Trinity (vụ thử hạt nhân)


Trinity
Vụ nổ và đám mây hình nấm sau đó của Gadget, với năng lượng ước tính là 25 kiloton TNT.
Thông tin
Quốc gia Hoa Kỳ
Địa điểm thửKhu vực Trinity, New Mexico
Ngày15 tháng 7 năm 1945; 79 năm trước (1945-07-15)
Loại thiết bịPlutoni phân hạch nổ sập
Công suất25 kilô tấn TNT (100 TJ)
Niên biểu
Khu vực Trinity
Cột kỷ niệm Khu vực Trinity
Thành phố gần nhấtBingham, New Mexico
Tọa độ33°40′38″B 106°28′31″T / 33,67722°B 106,47528°T / 33.67722; -106.47528
Diện tích36.480 mẫu Anh (14.760 ha)
Xây/Thành lập1945 (1945)
Số NRHP #66000493[1]
NMSRCP #30
Những ngày quan trọng
Đưa vào NRHPNgày 15 tháng 10 năm 1966
Công nhận NHLD21/12/1965[2]
Công nhận NMSRCP20/12/1968

Trinitymật danh của vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên do Lục quân Hoa Kỳ tiến hành vào ngày 15 tháng 7 năm 1945, một phần của dự án Manhattan. Địa điểm diễn ra vụ thử là sa mạc Jornada del Muerto nằm cách Socorro, New Mexico khoảng 35 dặm (56 km) về phía Đông Nam. Những công trình duy nhất trong khu vực sa mạc, như Ngôi nhà McDonald và những tòa nhà phụ, đã được các nhà khoa học sử dụng làm địa điểm thí nghiệm để kiểm tra những bộ phận của quả bom. Để phục vụ cho cuộc thử nghiệm, người ta xây dựng một doanh trại và 425 người đã có mặt vào thời điểm vụ thử nghiệm.

Nhà vật lý J. Robert Oppenheimer, Giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos, đặt tên cuộc thử nghiệm là "Trinity" do lấy cảm hứng từ một bài thơ của John Donne. Đối tượng của vụ thử là một thiết bị hạt nhân plutoni kiểu nổ sập, thường được gọi là "The Gadget", có thiết kế tương tự quả bom Fat Man sau này đã thả xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản, vào ngày 9 tháng 8 năm 1945. Thiết kế của loại thiết bị phân hạch plutoni kiểu nổ sập rất phức tạp, đòi hỏi nỗ lực lớn của những nhân viên Phòng thí nghiệm Los Alamos. Ngoài ra, người ta lo ngại về việc liệu thiết kế này có thể hoạt động hay không, do vậy dẫn đến quyết định tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Cuộc thử nghiệm do Kenneth Bainbridge lên kế hoạch và chỉ đạo.

Do lo ngại vụ thử nghiệm thất bại (hiện tượng fizzle [en]), người ta đã tạo ra một bồn chứa bằng thép gọi là Jumbo để chứa plutoni, nhằm có thể thu hồi plutoni sau vụ nổ, tuy nhiên Jumbo đã không được sử dụng. Một cuộc diễn tập được tổ chức vào ngày 7 tháng 5 năm 1945; khi đó khối thuốc nổ siêu thanh khoảng 108 tấn Mỹ (96 tấn Anh) có gắn đồng vị phóng xạ đã được kích nổ. Vụ nổ của The Gadget giải phóng năng lượng nổ khoảng 25 kt (100 TJ). Những người quan sát vụ thử nghiệm bao gồm Vannevar Bush, James Chadwick, James Conant, Thomas Farrell, Enrico Fermi, Richard Feynman, Leslie Groves, Robert Oppenheimer, Geoffrey Taylor, Richard Tolman, Edward TellerJohn von Neumann.

Khu vực thực hiện vụ thử nghiệm Trinity được công nhận là Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1965, và được đưa vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ một năm sau đó.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuẩn bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm ngày nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • The Day After Trinity – Phim tài liệu Mỹ năm 1980
  • Fat Man and Little Boy – Phim năm 1989 của Roland Joffé
  • The Bomb (phim) – Phim tài liệu Mỹ 2015
  • Oppenheimer (phim) – Phim điện ảnh tiểu sử – tâm lý – giật gân – chính kịch của Anh – Mỹ ra mắt năm 2023 – Phim năm 2023 của đạo diễn Christopher Nolan

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hệ thống Thông tin Sổ bộ Quốc gia”. Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. 9 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ “National Historic Landmarks Survey, New Mexico” (PDF). National Park Service. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka
Mình học được gì sau cú
Mình học được gì sau cú "big short" bay 6 tháng lương?
Nếu bạn hỏi: thị trường tài sản số có nhiều cơ hội hay không. Mình sẽ mạnh dạn trả lời có
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Âm nhạc có giúp chúng ta tăng cường hiệu suất công việc?
Câu trả lời là có và không. Những giai điệu phù hợp sẽ giúp chúng ta vượt qua sự nhàm chán của công việc, duy trì sự hứng khởi, sáng tạo và bền bỉ