Tống Tuyên Tổ 宋宣祖 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bức chân dung của Chiêu Vũ Đế được lưu giữ ở Bảo tàng Cung điện Quốc gia | |||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 899 | ||||||||
Mất | 956 | ||||||||
An táng | Tống lăng, Củng Nghĩa | ||||||||
Phối ngẫu | Chiêu Hiến Thái hậu | ||||||||
Hậu duệ | xem văn bản | ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | nhà Tống | ||||||||
Thân phụ | Triệu Kính | ||||||||
Thân mẫu | Lưu thị |
Triệu Hoằng Ân (chữ Hán: 赵弘殷; 899 - 956), người Trác Quận (nay là Trác Châu, địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc), sau chuyển đến Lạc Dương. Ông là cha đẻ của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu nhà Tống: Tống Thái Tổ và Tống Thái Tông, đồng thời là tổ tiên của tất cả các Hoàng đế nhà Tống.
Triệu Hoằng Ân vốn là một Tướng quân của Lãnh chúa Vương Dung thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Ông có biệt tài là cưỡi ngựa bắn cung. Theo lệnh của Vương Dung, ông đã dẫn hơn 500 kỵ binh để hỗ trợ cho đồng minh của nước Triệu là Hậu Đường Trang Tông chống lại nhà Hậu Lương. Ông được giao lại toàn bộ số quân đội sau sự sụp đổ của nước Triệu.
Một hôm trên đường đi công vụ cho Vương Dung, đúng lúc đi ngang qua Định Châu thì trời đổ bão tuyết, Hoằng Ân Tướng quân phải nấp dưới cổng của Đỗ Gia trang đề tránh bão. Chủ nhân của Đỗ Gia trang là Đỗ Sảng (杜爽) thấy vậy bèn mở cửa mời vào, khoản đãi thịnh soạn cho vị tướng gia này, đồng thời mời ông lưu lại vài hôm chờ hết bão. Kể từ đó, Hoằng Ân thường xuyên liên lạc với Đỗ Gia trang. Đỗ Sảng dần có thiện cảm với Hoằng Ân và đã gả con gái của ông cho vị tướng quân này. Người con gái đó sau này là Chiêu Hiến Thái hậu Đỗ thị, là mẹ của Tống Thái Tổ và Tống Thái Tông.
Sau khi qua đời, Tống Thái Tổ truy tôn ông là Chiêu Vũ Hoàng đế (昭武皇帝), hiệu là Tuyên Tổ (宣祖), cho táng tại Tống lăng, Củng Nghĩa. Thuỵ hiệu đầy đủ của ông là Tuyên Tổ Chiêu Vũ Hoàng đế (宣祖昭武皇帝). Vợ ông là Đỗ thị cũng được táng tại đó.