnag 542
  3. ^ Book 2, Chapter 3.17

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan