Type 4 Chi-To

Chi-To Kiểu 4
1 chiếc Chi-To nguyên mẫu bị quân Mỹ chiếm được vào năm 1945.
Nơi chế tạoĐế quốc Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Thông số
Khối lượng30 tấn
Chiều dài6.73 m
Chiều rộng2.87 m
Chiều cao2.87 m
Kíp chiến đấu5

Phương tiện bọc thép12-75 mm
Vũ khí
chính
Pháo Kiểu 5 75mm
Vũ khí
phụ
2x Trung liên Kiểu 97
Động cơ1 động cơ Diesel V12 Kiểu 4 làm mát bằng không khí với bơm tăng nạp
400 mã lực
Hệ thống treoĐòn khuỷu
Tầm hoạt động250 km
Tốc độ45 km/h

Chi-To Kiểu 4 (四式中戦車 Yonshiki chūsensha?) là một kiểu xe tăng hạng trung được Lục quân Đế quốc Nhật Bản phát triển trong Thế chiến thứ hai. Đây cũng là kiểu xe tăng mạnh nhất của Nhật Bản được đưa vào sản xuất trong thời kì đó.[1]

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phát triển Chi-To Kiểu 4 đã được bắt đầu từ năm 1942, với ý định thay thế kiểu xe tăng cũ Chi-Ha Kiểu 97. Khác với hầu hết các kiểu xe tăng hạng trung khác của Nhật, thiết kế của Chi-To không dựa trên thiết kế của Chi-Ha.[1] Sau một thời gian trì hoãn, dự án đã được khởi động trở lại vào đầu năm 1944. Trong quá trình thiết kế, người Nhật đã cho đánh giá, nghiên cứu cẩn thận các kiểu xe tăng Đức, tham khảo các thiết kế nước ngoài đồng thời tuyển dụng các cựu chiến binh người Đức để cố vấn trong quá trình thiết kế.[2]

Nguyên mẫu đầu tiên được chuyển giao trong năm 1944. Việc sản xuất đã bị cản trở bởi thiếu hụt nguyên liệu, và nhất là những cuộc ném bom vào lãnh thổ Nhật Bản của không quân Hoa Kỳ. Do đó, kế hoạch mỗi tháng sản xuất 25 chiếc xe tăng của công ty Công nghiệp hạng nặng Mitsubishi tại hai địa điểm khác nhau đã không thể thực hiện. Cho đến năm 1945, chỉ có 6 khung gầm được sản xuất, trong đó có 2 chiếc hoàn chỉnh.[3]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi-To Kiểu 4 nặng 30 tấn, được hàn kín toàn bộ với độ dày giáp tối đa khoảng 75 mm. Kiểu xe tăng này to hơn Chi-Ha Kiểu 97, với một khung gầm cao, rộng và dài hơn, được hỗ trợ bởi 7 bánh xe. Chi-To Kiểu 4 cho thấy rõ ràng nó chịu ảnh hưởng từ xe tăng T-34 của Liên Xôxe tăng Panther của Đức Quốc xã với các tháp pháo hẹp và dốc giáp, nhưng trên thực tế nó cùng cấp với mẫu mới nhất của Panzer IV.

Hỏa lực chính, một pháo chống tăng Kiểu 5 75 mm, thiết kế dựa trên pháo phòng không Kiểu 4 75 mm, thực chất là bản sao chép của pháo phòng không Bofors Kiểu 1929 75mm. Tháp pháo có hình lục giác, được bọc thép tốt cùng với một khẩu trung liên Kiểu 97 đồng trục, giống với kiểu thiết kế của tăng Panther.[1] Một khẩu súng máy khác được đặt ở sườn xe[4], khác với các kiểu xe tăng Nhật là trang bị đằng sau tháp pháo. Ngoài ra, khi cần thiết, còn có thể gắn một súng máy phòng không trên nóc tháp pháo.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ có duy nhất 2 chiếc xe tăng Chi-To Kiểu 4 được sản xuất thành công vào lúc chiến tranh kết thúc, cùng với 4 chiếc khác đang trong quá trình hoàn thành. Vào thời điểm đó, người Nhật đã không còn khả năng vận chuyển các loại xe cơ giới hạng nặng qua biển, nên Chi-To Kiểu 4 chỉ được dùng vào công việc phòng thủ Nhật Bản trước cuộc đổ bộ theo dự tính của quân Đồng Minh. Lục quân Nhật hi vọng nhiều sư đoàn thiết giáp được trang bị kiểu xe tăng này sẽ dư sức đẩy lùi quân địch xuống biển, nhưng chiến tranh đã kết thúc trước khi có thêm chiếc xe tăng nào hoàn thành và cả hai chiếc Chi-To Kiểu 4 hoàn chỉnh đã không bao giờ có cơ hội chiến đấu.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d [1] History of War
  2. ^ [2] Lưu trữ 2008-10-14 tại Wayback Machine Xe thiết giáp Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai
  3. ^ Zaloga, Japanese Tanks 1939-45
  4. ^ “Xe tăng hạng trung Chi-To Kiểu 4”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2009.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Các thuật ngữ thông dụng của dân nghiền anime
Khi thưởng thức một bộ Manga hay Anime hấp dẫn, hay khi tìm hiểu thông tin về chúng, có lẽ không ít lần bạn bắt gặp các thuật ngữ
Game đối kháng Jujutsu Kaisen: Cursed Clash
Game đối kháng Jujutsu Kaisen: Cursed Clash
Bandai Namco đã ấn định ngày phát hành chính thức của tựa game đối kháng Jujutsu Kaisen: Cursed Clash
"Chuyện người chuyện ngỗng": Đồng hành cùng vật nuôi thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Rất có thể bạn và gia đình của bạn đã từng nuôi thú cưng, mà phổ biến nhất có lẽ là chó mèo.
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm