Vannevar Bush (/væˈniːvɑːr/van-NEE-var; 11 tháng Ba năm 1890 – 28 tháng Sáu năm 1974) là kỹ sư, nhà phát minh, nhà quản lý khoa học người Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới Hai ông đứng đầu cơ quan Office of Scientific Research and Development (OSRD), đảm nhận phát triển hầu hết các công nghệ quân sự của Mỹ, bao gồm cả các phát triển về radar và chương trình Manhattan. He emphasized the importance of scientific research to national security and economic well-being, and was chiefly responsible for the movement that led to the creation of the National Science Foundation.[2] Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học với an ninh quốc gia và phát triển kinh tế, đồng thời chịu trách nhiệm chính về việc thành lập quỹ Khoa học quốc gia.
Trong sự nghiệp của mình, Bush đã được cấp bằng sáng chế cho một loạt phát minh của mình. Ông được biết đến nhờ các nghiên cứu về Máy tính tương tự và Memex.[2] Từ năm 1927, Bush đã chế tạo một máy phân tích vi phân, là một cỗ máy tính tương tự có thể giải các phương trình vi phân tới 18 biến độc lập. Một trong các nghiên cứu của Bush tại MIT và các nhà khoa học khác đã đặt nền móng cho việc thiết kế mạch kỹ thuật số. Trong khi đó Memex, mà ông phát triển từ những năm 1930s (dựa theo cảm hứng từ tác phẩm "Statistical Machine" của Emanuel Goldberg năm 1928) là một thiết bị xem microfilm giả định. Memex và bài luận của Bush năm 1945 "As We May Think" đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ các nhà khoa học máy tính, dựa trên tầm nhìn của ông về tương lai.[3]
Bush được chỉ định vào vị trí Chủ tịch tại National Advisory Committee for Aeronautics (NACA) từ năm 1938. Là chủ tịch của Ủy ban nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia-National Defense Research Committee (NDRC), và sau đó là giám đốc của OSRD, Bush đã điều phối hoạt động của khoảng sáu nghìn nhà khoa học trên khắp nước Mỹ trong các hoạt động nghiên cứu khoa học quốc phòng. Bush được biết đến như là một nhà quản lý, nhà khoa học lỗi lạc trong chiến tranh thế giới 2, với vai trò cố vấn khoa học của Tổng thống. Là người đứng đầu NDRC và OSRD, ông đã khởi xướng Dự án Manhattan, và đảm bảo cho dự án nhận được sự quan tâm mức tối đa từ chính phủ.
^Houston, Ronald D.; Harmon, Glynn (2007). “Vannevar Bush and memex”. Annual Review of Information Science and Technology. 41 (1): 55–92. doi:10.1002/aris.2007.1440410109.
Brittain, James E. (tháng 12 năm 2008). “Electrical Engineering Hall of Fame: Vannevar Bush”. Proceedings of the IEEE. 96 (12): 2131. doi:10.1109/JPROC.2008.2006199.
Johnston, Bill; Webber, Sheila (2006). “As We May Think: Information Literacy as a Discipline for the information age”. Research Strategies. 20 (3): 108–121. doi:10.1016/j.resstr.2006.06.005. ISSN0734-3310.
Puchta, Susann (Winter 1996). “On the Role of Mathematics and Mathematical Knowledge in the Invention of Vannevar Bush's Early Analog Computers”. IEEE Annals of the History of Computing. 18 (4): 49–59. doi:10.1109/85.539916.
Roland, Alex (1985). Model Research. Scientific and Technical Information Branch. 2. Washington, D.C.: National Aeronautics and Space Administration. SP-4103. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
Được phát triển bởi thành viên của Group iOS CodeVn có tên Lê Tí, một ứng dụng có tên CH Play đã được thành viên này tạo ra cho phép người dùng các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS có thể trải nghiệm kho ứng dụng của đối thủ Android ngay trên iPhone, iPad của mình