Võ Trọng Nghĩa

Võ Trọng Nghĩa
Sinh1976[1]
Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Quốc tịchViệt Nam Việt Nam
Trường lớpĐại học Tokyo
Nghề nghiệpKiến trúc sư
Giải thưởngKiến trúc sư của năm 2012
Nơi công tácVo Trong Nghia Architects

Võ Trọng Nghĩa (sinh năm 1976) là một kiến trúc sư người Việt Nam. Anh là cựu sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, trong quá trình học tại đây, anh đã giành được học bổng du học và lấy bằng kiến trúc sư từ Đại học Tokyo (University of Tokyo).[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Trọng Nghĩa sinh năm 1976 tại xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, là con út trong một gia đình thuần nông có 7 anh chị em. Gia đình Nghĩa tuy nghèo, cha về hưu sớm, nhưng 7 anh em đều được học hành tử tế. Thuở nhỏ, Võ Trọng Nghĩa theo học ở trường cấp 1 Phú Thủy. Ngôi trường này làm bằng nhà tranh vách đất nên thường hay bị sập khi có bão. Chính vì thế nên Võ Trọng Nghĩa có quyết tâm xây trường tốt hơn để không bị sập nữa. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Võ Trọng Nghĩa thi đậu ba trường đại học là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, và Đại học Kiến trúc Hà Nội, nhưng anh đã chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội để theo học vì mong muốn thực hiện được ước mơ lúc nhỏ là thiết kế các ngôi trường thật chắc chắn để không bị sập như trường cũ của mình.[3]. Năm 1996, anh nhận được học bổng Chính phủ Nhật để theo học tại khoa Kiến trúc Học viện Kỹ thuật Nagoya (Nagoya Institute of Technology). Năm 2002 Võ Trọng Nghĩa tốt nghiệp thủ khoa trường này[4][5], sau đó anh học tiếp và tốt nghiệp thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyo vào năm 2004 với đề tài nghiên cứu về khí động học, gió và nước. Anh học tiếp tiến sĩ, nhưng sau đó theo lời khuyên của giáo sư hướng dẫn, anh đã quay về Việt Nam, bỏ dở chương trình tiến sĩ.[6][7] Trở về Việt Nam, anh sáng lập công ty Vo Trong Nghia Architects vào năm 2006. Anh đã phát triển thiết kế kiến trúc bền vững bằng cách tích hợp các vật liệu rẻ tiền ở địa phương và những kĩ năng truyền thống với mĩ học đương đại và các phương pháp hiện đại.[2]

Đầu năm 2015, Võ Trọng Nghĩa nhận lời làm Giáo sư giảng dạy thiết kế kiến trúc tại Singapore University of Technology and Design (SUTD).[cần dẫn nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1999: Giải Vàng thiết kế dự thi của Tập đoàn Suzuki;
  • 2002: Giải thưởng luận án tốt nghiệp xuất sắc khoa Kiến trúc ĐH Công nghiệp Nagoya; Giải thưởng Hội Kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai.
  • 2003: Giải thưởng Luận văn đặc biệt của Hội Kiến trúc sư Rotary.
  • 2004: Giải thưởng luận án Thạc sĩ xuất sắc của khoa Xây dựng ĐH Tổng hợp Tokyo (Furuichi Award); Giải đặc biệt cuộc thi Tôn vinh thành phố do Tạp chí Quy hoạch và Công ty Ashui tổ chức nhằm hưởng ứng chương trình “Lễ kỷ niệm các thành phố” do Hiệp hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) phát động.
  • 2005: Giải thưởng cao quý của Nhật Bản - Tổng trưởng ĐH Tổng hợp Tokyo (Dean of The University of Tokyo Award);
  • 2006: Giải Nhất cuộc thi Quốc tế phương án Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM; Giải Nhất cuộc thi thiết kế Tòa soạn Báo Sài Gòn Giải Phóng.
  • 2007: Giải Nhì giải thưởng Kiến trúc Quốc gia của Hội kiến trúc sư Việt Nam; Giải Nhì giải thưởng kiến trúc Quốc tế ở Mỹ cho các công trình bằng tre; Huy chương Vàng của Hội kiến trúc sư Châu á (Arcasia Awards); Đề cử giải thưởng AR Awards (Giải thưởng lớn nhất và danh giá nhất dành cho những kiến trúc sư trẻ nổi bật trên toàn thế giới).
  • 2008: Giải Bạc Giải thưởng Holcim khu vực châu á - Thái Bình Dương; Giải thưởng Kiến trúc quốc tế IAA (International Architecture Award); Đề cử giải thưởng AR; Giải nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
  • 2009: Giải Bạc Holcim Arwards toàn cầu.[3]
  • Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu 2014[8]
  • World Architecture Festival 2014 - Winner of "House", "Hotel & Leisure" and "Education Future Projects" categories [9]
  • ARCASIA Building of the Year 2014 [10]
  • WAN 21 for 21 Awards 2012 [11]
  • Vietnamese Architect of the Year 2012 [12]

Dự án chọn lọc

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số công trình nổi tiếng của Võ Trọng Nghĩa:

  • Quán cà phê Gió và Nước được hoàn thành vào tháng 1/2008 tại Bình Dương với diện tích khoảng 270m2. Thiết kế này được hoàn thiện trong 3 tháng, và đã đoạt huy chương vàng giải thưởng ARCASIA năm 2011, giải nhất Kiến trúc xanh tương lai 2011 và giải thưởng kiến trúc quốc tế (International Architecture Awards - IAA) của Mỹ năm 2009.[13]
  • Công trình Stacking Green (Nhà vườn xếp) tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành 2011 đạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của Mỹ (International Architecture Award), giải thưởng Kiến trúc xanh dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường, giành huy chương vàng tại Festival Kiến trúc Thế giới và đoạt giải “Công trình của năm” ở hạng mục nhà ở, do tạp chí ArchDaily bình chọn.
  • Triển lãm Việt Nam tại Milan Expo 2015,[14]
  • Nhà trẻ Farming Kindergarten, ở Đồng Nai, Việt Nam[15]
  • Nhà cho cây (House for trees) ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.[16]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sách "Vo Trong Nghia Architects"[17]

Ghi nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2020, Nhà xuất bản Mỹ thuật Hồ Nam, Trung Quốc xuất bản cuốn sách có tựa đề "Tính thẩm mỹ trong thiết kế kiến trúc của Võ Trọng Nghĩa -Tiếp cận vô hạn tới thiên nhiên".[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nhandan Magazine
  2. ^ a b Vo Trong Nghia Architects. “Vo Trong Nghia Architects”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ a b Quân Trần (19 tháng 7 năm 2009). “Người đi tìm bí mật của gió và nước”. Báo An ninh thủ đô. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ “Võ Trọng Nghĩa và hành trình 'đi tìm thất bại' - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 9 tháng 2 năm 2016.
  5. ^ “Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa được vinh danh”. BaoQuangBinh. Truy cập 9 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ Hoàng Ly (23 tháng 6 năm 2016). “Võ Trọng Nghĩa - Kiến trúc sư xanh, sùng bái thiền và kỳ dị nhất Việt Nam”. Báo Trí thức trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2017.
  7. ^ Kênh 14
  8. ^ http://www.baoquangbinh.vn/dan-tri-nhan-luc/201403/kien-truc-su-vo-trong-nghia-duoc-vinh-danh-lanh-dao-tre-toan-cau-2113897/
  9. ^ Wallis Simmons, Jake. “World Architecture Festival 2014: Vietnamese firm wins best building award”. CNN. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  10. ^ Stott, Rory. “Vo Trong Nghia Wins ARCASIA Building of the Year”. ArchDaily. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  11. ^ “L'architecte Trong Nghia lauréat du Prix Wan 21 for 21”. Le Courrier. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  12. ^ “Vo Trong Nghia named Vietnamese Architect of the Year”. World Architecture News. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  13. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2016.
  14. ^ “Vietnam Pavilion – Milan Expo 2015 / Vo Trong Nghia Architects”. ArchDaily. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  15. ^ “Farming Kindergarten / Vo Trong Nghia Architects”. ArchDaily. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  16. ^ “House for Trees / Vo Trong Nghia Architects”. ArchDaily. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2015.
  17. ^ “Ra mắt sách của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa”. 16 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  18. ^ “Trung Quốc xuất bản sách về Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa”. Thanh niên. 22 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Sơ lược về Đế quốc Phương Đông trong Tensura
Đế quốc phương Đông (Eastern Empire), tên chính thức là Nasca Namrium Ulmeria United Eastern Empire
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Chúng ta có thể có "điểm cộng" khi thi đại học nhưng tới khi ra trường những thứ ưu tiên như vậy lại không tự nhiên mà có.
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước