USS Hilary P. Jones (DD-427)

USS Hilary P. Jones (DD-427)
Tàu khu trục USS Hilary P. Jones (DD-427)
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Hilary P. Jones (DD-427)
Đặt tên theo Hilary P. Jones
Xưởng đóng tàu Xưởng hải quân Charleston
Đặt lườn 16 tháng 5 năm 1938
Hạ thủy 14 tháng 12 năm 1939
Người đỡ đầu bà Hilary P. Jones
Nhập biên chế 6 tháng 9 năm 1940
Xuất biên chế 6 tháng 2 năm 1947
Xóa đăng bạ 1 tháng 11 năm 1974
Danh hiệu và phong tặng
Số phận Chuyển cho Đài Loan, 1954
Lịch sử
Trung Hoa dân quốc
Tên gọi ROCS Han Yang (DD-15)
Trưng dụng 26 tháng 2 năm 1954
Xóa đăng bạ 1974
Số phận Bán để tháo dỡ
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Benson
Trọng tải choán nước
  • 1.620 tấn Anh (1.650 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.515 tấn Anh (2.555 t) (đầy tải)
Chiều dài
  • 341 ft (103,9 m) (mực nước)
  • 348 ft 2 in (106,12 m) (chung)
Sườn ngang 36 ft 1 in (11,00 m)
Mớn nước
  • 11 ft 9 in (3,58 m) (tiêu chuẩn)
  • 17 ft 9 in (5,41 m) (đầy tải)
Động cơ đẩy
Tốc độ
  • 37,5 hải lý trên giờ (69,5 km/h)
  • 33 hải lý trên giờ (61,1 km/h) khi đầy tải
Tầm xa 6.000 nmi (11.110 km) ở tốc độ 15 kn (28 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 276
Vũ khí

USS Hilary P. Jones (DD-427) là một tàu khu trục thuộc lớp Benson của Hải quân Hoa Kỳ đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai; sau chiến tranh được chuyển cho Đài Loan như là chiếc ROCS Han Yang (DD-15), và hoạt động cho đến năm 1974. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đô đốc Hilary P. Jones (1863-1938), người từng tham gia cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa KỳChiến tranh Thế giới thứ nhất, và là Tổng tư lệnh Hạm đội Hoa Kỳ.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hilary P. Jones được đặt lườn tại Xưởng hải quân Charleston vào ngày 16 tháng 5 năm 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 12 năm 1939; được đỡ đầu bởi bà Hilary P. Jones, vợ góa Đô đốc Jones, và được cho nhập biên chế vào ngày 6 tháng 9 năm 1940 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân S. R. Clark.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Tây Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chạy thử máy tại khu vực giữa Đại Tây Dương và thực hàng ngoài khơi Newport, Rhode Island, Hilary P. Jones khởi hành vào ngày 11 tháng 12 năm 1940 để làm nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại vùng biển Caribe cho đến ngày 11 tháng 3 năm 1941 khi nó quay trở về Hampton Roads. Các hoạt động huấn luyện ngoài khơi New England được tiếp nối cho đến ngày 28 tháng 4, khi nó rời New York trong thành phần hộ tống một đoàn tàu vận tải. Nó đi đến Newfoundland, và trong những tháng căng thẳng trước khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến do việc Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, chiếc tàu khu trục đã hộ tống các tàu hàng và tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương. Trong một chuyến đi đến Iceland vào ngày 31 tháng 10, tàu khu trục Reuben James bị trúng ngư lôi và chìm, trở thành chiếc tàu chiến Hoa Kỳ đầu tiên bị mất trong chiến tranh; Hilary P. Jones đã vớt được người 11 sống sót trước khi đi đến Reykjavík vào ngày 3 tháng 11.

Hilary P. Jones tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải tại khu vực Bắc Đại Tây Dương đầy nguy hiểm sau khi Hoa Kỳ chính thức bước vào chiến tranh, chống trả các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat Đức để đưa binh lính và tiếp liệu sang các nước Đồng Minh. Nó được chuyển sang làm nhiệm vụ tại khu vực Địa Trung Hải vào tháng 1 năm 1944, nhờ sự sẵn có của các tàu hộ tống chuyên dùng frigatecorvette cho phép sử dụng các tàu khu trục lớn hơn vào các nhiệm vụ khác. Nó khởi hành cùng hải đội của nó vào ngày 16 tháng 1 năm 1944 để hộ tống tàu tuần dương hạng nhẹ Philadelphia ngoài khơi Anzio. Nó luân phiên các hoạt động ngoài khơi bãi đổ bộ Anzio bị tranh chấp quyết liệt với các chuyến hộ tống vận tải giữa Anzio và Naples cho đến ngày 20 tháng 3, thường xuyên đấu pháo tay đôi với các khẩu đội pháo đối phương ngoài khơi Anzio. Sau một lượt nghỉ ngơi ngắn, nó quay trở lại nhiệm vụ bắn pháo hỗ trợ tại Anzio trong tháng 4 và đầu tháng 5, thỉnh thoảng tham gia hoạt động hộ tống và tuần tra chống tàu ngầm. Nó đã cùng ba tàu hộ tống khác phát hiện và tấn công chiếc tàu ngầm U-boat U-516 ngoài khơi Algérie vào tháng 5 năm 1944, đánh chìm được nó sau một trận chiến kéo dài vào ngày 17 tháng 5.

Trong tháng 6tháng 7, Hilary P. Jones hoạt động như một tàu hộ tống vận tải tại Địa Trung Hải, đồng thời tham gia các cuộc huấn luyện nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên miền Nam nước Pháp. Nó khởi hành từ Naples vào ngày 13 tháng 8 trong thành phần một đoàn tàu vận tải hỗn hợp bao gồm các tàu Anh và Pháp được tập trung cho cuộc tấn công, đến nơi ba ngày sau đó. Chiếc tàu khu trục không chỉ bắn pháo hỗ trợ trong quá trình tấn công mà còn đảm trách nhiệm vụ gây nhiễu điện tử ngăn chặn các cuộc tấn công với bom điều khiển vô tuyến của đối phương. Trong những tuần lễ tiếp theo, nó hoạt động dọc theo bờ biển hỗ trợ cho cuộc tiến quân của Lực lượng Đặc nhiệm Đổ bộ đường không 1, phá hủy cầu, vị trí pháo binh, đường sắt và tàu bè đối phương. Nó bị một xuồng phóng lôi E-boat Đức tấn công vào ngày 21 tháng 8, nhưng đã tiêu diệt đối phương bằng hỏa lực hải pháo. Hilary P. Jones được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tưởng thưởng Hải quân do thành tích hoạt động trong giai đoạn này.

Được tách khỏi nhiệm vụ hỗ trợ ven biển vào ngày 1 tháng 10 năm 1944, Hilary P. Jones tiếp tục nhiệm vụ hộ tống tại Địa Trung Hải cho đến khi nó quay trở về New York vào ngày 12 tháng 1 năm 1945. Sau khi được đại tu và huấn luyện tại Casco Bay, Maine, nó lên đường cho chuyến hộ tống vận ải vượt đại dương cuối cùng từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 9 tháng 4. Sau đó nó được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương, và đã khởi hành từ New York vào ngày 24 tháng 4, băng qua kênh đào Panama và đi đến Trân Châu Cảng.

Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Hilary P. Jones hoạt động tại khu vực Trân Châu Cảng từ ngày 18 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6, rồi lên đường đi đến căn cứ tiền phương tại Ulithi. Sau khi đến nơi vào ngày 13 tháng 6, nó tham gia lực lượng tàu nổi tuần tra tại khu vực quần đảo Caroline, thỉnh thoảng thực hiện những chuyến đi đến Okinawa. Có mặt tại Ulithi vào lúc Nhật Bản đầu hàng, nó lên đường vào ngày 18 tháng 8, đi đến Okinawa, vịnh Subic và rồi đến Tokyo. Trong thành phần hộ tống cho lực lượng chiếm đóng của Tập đoàn quân 8, nó tiến vào vịnh Tokyo vào ngày 2 tháng 9, đúng lúc buổi lễ ký kết văn kiện đầu hàng diễn ra trên thiết giáp hạm Missouri. Nó còn thực hiện hai chuyến đi cùng lực lượng chiếm đóng tại Nhật Bản trước khi lên đường quay trở về nhà vào ngày 5 tháng 11.

Sau chiến tranh – Chuyển cho Đài Loan

[sửa | sửa mã nguồn]

Hilary P. Jones đi ngang qua Trân Châu Cảng và kênh đào Panama để đến Xưởng hải quân Charleston, rồi được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 6 tháng 2 năm 1947. Nó nằm trong thành phần dự bị thuộc Đội Charleston, Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương trước khi được trao cho Đài Loan mượn trong khuôn khổ Chương trình Viện trợ Quân sự vào ngày 26 tháng 2 năm 1954. Nó phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là chiếc ROCS Han Yang (DD-15) cho đến khi bị xóa đăng bạ vào ngày 1 tháng 11 năm 1974 và bị tháo dỡ.

Phần thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hilary P. Jones được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tưởng thưởng Hải quân cùng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Guide] Hướng dẫn build Layla (Khiên Support) - Genshin Impact
[Guide] Hướng dẫn build Layla (Khiên Support) - Genshin Impact
Layla là đại diện hoàn hảo cho tôi ở trường, lol (có lẽ tôi nên đi ngủ sớm hơn)
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
Một trong cuốn sách kỹ năng sống mình đọc khá yêu thích gần đây là cuốn Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông của tác giả Richard Nicholls.
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
Xuất hiện lần đầu năm 1954 trong bộ phim cùng tên, Godzilla đã nhanh chóng trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.