Trận Trường Sa (1941)

Trận Trường Sa (1941)
Một phần của Chiến tranh Trung Nhật lần 2 thuộc Thế chiến II

Một lính Nhật đang bắn súng máy hạng nặng kiểu 92 về phía sông Miluo vào tháng 9 năm 1941
Thời gian6 tháng 9 – 8 tháng 10 năm 1941
Địa điểm
Kết quả Trung Quốc chiến thắng
Tham chiến
 Trung Quốc  Nhật Bản
Chỉ huy và lãnh đạo
Đài Loan Tiết Nhạc Đế quốc Nhật Bản Korechika Anami
Thành phần tham chiến
 Quốc Dân Cách Mạng Quân  Lục quân Đế quốc Nhật Bản
 Nhật Bản
Lực lượng
300.000 lính
30 sư đoàn
631 khẩu pháo[1]
120.000 lính
46 tiểu đoàn
326 khẩu pháo[1]
Thương vong và tổn thất
không rõ[2] 13.000 chết và bị thương
(nguồn Nhật Bản)[3]
48,000 chết và bị thương
(nguồn Trung Quốc)[4]

Trận Trường Sa (6 tháng 9 – 8 tháng 10 năm 1941) là một cuộc tấn công lần hai của Nhật Bản trong một nỗ lực nhằm chiếm lấy thành phố Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam. Đây là một trận đánh thuộc chiến tranh Trung Nhật lần 2.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc tấn công được thực hiện bởi một lực lượng hơn 120,000 lính Nhật được trang bị vượt trội, được yểm trợ bởi không và hải quân. Lực lượng Trung Quốc do Tướng Tiết Nhạc chỉ huy bao gồm Cụm Quân đoàn 9 có hơn 300,000 lính và sự yểm trợ từ các Cụm Quân đoàn 5, 6, và 7. Tuy nhiên, do tình báo yếu kém và đường dây điện báo bị cắt bởi quân Nhật, phía Trung Quốc ở trong thế bị động và hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công từ người Nhật.

Lực lượng tấn công tiến vào Trường Sa ngày 27 tháng 9 năm 1941. Sau một pháo kích dữ dội thiêu rụi phần lớn thành phố Trường Sa, với sự hỗ trợ của Cụm Quân đoàn 6 và 7, lực lượng phòng thủ thành phố đáp trả quân Nhật bằng chiến tranh đô thị ác liệt. Quân Trung Quốc đã bảo vệ Trường Sa thành công, chiếm lại thành phố. Sau đó Cụm Quân đoàn 5 và 6 tấn công quân Nhật ở phía tây thành phố Hán Khẩu ở tỉnh Hồ Bắc buộc quân Nhật phải rút khỏi Trường Sa. Quân Nhật bị thiếu đạn dược và thực phẩm. Sau khi tổn thất hơn 7,000 lính[5] người Nhật rút lui.

Diễn biến trận đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đánh bắt đầu khi một lực lượng nhỏ du kích đụng độ với Sư đoàn 6 của Nhật ở dãy núi phía đông nam Nhạc Dương (thành phố) vào ngày 6 tháng 9. Đến ngày 17, người Nhật đã vượt sông Xinqiang (新墙河) tại bốn cây cầu khác nhau và hành quân nhanh chóng, vượt sông Miluo vào ngày 19 tháng 9. Lực lượng chính của Trung Quốc cố tránh đối đầu với quân địch và hành quân theo một con đường song song với đối phương và đánh vào sườn quân Nhật phía nam. Quân Nhật cũng cố gắng bọc sườn và bao vây quân Trung Quốc. Điều đó khiến cho cả quân Nhật và Trung Quốc đụng nhau tại sông Laodao (捞刀河) và một trận chạm trán giữa 2 lực lượng chủ lực là không thể tránh khỏi.

Ngày 27 tháng 9, vài trăm quân Nhật tiếp cận được cổng phía bắc Trường Sa nhưng không thể phá hủy hàng phòng thủ của thành phố, dẫn đến cuộc chiến đấu ác liệt vào ngày 28. Do không thể áp đảo được quân phòng thủ, người Nhật bắt đầu một cuộc rút lui về vùng Nhạc Dương vào ngày 30 tháng 9.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b JM-179 pp. 265
  2. ^ Hsu Long-hsuen and Chang Ming-kai, History of The Sino-Japanese War (1937–1945), 2nd Ed.,1971. Translated by Wen Ha-hsiung, Chung Wu Publishing; 33, 140th Lane, Tung-hwa Street, Taipei, Taiwan Republic of China.
  3. ^ [1] 新聞記者が語りつぐ戦争 16 中国慰霊 読売新聞社 (1983/2) P18
  4. ^ 國防部:抗日戰史
  5. ^ 翁里陽、博凡、常然著,《中國抗日戰爭-氣壯山河》,台北市:知兵堂,2007年,p 153.
  • Hsu Long-hsuen and Chang Ming-kai, History of The Sino-Japanese War (1937–1945), 2nd Ed.,1971. Translated by Wen Ha-hsiung, Chung Wu Publishing; 33, 140th Lane, Tung-hwa Street, Taipei, Taiwan Republic of China.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Khởi đầu chương là khung cảnh Yuuji phẫn uất đi…ê..n cuồng cấu x..é cơ thể của Sukuna, trút lên người hắn sự căm hận với quyết tâm sẽ ngh..iề..n nát trái tim hắn
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
Từ triết lý Ikigai nhìn về việc viết
“Ikigai – bí mật sống trường thọ và hạnh phúc của người Nhật” là cuốn sách nổi tiếng của tác giả người Nhật Ken Mogi
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Kimetsu no Yaiba vẫn đang làm mưa làm gió trong cộng đồng fan manga bởi những diễn biến hấp dẫn tiếp theo.
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.