Vũ Đức Sao Biển

Vũ Đức Sao Biển
SinhVõ Hợi
(1947-02-12)12 tháng 2, 1947
Quảng Nam, Quốc gia Việt Nam
Mất6 tháng 5, 2020(2020-05-06) (73 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Bút danhĐồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại
Nghề nghiệpNhạc sĩ, Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo
Giai đoạn sáng tác1968–2019
Thể loạiPhiếm luận
Tiểu phẩm trào phúng
Tình khúc 1954–1975
Tác phẩm nổi bậtKim Dung giữa đời tôi

Vũ Đức Sao Biển (12 tháng 2 năm 19476 tháng 5 năm 2020) là một nhạc sĩ, nhà văn, nhà báonhà giáo người Việt Nam. Khi viết phiếm luận, ông dùng các bút danh Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1947, tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Nguyên quán ông tại Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam.

Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm (Ban Việt – Hán) và Đại học Văn khoa (ban Triết học phương Đông). Tháng 10 năm 1970, ông tốt nghiệp rồi xuống Bạc Liêu dạy học các môn VănTriết học bậc trung học tại Trường Công lập Bạc Liêu cho đến năm 1975.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh dạy học, có một thời gian làm tại phòng Giáo dục huyện Nhà Bè. Vừa dạy, ông vừa bắt đầu cộng tác với các báo: Tuổi Trẻ Cười, Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh,... Ông là thành viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam lẫn Hội Nhà báo Việt Nam.

Mười năm sau đó, ông trở lại Bạc Liêu và sáng tác loạt ca khúc về Bạc Liêu và miền đất phương Nam. Những bài như Điệu buồn Phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long, Mẹ Cửu Long, Bài ca Vĩnh Long, Bolero trên bến Bắc Cần Thơ, Chào Cửu Long giang, Giữa lòng phương Nam, Tình ca phương Nam, Trà Vinh thương nhớ, Thương về Cà Mau, Cỏ hoa hồn du mục, Gửi về nơi cuối đất... là những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích. Giai đoạn sau thập niên 2010, một số đài truyền hình trung ương và địa phương mời ông thực hiện phim tư liệu về tác giả và tác phẩm nhạc vàng.

Ngoài sáng tác nhạc, ông còn viết báo, tiểu thuyết, tiểu phẩm trào phúng và đặc biệt là phiếm luận về truyện kiếm hiệp Kim Dung (Kim Dung giữa đời tôi).

Năm 1999, theo gợi ý của Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Văn Út, ông tiến hành phục dựng lại bài Dạ Cổ Hoài Lang đem cho nhạc sĩ Quốc Dũng hòa âm và ca sĩ Hương Lan, Hạnh Nguyên trình diễn lần đầu tiên trên sóng VTV1.[2] Năm 2013, ông lại cùng ba nhà báo Anh Đức, Liêu Phúc Minh, Tố Loan dịch tiếp bản Dạ Cổ Hoài Lang ra ba thứ tiếng Anh, PhápQuan thoại.[3][4]

Năm 2007, ông chuyển ngữ game Cửu Long Tranh Bá (9D Online) do VNG phát hành tại Việt Nam. Ông cũng tham gia viết lời bình ở phần phụ lục cho bộ truyện tranh Phong Vân và Anh hùng vô lệ.

Năm 2009, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh mời ông thỉnh giảng hai môn “Tạp văn và tiểu phẩm” và "Tường thuật chuyên ngành văn hóa – nghệ thuật" cho Khoa Báo chí – Truyền thông của trường này.

Ông qua đời vào 23 giờ 25 phút ngày 6 tháng 5 năm 2020 tại tư gia, sau hai năm chống chọi với bệnh ung thư vòm họng.[5]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ca khúc sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ảo ảnh sương khói
  • Ẩn ngữ trong hoa hồng
  • Bài ca dựng đất
  • Bài ca Vĩnh Long
  • Bài thơ hoa cúc
  • Bài thơ quê lụa
  • Bầy lá hiên nhà (thơ Xuân Kỳ)
  • Bên cầu thương nhớ
  • Bolero trên bến Bắc Cần Thơ
  • Cảm xúc Đà Nẵng
  • Chào Cửu Long giang
  • Chiều mơ
  • Chị và em
  • Chiều trên đồi
  • Cỏ hoa hồn du mục
  • Cõi tiêu dao
  • Đàn và dây
  • Đau xót lý chim quyên
  • Điệu buồn phương Nam
  • Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang
  • Đôi mắt
  • Đường về
  • Giữa lòng phương Nam
  • Gửi về nơi cuối đất
  • Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú
  • Hoa trang vườn cũ
  • Hoài niệm Trường Giang
  • Huyền thoại Ngũ Hành Sơn
  • Hương rừng
  • Khúc Nam xuân
  • Khúc tình ca bên cầu Giao Thủy
  • Lứa đôi
  • Lý vọng phu
  • Mẹ Cửu Long
  • Mẹ ơi
  • Một đi không lại (thơ Xuân Kỳ)
  • Một mình phiêu lãng
  • Mùa xuân hát trên ngọn cây tùng
  • Ngàn năm Mỹ Sơn
  • Nghiêng cả sang tôi
  • Người xưa
  • Nhớ Quảng Nam
  • O ka lơ mi
  • Phố giáng hương
  • Phượng nhớ Hoàng
  • Rung lên lục lạc vàng
  • Rượu hồng đào
  • Sáu tỷ và một
  • Sông Thu ngày ấy
  • Suy tưởng bên hồ
  • Tam Kỳ tươi đẹp
  • Tạm biệt em yêu (thơ Xuân Kỳ)
  • Tango trước biển
  • Thoáng mơ trên đồi
  • Thu, hát cho người
  • Thu Sài Gòn
  • Thương về Cà Mau
  • Tiếng quốc đêm trăng
  • Tình ca phương Nam
  • Tình ca sông Hàn
  • Tình lặng lẽ
  • Tơ vàng
  • Trà Vinh thương nhớ
  • Trả yếm cho anh
  • Trên sóng Cửu Long
  • Trở lại Bạc Liêu
  • Trở lại phố Hoài
  • Vì sao ba ngôi (thơ Xuân Kỳ)
  • Về bên cha
  • Về đây người ơi (nhạc phim Cải Ơi)
  • Về nhánh sông xưa
  • Xa phố mười năm (thơ Xuân Kỳ)
  • Xuân ca vô tận

Sách nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Một ngày cho tình yêu (in chung với Ngô Thụy Miên, Nguyễn Đức Quang, Vũ Thành An, Trần Tú) Nhà xuất bản Khai Hóa, Sài Gòn 1971
  • Thu hát cho người (Nhà xuất bản Trẻ 1998)
  • Điệu buồn phương Nam (Nhà xuất bản Trẻ 2002)
  • Vũ Đức Sao Biển – Năm mươi ca khúc tiêu biểu (Nhà xuất bản Thiên Vương 2008)
  • Thu hát cho người (80 ca khúc Nhà xuất bản Đồng Nai)
  • Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang – Trăm khúc tình ca (Nhà xuất bản Trẻ 2019)

Đĩa nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thu hát cho người (Công ty HSD 2000)
  • Hoài niệm Trường Giang (Công ty VAFACO 2003)
  • Khúc tình ca phương Nam (Công ty HSD 2002)

Sách đã xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Tác phẩm Thể loại Năm Nhà xuất bản Ghi chú
Bản báo cáo biết bay Tiểu phẩm trào phúng 1983 Nhà xuất bản Trẻ Bút danh Đồ Bì
Vạn tuế đàn ông Tiểu phẩm trào phúng 1989 Nhà xuất bản Trẻ Bút danh Đồ Bì
Vĩnh biệt thốt nốt Tiểu phẩm trào phúng 1996 Nhà xuất bản Trẻ Bút danh Đồ Bì
Thỏ thẻ cùng hoa hậu Tiểu phẩm trào phúng 1998 Nhà xuất bản Trẻ Bút danh Đồ Bì
Ba đời ham vui Tiểu phẩm trào phúng 1999 Nhà xuất bản Trẻ Bút danh Đồ Bì
Chuyện dây cà kéo ra dây bí Tiểu phẩm trào phúng 2010 Nhà xuất bản Trẻ Bút danh Đồ Bì
Xuân dược Tiểu phẩm trào phúng 2013 Nhà xuất bản Trẻ Bút danh Đồ Bì
Hoa hồng trên cát Tiểu thuyết 1989 Nhà xuất bản Đồng Nai
Ảo ảnh sương khói Tiểu thuyết 1991 Nhà xuất bản Long An
Kiếm hoàng hoa Tiểu thuyết 1995 Nhà xuất bản Long An
Sông lạc đường về Tiểu thuyết 2012 Nhà xuất bản Trẻ
Kiều Phong – Khát vọng của tự do Biên khảo 1996 Nhà xuất bản Trẻ Kim Dung giữa đời tôi – Quyển Thượng
Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân Biên khảo 1997 Nhà xuất bản Trẻ Kim Dung giữa đời tôi – Quyển Trung
Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo Biên khảo 1999 Nhà xuất bản Trẻ Kim Dung giữa đời tôi – Quyển Hạ
Thanh kiếm và cây đàn Biên khảo 2000 Nhà xuất bản Trẻ Kim Dung giữa đời tôi – Quyển Kết
Nhân vật Kim Dung nhìn qua lăng kính pháp luật Biên khảo 2002 Nhà xuất bản Trẻ
Những vụ án kinh điển trong tiểu thuyết Kim Dung Biên khảo 2003 Nhà xuất bản Trẻ
Lắng nghe giai điệu Bolero Biên khảo 2019 Nhà xuất bản Trẻ
Người mang số Q1 2629 Phóng sự 1999 Nhà xuất bản Trẻ
Đi tìm sự thật Phóng sự 2000 Nhà xuất bản Trẻ
Đối thoại với bản án tử hình Phóng sự 2001 Nhà xuất bản Trẻ
Ngôn ngữ từ những phiến cẩm thạch Bút ký 1998 Nhà xuất bản Trẻ
35 năm chuyện trò cùng chữ nghĩa Bút ký 2003 Nhà xuất bản Trẻ
Úi chao, 60 năm Hồi ký 2007 Nhà xuất bản Trẻ
Tiếu ngạo giang hồ (8 tập) Dịch 2001 Nhà xuất bản Trẻ Dịch chung Lê Thị Anh Đào, Trần Hải Linh
Hai tuồng hát bội Truyện ngắn 2010 Nhà xuất bản Trẻ
Thâm sơn kỳ cục án Truyện ngắn 2011 Nhà xuất bản Trẻ
Quảng Nam hay cãi Tạp văn 2010 Nhà xuất bản Trẻ
Án lạ phương Nam Bút ký 2011 Nhà xuất bản Trẻ
Phía sau mặt báo Bút ký 2011 Nhà xuất bản Trẻ
Dài & To Tiểu luận 2011 Nhà xuất bản Trẻ
Hướng đến Chân Thiện Mỹ
Triết lý dành cho tuổi thanh niên
Kỹ năng sống 2011 Nhà xuất bản Trẻ
Đối thoại với tuổi đôi mươi Tản văn 2016 Nhà xuất bản Trẻ
Ơi, cái tuổi trăng tròn Kỹ năng sống 2018 Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ
Lắng nghe giai điệu Boléro Biên khảo 2019 Nhà xuất bản Trẻ
Phượng ca Hồi ký 2019 Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ
Miền Nam sống đẹp Tản văn 2019 Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ
Quê nhà yêu dấu Truyện và ký 2020 Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trần Hiếu (ngày 21 tháng 11 năm 2007). “Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nặng tình với đất Bạc Liêu”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ Vũ Đức Sao Biển (ngày 16 tháng 1 năm 2019). “100 năm”. Bạc Liêu. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ Cẩm Thúy (ngày 24 tháng 11 năm 2017). “Thầy giáo/Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nhớ xứ Bạc Liêu”. Bạc Liêu. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ Cẩm Thúy (ngày 22 tháng 12 năm 2017). “Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển với tâm huyết "quốc tế hóa" bản Dạ cổ hoài lang”. Bạc Liêu. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ Quỳnh Trang (ngày 7 tháng 5 năm 2020). “Vĩnh biệt nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Đây là lần đầu tiên mình quảng bá một sản phẩm công nghệ trên Product Hunt.
Haibara Ai -
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa của một bộ phận fan và non-fan Thám tử lừng danh Conan.
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao: Dạ Xoa cuối cùng - Genshin Impact
Xiao là của một linh hồn tội lỗi đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ