Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Trận Từ Châu | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Trung-Nhật | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Quân đội Cách mạng Dân quốc | Lục quân Đế quốc Nhật Bản | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Lý Tông Nhân |
Isogai Rensuke, Itagaki Seishiro | ||||||
Lực lượng | |||||||
600.000 quân thuộc 64 sư đoàn của Quân khu 5 | 240.000 quân thuộc 8 sư đoàn từ Phương diện quân Bắc Chi Na và Trung Chi Na Phái khiển quân | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
100.000 (chết 22.000) | Theo ước tính của Văn phòng Quân y Nhật Bản thuộc Phương diện quân Hoa Bắc, từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1938, 8.705 người thiệt mạng và 28.457 người bị thương trong Phương diện quân Hoa Bắc. Phần lớn thương vong là do trận Từ Châu Số 1 |
Trận Từ Châu (tiếng Nhật: 徐州会戦; rōmaji: Jōshū kaisen, giản thể: 徐州会战; bính âm: Xúzhōu huìzhàn, phiên âm Hán-Việt: Từ Châu hội chiến) diễn ra từ tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 1938 tại Từ Châu (Giang Tô, Trung Quốc) là một trong những trận đánh có quy mô lớn nhất và khốc liệt nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật. 60 vạn quân Trung Quốc đã đấu với 24 vạn quân Nhật Bản. Khoảng 3,7 vạn chiến sĩ của cả hai phía đã hy sinh, khoảng 9,3 vạn chiến sĩ khác bị thương.
Ý đồ của quân Nhật trong trận này là bao vây và tiêu diệt 64 sư đoàn Quân đội Cách mạng Dân quốc mới rút về tụ tập ở Từ Châu là nơi có đại bản doanh của Quân khu 5. Tuy nhiên, do không đủ quân, nên quân Nhật đã không khép kín được vòng vây. Phần lớn quân Trung Quốc đã rút về được phía Tây hoặc phân tán về vùng nông thôn thành các đơn vị du kích.